Bệnh viện ở Hà Nội đề phòng lây nhiễm COVID-19 thế nào?
Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 đã có công điện hoả tốc yêu cầu các cơ sở y tế khẩn trương đẩy mạnh các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19.
Các bệnh viện Hà Nội đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, rà soát, hoàn thiện quy trình khám, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch
Theo đó các bệnh viện ở Hà Nội đã chuẩn bị biện pháp phòng va kiểm soát lây nhiễm COVID-19 tại các điểm khám chữa bệnh.
Hầu hết các bệnh nhân và người nhà ra vào bệnh viện Bạch Mai-Hà Nội đều được kiểm tra nhiệt độ và dán tiker nhận diện người ra vào bệnh viện
Tại các cửa ra vào phòng khám của khoa đều có nhân viên đo nhiệt độ và máy sát khuẩn tay tự động
Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 đã có công điện hoả tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố; Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và trực thuộc trường đại học; Y tế các Bộ, ngành đề nghị khẩn trương đẩy mạnh các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Video đang HOT
Tại bệnh viện Thể thao Việt Nam người nhà bệnh nhân trước khi vào bệnh viện đều phải khai báo dịch tễ
Anh Trần Chiến Bình ở Hoàn Kiếm-Hà Nội cho biết:” Tôi đưa em gái vào bệnh viện mổ chân ,trước khi vào cổng cũng được các điều dưỡng bắt khai báo y tế có đi từ vùng dịch về hay không? tôi thấy việc khai báo như thế này cũng đỡ được phần nào đẩy lùi được dịch COVID-19 đang diễn ra ở Đà Nẵng mấy ngày nay”
Tại cổng bệnh viện Việt Pháp người ra vào cũng được các nhân viên y tế giám sát đo thân nhiệt
Tại bệnh viện Thanh Nhàn khu vực cách ly được bố trí riêng biệt để cho bệnh nhân nào nghi ngờ đến khám và khai báo y tế
Tại khoa khám bệnh của bệnh viện cũng được trang bị máy đo thân nhiệt và nước rửa tay khử khuẩn
Khu nhà C4 bệnh viện Việt Đức bảng thông tin được đặt trước khi bệnh nhân vào phòng đăng ký khám bệnh
Ban Chỉ đạo Quốc gia yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường các biện pháp sàng lọc, chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 đối với người bệnh, nhân viên y tế có biểu hiện nghi ngờ, kể cả trường hợp có tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng để phát hiện sớm ca bệnh, cách ly kịp thời
Cổng bệnh viện Phụ sản Trung Ương bảng biển thông báo được đặt bên ngoài và người nhà bệnh nhân phải đi qua cổng kiểm tra thân nhiệt và rửa tay khử khuẩn
Trước diễn biến rất phức tạp, nguy hiểm của dịch COVID-19, đặc biệt tại TP Đà Nẵng, nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng, Ban chỉ đạo Quốc gia điện UBND các tỉnh, thành phố, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc bệnh viện, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan nghiêm túc thực hiện ngay các việc trên.
Tại công điện hoả tốc số 1158/CĐ-BCĐQG , Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch cho biết, sau 99 ngày không có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, từ ngày 23/7/2020 đến nay các bệnh viện đã phát hiện nhiều ca bệnh COVID-19 mới, trong đó có nhân viên y tế và tất cả đều chưa xác định được nguồn lây.
“ Bước đầu cho thấy 15 ca mắc này có liên quan đến 3 bệnh viện gồm: Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng. Hiện tại có thể chắc chắn có sự lây nhiễm trong bệnh viện”- PGS.TS Trần Đắc Phu nói.
Khám, chữa bệnh tại TP.HCM thay đổi ra sao?
Ngày 1.4, Sở Y tế TP.HCM có chỉ đạo khẩn đối với các bệnh viện (BV), phòng khám đa khoa trên địa bàn TP, theo đó đến nhà khám chữa bệnh (KCB), phát thuốc cho người trên 60 tuổi.
Người cao tuổi không cần phải đến bệnh viện trong thời điểm này khám chữa bệnh (trừ cấp cứu) - Ảnh: Duy Tính
Việc này nhằm hạn chế người trên 60 tuổi ra đường, hạn chế tập trung đông người.
Theo PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế, đối với người cao tuổi mắc bệnh lý thông thường, không cần nhập viện để điều trị, Sở Y tế chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị phân công bác sĩ, điều dưỡng đến KCB tại nhà cho họ... Về hình thức cấp phát thuốc sau khi KCB, nhân viên y tế giao thuốc tại nhà cho người bệnh. Tuy nhiên, người nhà người bệnh có thể đến nhận thuốc tại đơn vị.
Mặt khác, các BV chủ động phối hợp các trạm y tế xã phường nơi người bệnh cư trú để có kế hoạch điều chuyển người bệnh có bệnh lý mãn tính ổn định về trạm y tế để được tiếp tục theo dõi và điều trị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh và giảm tải cho BV.
Đáp ứng nhu cầu xe cấp cứu
Liên quan đến việc cấm các xe vận tải hành khách, các xe taxi truyền thống và công nghệ hoạt động có gây khó khăn cho người dân đi khám bệnh, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng, người phát ngôn Sở Y tế TP.HCM cho biết việc cấm các phương tiện trên là nhằm hạn chế việc đi du lịch, đi việc riêng nhằm đáp ứng chỉ đạo trong Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Còn xe quân đội, xe cấp cứu, xe y tế vẫn hoạt động. Do vậy, khi người dân có nhu cầu cấp cứu thì gọi cấp cứu 115 để được hỗ trợ. Hiện nay Trung tâm cấp cứu 115 có 32 trạm vệ tinh phủ khắp 24 quận, huyện để điều phối. Mặt khác, khi cần cấp cứu, người dân có thể gọi đến các đơn vị y tế trên địa bàn cư ngụ để được hỗ trợ. Đến hôm nay, ngành y tế chưa nghe than phiền về việc cấp cứu.
"Với người dân đi khám bệnh như người cao tuổi, mãn tính đã được ngành y tế phục vụ như nói trên. Những đối tượng khác mắc các bệnh thông thường, thì chỉ nên đến cơ sở y tế địa phương, trạm y tế cũng có thể đáp ứng được, không lý gì phải đi xa lên trung tâm TP", bác sĩ Mai nói.
Giải pháp cho bệnh nhân tái khám
Hầu hết các bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM đều đã có kế hoạch và giải pháp cho bệnh nhân (BN) có lịch hẹn tái khám.
TS-BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc BV Ung bướu TP.HCM cho hay, từ trước khi có quyết định cấm xe vận tải hành khách vào TP.HCM, BV đã chủ động kéo dài thời gian hẹn tái khám BN để tránh tập trung đông phòng ngừa Covid-19. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số BN đến hẹn tái khám.
BN tái khám có điều kiện thì đến BV khám bình thường, còn nếu không đến được thì BV đã thực hiện tư vấn qua điện thoại để BN đến BV địa phương điều trị nếu cần thiết. BV sẽ scan giấy tờ, cả giấy xuất viện để BN điều trị tại BV địa phương, hưởng bảo hiểm y tế.
Còn nếu BN chờ được (bệnh không nặng) thì chờ cho đến khi hết thời hạn cấm xe vận tải hành khách. Ngoài ra, BV đang phối hợp nhà mạng để làm những đầu số cho các khoa, BN cần tư vấn thì gọi trực tiếp vào số tư vấn của từng khoa. BV cũng sẽ phối hợp với các BV địa phương để điều trị cho BN.
Duy Tính
8 ngày sau hồi phục, bệnh nhân COVID-19 vẫn có thể mang virus Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế vừa cho biết, dù đã hết các triệu chứng được cho là khỏi bệnh nhưng bệnh nhân vẫn có thể truyền nhiễm virus corona chủng mới khoảng từ 1 đến 8 ngày sau đó. Các nhà khoa học vừa đưa ra cảnh báo về việc các bệnh nhân COVID-19 vẫn có thể có virus dù...