Bệnh viện quá tải, Đức chuyển bệnh nhân Covid-19 sang nước khác điều trị
Các bệnh viện tại Đức đang rơi vào tình trạng quá tải nghiêm trọng, buộc phải chuyển bệnh nhân sang các nước lân cận để điều trị.
Các bệnh viện ở Đức đang đối mặt với tình trạng quá tải do làn sóng Covid-19 mới (Ảnh: DPA).
Trong bối cảnh các giường điều trị tích cực chật kín bệnh nhân và thiếu nhân viên y tế, một bệnh viện ở Freising, bang Bavaria đã đưa ra quyết định chưa từng có là chuyển một bệnh nhân mắc Covid-19 đến miền bắc Italy để điều trị.
Trong 18 tháng qua khi đại dịch bùng phát, Đức đã nhiều lần tiếp nhận bệnh nhân từ các nước láng giềng khi các bệnh viện ở những nơi đó hết chỗ.
Tuy nhiên, làn sóng Covid-19 thứ tư với mức độ bùng phát nghiêm trọng đã khiến số ca mắc Covid-19 tăng cao kỷ lục tại Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Các bệnh viện ở khắp nước Đức rơi vào tình trạng quá tải, buộc các nhà chức trách Đức phải tìm đến những cơ sở y tế khác trong Liên minh châu Âu (EU) để được giúp đỡ.
Mặc dù số lượng bệnh nhân cần điều trị trong phòng điều trị tích cực vẫn ở dưới mức đỉnh điểm so với một năm trước, nhưng do tình trạng thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng tại các bệnh viện trong thời gian qua, nên khả năng ứng phó với đại dịch của ngành y tế Đức bị cản trở đáng kể.
“Tuần trước, chúng tôi phải chuyển một bệnh nhân bằng trực thăng đến Merano, Italy. Chúng tôi không còn khả năng tiếp nhận bệnh nhân và các bệnh viện lân cận của bang Bayern cũng đã kín chỗ”, Thomas Marx, quan chức y tế tại bệnh viện ở Freising, một thị trấn có 50.000 dân, cho biết.
Bệnh viện này cũng phải đưa một bệnh nhân khác đến thành phố Regensburg vào cuối tuần qua.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã làm hết khả năng của mình, đó là lý do chúng tôi phải dùng đến những cách này”, ông Marx cho biết.
Bệnh viện của Marx hiện xử lý 13 ca điều trị tích cực, nhiều hơn 3 ca so với khả năng của cơ sở này. Trong số này có 5 người là bệnh nhân mắc Covid-19, tất cả đều chưa tiêm vaccine.
Khi tỷ lệ tiêm chủng tại Đức đang chững lại ở mức dưới 70% trong những tuần gần đây, giới chức y tế đang nỗ lực để có thể thúc đẩy nhiều người đi tiêm vaccine hơn nhằm ngăn số ca nhiễm tăng lên.
Thủ tướng Angela Merkel ngày 17/11 kêu gọi những người chưa tiêm vaccine đi tiêm chủng, cho rằng “khi đủ số người được tiêm chủng, đó là cách thoát khỏi đại dịch”.
“Làn sóng Covid-19 thứ tư đang tấn công tổng lực vào đất nước chúng ta. Số ca nhiễm trong ngày hiện ở mức cao nhất từ trước đến nay, số ca tử vong cũng đáng sợ. Bây giờ vẫn chưa quá muộn để quyết định tiêm vaccine mũi đầu tiên”, bà Merkel nói.
Trong một nỗ lực để tăng tỷ lệ tiêm chủng, quốc hội Đức đã sẵn sàng bỏ phiếu thông qua các quy định mới để áp đặt thêm các biện pháp hạn chế đối với những người chưa được tiêm chủng. Theo đó, những người chưa tiêm vaccine sẽ phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính để có thể sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đến văn phòng.
Đức đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 được cho là nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Số ca Covid-19 mới ở nước này liên tiếp lập kỷ lục.
Theo số liệu của Bộ Y tế Đức, trong ngày 17/11, Đức ghi nhận kỷ lục gần 53.000 ca mắc mới và 294 ca tử vong. Tính đến thời điểm hiện tại, Đức đã có tổng cộng 5,1 triệu ca nhiễm và gần 100.000 ca tử vong do Covid-19.
Khoảng 68% dân số Đức đã được tiêm chủng đủ hai liều vaccine Covid-19. Tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ trung bình ở các quốc gia Tây Âu, do một bộ phận người dân tại đây vẫn chần chừ tiêm chủng. Chỉ khoảng 5% dân số Đức đã tiêm vaccine Covid-19 mũi tăng cường.
Thế giới đã ghi nhận trên 253,4 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h00 ngày 13/11, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 253.401.198 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 5.108.096 ca tử vong.
Số ca đã bình phục là 229.185.490 ca, tuy nhiên hiện còn 77.261 ca trong tình trạng nguy kịch.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất với trên 47,8 triệu ca nhiễm và 782.933 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm nhiều thứ hai, hiện là trên 34,4 triệu ca, trong khi đó Brazil ghi nhận số ca tử vong cao thứ hai thế giới với 610.935 ca.
Châu Á là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất, hiện là 80.570.940 ca, đứng thứ hai là châu Âu với 67.830.148 ca. Con số này ở khu vực Bắc Mỹ là trên 57,3 triệu ca và Nam Mỹ là trên 38,6 triệu ca. Xét về số ca tử vong, châu Âu đứng đầu với 1.349.463 ca, tiếp theo là châu Á với 1.189.388 ca, Nam Mỹ là 1.175.233 ca và Bắc Mỹ là 1.169.118 ca. Châu Phi và châu Đại Dương ít bị ảnh hưởng hơn. Châu Phi hiện ghi nhận trên 8,6 triệu ca nhiễm và trên 220.000 ca tử vong. Các con số lần lượt ở châu Đại Dương là 333.995 ca nhiễm và 3.920 ca tử vong.
Châu Âu đang một lần nữa trở thành tâm dịch COVID-19, khiến nhiều chính phủ phải cân nhắc tái áp đặt các biện pháp phong tỏa gây tranh cãi trước Giáng sinh. Hiện Anh và Nga có nhiều ca nhiễm nhất, lần lượt là trên 9,4 triệu ca và trên 9 triệu ca. Ngày 13/11, Nga ghi nhận thêm 1.241 ca tử vong trong một ngày, mức cao nhất kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19. Ngoài ra, số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua ở nước này là 39.256 ca.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Magdeburg, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Đức, tỷ lệ lây nhiễm hằng tuần tại Đức đã tăng lên mức cao nhất kể từ khi bùng phát dịch, khiến Thủ tướng Angela Merkel ngày 13/11 kêu gọi những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 hãy cân nhắc lại quyết định về việc này. Chính phủ liên bang và lãnh đạo của 16 bang trên toàn nước Đức sẽ nhóm họp vào tuần tới để thảo luận các biện pháp siết chặt phòng dịch dù 3 đảng đang tham gia đàm phán thành lập chính phủ đã nhất trí duy trì tình trạng khẩn cấp từ đầu dịch đến ngày 25/12 theo đúng kế hoạch.
Tại Hà Lan, Thủ tướng Mark Rutte đã tuyên bố siết chặt các quy định phòng chống dịch trong 3 tuần, đối với bệnh viện, các cửa hàng, thể thao nhằm ngăn chặn một đợt lây nhiễm kỷ lục. Ông Rutte nhấn mạnh "một đòn đánh mạnh trong một vài tuần tới, do virus SARS-CoV-2 ở khắp mọi nơi, trên khắp đất nước, trong mọi lĩnh vực, mọi độ tuổi.
Tại châu Á, dịch COVID-19 đang lây lan mạnh ở Trung Quốc, khi đợt bùng phát mới nhất đã lan ra 21 vùng cấp tỉnh. Người phát ngôn Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) Mễ Phong cho biết, Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao gấp đôi khi nhiệt độ xuống thấp trong mùa đông.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Trong khi đó, tại Hàn Quốc, ngày 13/11, số ca nhiễm mới tiếp tục ở mức trên 2.000 ca trong ngày thứ 4 liên tiếp trong khi số ca bệnh nặng đã lên tới mức cao chưa từng thấy kể từ khi bùng phát dịch. Cơ quan Phòng và kiểm soát dịch bệnh (KDCA) đã ghi nhận 2.325 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 393.042 ca. Số ca nhiễm mới theo ngày luôn ở mức 4 con số kể từ ngày 7/7, trong đó cao nhất là 3.272 ca ghi nhận ngày 25/9. Nước này cũng ghi nhận 32 ca tử vong mới, mức cao nhất kể từ làn sóng lây nhiễm thứ tư bắt đầu vào tháng 7, nâng tổng số ca tử vong trên cả nước lên 3.083 ca. Tỷ lệ tử vong là 0,78%.
Số ca nguy kịch cũng lên mức cao chưa từng thấy ở Hàn Quốc là 485 ca sau khi lần đầu tiên vượt ngưỡng 400 ca vào ngày 6/11 kể từ giữa tháng 8. Đáng chú ý, khoảng một nửa số ca nhiễm mới trên cả nước trong 2 tuần qua là những người đã tiêm vaccine. Trong khi đó, ngày càng có nhiều lo ngại về nguy cơ số ca nhiễm theo ngày và số ca nặng gia tăng khi Hàn Quốc bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch trong tháng này, bước đầu tiên trong lịch trình "sống chung với COVID-19" gồm 3 giai đoạn nhằm từng bước trở lại bình thường mới.
Cùng ngày, Bộ Y tế Lào bắt đầu cho phép người mắc COVID-19 thể nhẹ được tự cách ly và điều trị tại nhà. Đây là một trong những biện pháp nhằm giảm tình trạng quá tải tại các trung tâm y tế, đồng thời dành giường điều trị cho các ca bệnh nặng. Theo quy định mới, những ca mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng được cách ly điều trị tại nhà phải đáp ứng các điều kiện như: người đã tiêm đủ vaccine; độ bão hòa oxy trong máu (SP02) trên 95%, nhịp thở dưới 25/phút, không bị khó thở; người có các triệu chứng nhẹ như đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; người dưới 60 tuổi không có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, phổi mạn tính, ung thư, tim mạch vành, suy thận... và người không mang thai. Người mắc COVID-19 tự điều trị tại nhà được yêu cầu cách ly hoàn toàn với người thân trong 14 ngày. Trong khi đó, người vừa phục hồi COVID-19 khi cách ly tại nhà cần phải có ít nhất một người thân trong gia đình đủ sức khoẻ để chăm sóc người bệnh. Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào là 53.207 ca, trong đó có 96 người tử vong.
Tại Campuchia, Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen đã cho phép tất cả các sự kiện, bao gồm cả đám cưới và lễ hội tôn giáo, được tổ chức không giới hạn về số người tham gia. Tuy nhiên, karaoke và câu lạc bộ đêm vẫn phải ngừng hoạt động cho đến sau ngày 30/11/2021. Thông điệp của Thủ tướng Hun Sen được cụ thể hóa trong thông tư mới nhất của Bộ Y tế Campuchia về việc tăng cường các biện pháp y tế khi tổ chức sự kiện các công tác xã hội tại nước này, trong đó có yêu cầu sự kiện được tổ chức tại địa điểm thoáng khí, được khử khuẩn, tránh nơi chật hẹp và không gian kín, ghế ngồi hoặc đứng cách nhau 1,5 mét, khách tham gia phải đeo khẩu trang, sẵn sàng thẻ tiêm phòng, kiểm tra nhiệt độ cơ thể và rửa tay diệt khuẩn trước khi vào sự kiện.
Một phụ nữ được tiêm vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 tại Moscow, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Liên quan đến vaccine, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đang tiếp tục tiến trình xem xét, đánh giá để cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V do Nga sản xuất, sau một thời gian bị đình trệ. Sputnik V là vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới được Nga phê duyệt từ tháng 8/2020, đạt hiệu quả hơn 91% và hiện được sử dụng ở trên 70 quốc gia trên toàn cầu. Hiện WHO đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho 6 loại vaccine ngừa COVID-19, gồm vaccine của công ty Bharat Biotech (Ấn Độ), hãng Pfizer/BioNTech (Mỹ - Đức), Moderna (Mỹ), AstraZeneca (Anh), Johnson & Johnson (Mỹ) và Sinopharm (Trung Quốc).
Bộ trưởng Y tế Đức cảnh báo tình hình nghiêm trọng Ngày 12/11, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cảnh báo tình hình dịch bệnh tại nước này hiện đang nghiêm trọng và khuyến cáo người dân không nên chủ quan. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Magdeburg, Đức, ngày 28/4/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn lời Bộ trưởng Jens Spahn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố chính thức đóng cửa USAID

Mỹ thúc đẩy kiểm soát Greenland để đối phó Nga và Trung Quốc

Somalia sẵn sàng trao cho Mỹ quyền kiểm soát căn cứ không quân, cảng biển?

Tổng thống Ukraine ra điều kiện ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Tỉ phú Elon Musk 'mua' mạng xã hội X thêm lần nữa

"Làng đại gia" ẩn trong núi sâu: Dân ở biệt thự, con cái đi học không mất tiền

Mỹ đẩy mạnh tinh giản, căng thẳng vụ lộ mật chưa dứt

Kinh tế châu Á giữa sóng gió vì thuế của Mỹ

Chờ đột phá cứu vãn lệnh ngừng bắn Gaza

Tập đoàn tỉ phú Lý Gia Thành 'quay xe' vụ bán cảng kênh đào Panama?

Cháy rừng lớn nhất lịch sử Hàn Quốc: điều tra một người tảo mộ

Giải mật 'cú sốc' sau khi cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành qua đời
Có thể bạn quan tâm

Chuyển Cơ quan điều tra vụ Trường quốc tế Mỹ bị "vỡ nợ" sau khi đã huy động vài nghìn tỷ đồng
Pháp luật
3 giờ trước
Động đất 7,7 độ có sức phá hủy như thế nào?
Tin nổi bật
3 giờ trước
Sang tháng 4, có 4 con giáp may mắn vượt bậc, thu hút tài lộc, dễ "hái" ra tiền còn dễ gặp quý nhân
Trắc nghiệm
5 giờ trước
Stranger Things, One Piece và những bộ phim "tốn kém" nhất trên Netflix
Hậu trường phim
5 giờ trước
Visual của "ông hoàng" G-Dragon làm MXH náo loạn, khẳng định ngôi vương bằng vương miện bạc tỷ!
Nhạc quốc tế
5 giờ trước
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025
Phim châu á
5 giờ trước
'Lưỡi hái tử thần: Huyết thống': Tử thần đã quay trở lại, hứa hẹn gieo rắc nỗi khiếp sợ mới vào mùa hè này
Phim âu mỹ
5 giờ trước
Phía "nữ ca sĩ Hàn Quốc" bị ViruSs từ chối không cho lên livestream nói gì sau ồn ào tối qua?
Sao việt
6 giờ trước
Chương trinh truyền hình thực tế Hàn Quốc bị hủy bỏ vì bóc lột trẻ em
Tv show
6 giờ trước
3 nữ ca sĩ nổi tiếng quê Nam Định là ai?
Nhạc việt
7 giờ trước