Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: 40 năm xây dựng và phát triển
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã khẳng định vị thế quan trọng của mình trong công tác điều trị, khám chữa bệnh sản, phụ khoa.
Mỗi chặng đường đi qua đều là những mốc son quan trọng ghi dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của Bệnh viện, xứng tầm khu vực và quốc tế.
Khi đến với Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội người dân được hưởng dịch vụ khép kín bắt đầu từ sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, sàng lọc các bệnh di truyền, tiêm phòng vắc xin, chăm sóc thai phụ trong suốt quá trình mang thai.
Khu khám bệnh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Video đang HOT
Tự hào là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn quốc trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác khám chữa bệnh. Năm 2019 là mốc son đánh dấu sự kiện bệnh viện công đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công kỹ thuật phẫu thuật can thiệp bào thai cho thai phụ có song thai mắc hội chứng truyền máu và và hội chứng dải xơ buồng ối. Kỹ thuật này được đánh giá là kỹ thuật cao nhất trong lĩnh vực Sản Phụ khoa trên thế giới hiện nay. Tính đến tháng 8/2020, Bệnh viện đã phẫu thuật can thiệp bào thai cho trên 60 ca. Tiếp nối thành công, gần đây nhất, tháng 8/2020, nhờ ứng dụng kỹ thuật truyền ối, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tiếp tục giữ được thai nhi thêm năm tuần (từ tuần 24 đến tuần thai thứ 31) trong bụng mẹ và đón bé chào đời an toàn dù sản phụ được chẩn đoán vỡ tử cung và cạn ối. Vỡ tử cung mà vẫn giữ được thai là trường hợp rất hiếm gặp và chưa được ghi nhận trong y văn thế giới. Bệnh viện đã được lãnh đạo Sở Y tế và TP ghi nhận và khen thưởng đột xuất cho ê kíp trực tiếp tham gia điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
Bên cạnh đó, Bệnh viện vẫn tiếp tục triển khai mạnh mẽ các kỹ thuật mũi nhọn, nổi bật là các kỹ thuật sàng lọc trước sinh và sơ sinh với sàng lọc trên 50 chỉ số rối loạn chuyển hóa, sàng lọc tim bẩm sinh, đo thính lực… Hàng năm, Bệnh viện đã thực hiện trên 30.000 ca sàng lọc, hội chẩn điều trị sớm trẻ sơ sinh, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng dân số Việt Nam. Tháng 9 năm 2020, thực hiện chủ trương của ngành y tế, Trung tâm Khám chữa bệnh từ xa tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã chính thức đi vào hoạt động và bắt đầu thực hiện hội chẩn những ca bệnh từ tuyến dưới. Điều này đã thực sự mang lại hiệu quả to lớn đối với bệnh viện trong công tác chỉ đạo tuyến và chuyển giao kỹ thuật chuyên môn sản phụ khoa cho 25 bệnh viện, 4 nhà hộ sinh, 30 trung tâm y tế tuyến quận huyện TP Hà Nội và 5 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc.
Bệnh viện là cơ sở đào tạo thực hành mẫu mực cho học sinh, sinh viên các trường Y, Dược, các bác sĩ chuyên khoa cần nâng cao tay nghề ở khu vực phía Bắc. Song song với đào tạo là nghiên cứu khoa học, hàng năm có hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học quốc tế, cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp TP và nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín, có những ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng điều trị, thay đổi thái độ lâm sàng, phục vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho Nhân dân.
Với phương châm “Trao nhận niềm tin, khơi thêm nguồn hạnh phúc”, với mong muốn phấn đấu trở thành một bệnh viện công đầu tiên đạt các tiêu chuẩn quốc tế, vì thế tất cả mọi cán bộ, công nhân viên Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đều phấn đấu vì một mái nhà chung – “Ngôi nhà Phụ Sản Hà Nội”, vì một khát khao chung là giúp cho người dân Việt Nam được chăm sóc sức khoẻ sinh sản tốt nhất, hài lòng nhất. Ghi nhận những nỗ lực phấn đấu của Bệnh viện trong giai đoạn 10 năm vừa qua, từ 2010 đến năm 2020, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã vinh dự đón nhận nhiều danh hiệu cao quý của Nhà nước và các cấp. Năm 2020, với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”.
Sớm tạo bứt phá để làm tốt vai trò dẫn dắt, kết nối
Tại hội nghị Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiệm vụ năm 2021, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, Chính phủ, chính quyền các địa phương và toàn hệ thống chính trị cần chủ động, tích cực quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện thật tốt, ngay từ đầu năm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ bằng những chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, phù hợp thực tế, có tính khả thi cao, với tinh thần chung là phải chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo hơn, đạt kết quả tổng thể cao hơn các năm trước và nhiệm kỳ trước.
Chung sức cùng cả nước thực hiện hiệu quả các mục tiêu mà Trung ương đã đề ra trong năm 2021, cũng như thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn nữa, sớm tạo ra xung lực mới, để đóng vai trò "đầu tàu" tăng trưởng, có nhiệm vụ dẫn dắt, kết nối các tỉnh trong khu vực theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021, trong đó đề ra mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2021 ở mức từ 11% trở lên. Đây là con số thể hiện quyết tâm của tỉnh nhằm góp phần cùng cả nước vượt qua khó khăn, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu trong năm đầu tiên của thập kỷ mới.
Trong bối cảnh nhiều địa phương tăng trưởng âm, một số địa phương tăng trưởng mức dưới 5%, thì tăng trưởng GRDP năm 2020 của Thanh Hóa ở mức 6,08% không chỉ khẳng định thứ hạng vượt trội, mà còn là minh chứng cho cách làm giàu sáng tạo của tỉnh. Con số này cũng có thể xem là nhân tố truyền cảm hứng cho một số địa phương để vượt lên cản lực do ngoại cảnh bất lợi tác động.
Để duy trì đà tăng trưởng, tiếp tục cải thiện các chỉ số đánh giá, cạnh tranh của tỉnh cần có một cơ chế "kích hoạt" sự năng động của các ngành, địa phương, cơ quan trong tỉnh, trong đó sự quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu đóng vai trò rất quan trọng.
Người đứng đầu cần tận dụng lợi thế của ngành, địa phương mình phụ trách, chủ động bố trí nguồn lực, triển khai kịp thời, phù hợp các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Quyết liệt, linh hoạt, nhất là trong giải quyết những công việc phức tạp, công việc mới, từ đó tạo chuyển biến rõ nét về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Đặc biệt, các cấp chính quyền và các ngành tập trung thực hiện tốt một số nội dung mà Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra, đó là xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản, cơ chế, chính sách để thể chế hóa Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Xây dựng cơ chế, chính sách có tính chất đột phá, nhất là cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút đầu tư, phát triển các ngành, lĩnh vực tỉnh có lợi thế. Hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư, quyết liệt giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án đã có quyết định, chủ trương đầu tư.
Cũng tại hội nghị Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiệm vụ năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gợi mở nhiều vấn đề với tinh thần tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội.
Hòa vào dòng chảy hành động đó, mỗi cấp, ngành cần linh hoạt, căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 mà HĐND tỉnh đã quyết nghị, cụ thể thành các chương trình hành động, tổ chức bài bản, tạo ra sự bứt phá, để Thanh Hóa sớm trở thành cực tăng trưởng mới, "đầu tàu" dẫn dắt, kết nối khu vực.
Khai mạc triển lãm ảnh "Quận Tây Hồ - 25 năm xây dựng và phát triển" Ngày 23/12, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin & Thể thao quận Tây Hồ (cơ sở 2, số 691 đường Lạc Long Quân) UBND quận Tây Hồ tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề "Quận Tây Hồ - 25 năm xây dựng và phát triển". Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm. Theo lãnh đạo quận Tây Hồ,...