Bệnh viện ở Dải Gaza nổ khiến hàng trăm người chết; Hezbollah nói về ngày thứ Tư ‘thịnh nộ’
Trong bối cảnh xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas đang leo thang căng thẳng, một vụ nổ lớn tại Bệnh viện Ahli Arab ở Dải Gaza đã khiến ít nhất 200 người thiệt mạng.
Ngay sau đó lực lượng vũ trang Hezbollah đã ra tuyên bố về ngày thứ Tư ‘thịnh nộ’.
Vụ nổ ở Bệnh viện Ahli Arab ở trung tâm Gaza. Ảnh: Z (Twitter trước đây)
Theo thông báo của cơ quan y tế chính quyền Hamas ở Dải Gaza đêm 17/10 (giờ địa phương), một vụ nổ lớn đã xảy ra tại Bệnh viện Ahli Arab ở trung tâm thành phố Gaza.
Đây nơi tiếp nhận hàng trăm người bị ốm và bị thương, đồng thời là địa điểm trú ẩn của hàng nghìn dân thường bị mất nhà cửa do những cuộc tấn công liên tục từ phía Israel.
Vụ nổ đã khiến ít nhất 200 người thiệt mạng. Trong khi đó, một số nguồn tin khác cho rằng đã có tới 500 nạn nhân tử vong trong vụ việc này.
Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas đã tuyên bố 3 ngày quốc tang để tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng trong vụ nổ ở Bệnh viện Ahli Arab.
Vụ nổ xảy ra đúng vào thời điểm Hamas đang phóng hàng loạt rocket và tên lửa vào miền Trung Israel, trong đó có nhiều quả đã bay đến tận thành phố Tel Aviv.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vụ nổ là do bị Israel không kích, ném bom hay do chính tên lửa của Hamas rơi ở Dải Gaza.
Hamas đã cáo buộc Israel gây ra vụ tấn công. Phong trào Hezbollah ở Liban (Lebanon) cũng đổ lỗi cho Israel về cái mà họ gọi là “vụ thảm sát”, “tội ác tàn bạo”, đồng thời kêu gọi “Hãy để ngày mai, thứ Tư, là ngày thịnh nộ chống lại kẻ thù”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF, quân đội Israel) nói rằng bệnh viện là nơi nhạy cảm, không phải mục tiêu của IDF và vụ nổ ở Bệnh viện Ahli Arab là do một vụ phóng tên lửa thất bại của nhóm Thánh chiến Hồi giáo Palestine.
Bộ Ngoại giao Israel khẳng định chắc chắn rằng “IDF không tiến hành bất kỳ hoạt động nào trong khu vực vào thời điểm bị ảnh hưởng”.
Về phần mình, báo chí Israel, trong đó có tờ The Times of Israel ngày 18/10 đã đăng tải một loạt đoạn video từ camera giám sát, của hãng tin Al Jazeera… về một vụ nổ bên trong lãnh thổ Palestine gây ra bởi một vụ phóng tên lửa thất bại để minh chứng cho nhận định của IDF.
Tuy nhiên, theo The Times of Israel, mặc dù IDF phủ nhận, nhưng các nước như Saudi Arabia, UAE và Bahrain cùng với Ai Cập, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ lỗi cho Israel về vụ nổ ở Bệnh viện Ahli Arab tại Thành phố Gaza.
Lối thoát nào cho cuộc chiến Hamas-Israel?
Sau gần một tuần bùng phát cuộc chiến, Israel vẫn liên tục ném bom oanh tạc Dải Gaza. Các con số thương vong và tổn thất do giao tranh không thể kể hết.
Đã có nhiều tiếng nói kêu gọi cứu trợ nhân đạo, cùng lời kêu gọi hòa giải từ cộng đồng và khối Arab. Nguy cơ chiến tranh lan rộng đang hiện hữu trong khi chưa có giải pháp nào được đưa ra để chấm dứt chiến tranh.
Cuộc chiến chưa thấy lối thoát
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã công bố việc thành lập chính phủ khẩn cấp thời chiến để trực tiếp điều hành các hoạt động chiến tranh. Hiện tại Israel đã điều động hàng trăm ngàn binh sĩ bao vây xung quanh Dải Gaza và đang chờ lệnh phát động chiến dịch tấn công bằng bộ binh vào Gaza. Các cuộc giao tranh giữa binh sĩ Israel và các chiến binh Hamas vẫn diễn ra trên đất Israel, cũng như hành động ném bom Dải Gaza của Israel vẫn tiếp tục mà không có điểm dừng. Israel đang quyết tâm san bằng Gaza nhằm triệt tiêu hoàn toàn nơi trú ngụ của các lực lượng Hamas và Islamic Jihad. Nhưng, đến nay, cái giá phải trả cho hành động quân sự quá mạnh tay của Israel là khá lớn.
Các bộ trưởng ngoại giao khối Arab kêu gọi đàm phán.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã công bố việc thành lập chính phủ khẩn cấp thời chiến để trực tiếp điều hành các hoạt động chiến tranh. Hiện tại Israel đã điều động hàng trăm ngàn binh sĩ bao vây xung quanh Dải Gaza và đang chờ lệnh phát động chiến dịch tấn công bằng bộ binh vào Gaza. Các cuộc giao tranh giữa binh sĩ Israel và các chiến binh Hamas vẫn diễn ra trên đất Israel, cũng như hành động ném bom Dải Gaza của Israel vẫn tiếp tục mà không có điểm dừng. Israel đang quyết tâm san bằng Gaza nhằm triệt tiêu hoàn toàn nơi trú ngụ của các lực lượng Hamas và Islamic Jihad. Nhưng, đến nay, cái giá phải trả cho hành động quân sự quá mạnh tay của Israel là khá lớn.
Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) cho biết tình hình ở Dải Gaza là "thê thảm" và "tàn khốc", đồng thời cảnh báo rằng các nguồn cung cấp thiết yếu đang cạn kiệt một cách nguy hiểm sau khi Israel áp đặt lệnh phong tỏa toàn diện trên lãnh thổ này. Bộ trưởng Năng lượng Israel, Israel Katz, cho biết họ sẽ không được phép cung cấp điện, nước hoặc nhiên liệu vào Gaza cho đến khi các con tin Israel được đưa về nhà.
Khói lửa ngút trời ở Dải Gaza.
Nhiều quốc gia đang gấp rút sơ tán công dân khỏi Israel do lo ngại về sự an toàn của họ trong chiến tranh giữa Israel và Hamas. Mỹ cũng đã thảo luận với Israel và Ai Cập về ý tưởng về một lối thoát an toàn cho dân thường Gaza khi Israel tấn công khu vực này. Tuy nhiên, ngày 12/10, Tổng thống Ai Cập, Abdel Fattah El-Sisi, đã lên tiếng bác bỏ việc mở lối thoát an toàn như thế. Ông Sisi khẳng định người dân Gaza phải "kiên định và ở lại trên mảnh đất của họ". Lối thoát khả thi duy nhất để người dân Gaza chạy khỏi Gaza là qua cửa khẩu biên giới Rafah giữa Ai Cập và Gaza.
Đến nay, các đồng minh của Israel ở phương Tây đã lên tiếng ủng hộ Israel trong cuộc chiến. Mỹ đã điều tàu chiến đến phía Đông Địa Trung Hải để hỗ trợ Israel, hành động này đang vấp phải sự phản đối của các quốc gia Arab trong khu vực. Khối NATO cũng đã lên tiếng ủng hộ Israel trong cuộc họp khẩn cấp các Bộ trưởng Quốc phòng của khối này hôm 12/10 để thảo luận nhiều vấn đề nóng, cấp bách hiện nay, trong đó có cuộc chiến Hamas-Israel, vụ phá hỏng tuyến ống dẫn khí của Phần Lan, cuộc chiến Ukraine,... Tuy nhiên, NATO chỉ có thể hỗ trợ Israel bằng chính trị, vì Israel không phải là thành viên của khối và cuộc chiến Hamas-Israel nằm bên ngoài phạm vi khối. Trường hợp NATO hỗ trợ Israel theo cách khối này đang làm với Ukraine, tình hình sẽ rất nguy hiểm bởi Iran và Nga sẽ không ngồi yên.
Nguy cơ chiến tranh lan rộng
Trong khi đó, các quan chức trên khắp châu Âu đang nỗ lực ngăn chặn mọi căng thẳng lan tỏa từ cuộc chiến Israel-Hamas, với việc Đức cam kết áp dụng cách tiếp cận "không khoan nhượng" đối với chủ nghĩa bài Do Thái và Pháp cấm các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine trong bối cảnh lo ngại về trật tự công cộng. Ở Anh, Thủ tướng Rishi Sunak ra tuyên bố cấm mọi hoạt động biểu tình ủng hộ người Palestine và bài Do Thái. Tuy nhiên, bất chấp lệnh cấm của ông Sunak, hàng nghìn người Anh gốc Arab vẫn xuống đường phản đối hành động quân sự của Israel đối với người Palestine ở Dải Gaza.
Ở Pháp, trong một bài phát biểu trên truyền hình về cuộc khủng hoảng Israel-Palestine vào tối 12/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo rằng các hành động chống Do Thái và bảo vệ chủ nghĩa khủng bố sẽ bị xử lý "nghiêm khắc".
Các nước sơ tán dân ra khỏi Israel.
Tuy nhiên, việc Israel liên tục không kích Dải Gaza gây thương vong cho người Palestine và việc phong tỏa toàn diện lãnh thổ này đang được Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ thảm họa nhân đạo lớn. Đồng thời, hành động không kích điên cuồng của Israel cũng đang khiến cho bầu không khí trong thế giới Arab Hồi giáo sôi sục.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cảnh báo rằng "việc Israel tiếp tục các hành động chiến tranh chống lại Palestine và Gaza" có thể mở ra một mặt trận mới và Israel sẽ "chịu trách nhiệm về những hậu quả" xảy ra. Ông Abdollahian đã đến thủ đô Beirut của Lebanon hôm 12/10 và được nhóm chiến binh Hezbollah và Hamas của Lebanon tiếp đón.
Syria cho biết lực lượng Israel đã tiến hành các cuộc tấn công tên lửa đồng thời vào các sân bay ở thủ đô Damascus và thành phố phía Bắc Aleppo. Đây được xem là một nỗ lực nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của thế giới khỏi cuộc chiến của Israel với phiến quân Hamas ở Gaza.
Trong khi các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Israel cân nhắc động thái tiếp theo, họ đang lo lắng theo dõi Hezbollah ở biên giới phía Bắc Israel và đã gửi quân tiếp viện tới khu vực này. Hezbollah, với kho vũ khí gồm hàng chục nghìn tên lửa có khả năng tấn công hầu hết mọi nơi ở Israel, được coi là kẻ thù đáng gờm hơn nhiều so với Hamas. Israel lo lắng rằng việc mở một mặt trận mới ở phía Bắc đất nước có thể thay đổi cục diện cuộc chiến và cuộc giao tranh có thể có sức tàn phá không kém đối với Hezbollah và Lebanon. Israel đặc biệt lo lắng về tên lửa dẫn đường chính xác của Hezbollah, được cho là nhằm vào các mục tiêu chiến lược như giàn khoan khí đốt tự nhiên và nhà máy điện.
Hezbollah đã tuyên bố nếu Israel mở cuộc tấn công trên bộ vào Gaza và chiếm đóng vùng đất này, Hezbollah sẽ khai hỏa chiến tranh ở biên giới phía Bắc Israel. Đó là chưa kể các lực lượng Hồi giáo ở các nước như Pakistan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ,... cũng đang rục rịch muốn đưa quân sang ủng hộ người Palestine. Nếu Israel đẩy mạnh các hành động quân sự, mở chiến dịch trên bộ vào Dải Gaza và tiếp tục tàn phá các thánh đường Hồi giáo, cục diện cuộc chiến có nguy cơ sẽ vượt ngoài tầm kiểm soát, trở thành cuộc chiến lan rộng trong khu vực.
Trong khi đó, các ngoại trưởng khối Arab đã kêu gọi Israel đáp ứng các nghĩa vụ quốc tế của mình với tư cách là một cường quốc chiếm đóng và quay trở lại đàm phán về giải pháp hai nhà nước nhằm mang lại một nhà nước khả thi cho Palestine. Tại cuộc họp khẩn cấp của Liên đoàn Arab ở Cairo hôm 11/10, các Bộ trưởng Ngoại giao Arab đã nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc nối lại tiến trình hòa bình và bắt đầu các cuộc đàm phán nghiêm túc giữa Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) và Israel. Động thái này là một phần của sáng kiến song song do Saudi dẫn đầu được thiết kế nhằm giảm leo thang cuộc khủng hoảng, nhưng cũng khiến Israel chấp nhận rằng việc họ từ chối đàm phán đã dẫn đến sự sụp đổ trong quan hệ với Hamas.
Chính quyền của Tổng thống Biden mặc dù bày tỏ sự thất vọng rằng Saudi Arabia đã không hề lên án các cuộc tấn công của Hamas, nhưng lại khẳng định rằng bạo lực sẽ không xảy ra nếu người Palestine được trao quyền thành lập một nhà nước độc lập mà họ đã yêu cầu trong nhiều thập kỷ qua. Lập trường của Saudi đang bị Washington so sánh với việc UAE sẵn sàng tố cáo những tội ác mà Hamas đã gây ra. UAE đã bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Israel sau Hiệp định Abraham năm 2019, nhưng Riyadh thì chưa, mặc dù có tiềm năng nối lại quan hệ hữu nghị.
Kể từ cuộc tấn công dữ dội chưa từng có của Hamas vào ngày 7/10, Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia Faisal bin Farhan đã gọi điện cho các nhà lãnh đạo Vùng Vịnh và phương Tây, bao gồm cả việc nói chuyện với Ngoại trưởng Anh James Cleverly để tìm cách giảm leo thang cuộc khủng hoảng. Một tuyên bố của Saudi sau đó kêu gọi cộng đồng quốc tế "cùng nhau đáp ứng nguyện vọng của người dân Palestine anh em". Tuyên bố cũng đề cập đến sự cần thiết phải bảo vệ thường dân không có vũ khí do các hoạt động quân sự. Tuyên bố của Saudi cho rằng nguồn gốc thật sự của leo thang xung đột là do việc tiếp tục chiếm đóng và sự tước đoạt các quyền hợp pháp của người dân Palestine.
Một dấu hiệu cho thấy Saudi Arabia sẽ không từ bỏ chính nghĩa của người Palestine là việc Thái tử Mohammed bin Salman đã gọi điện cho Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas để nhấn mạnh rằng Saudi Arabia đang "thực hiện mọi nỗ lực có thể để tham gia với tất cả các bên quốc tế và khu vực để ngăn chặn sự leo thang đang diễn ra và ngăn chặn sự lây lan thêm trong khu vực", nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ mạng sống của dân thường. Saudi Arabia đóng một vai trò lớn trong Hội đồng Hợp tác chung EU- Vùng Vịnh kêu gọi giải pháp hai nhà nước. Vì vậy, Riyadh cũng không đồng tình với quyết định của Mỹ gửi tàu sân bay tới khu vực để hỗ trợ Israel.
Giới phân tích cho rằng cuộc chiến với Hamas có thể khiến Thủ tướng Netanyahu mất ghế. Hiện tại, phe đối lập chưa lên tiếng đòi ông Netanyahu từ chức, nhưng điều đó không có nghĩa là ông sẽ an toàn. Thật vậy, nhà bình luận chính trị Amit Segal của Kênh 12 của Israel đặt vấn đề: Liệu chức vụ thủ tướng của ông Netanyahu có tiếp tục tồn tại sau cuộc chiến này hay không? Lịch sử Israel đã chỉ ra rằng mọi bất ngờ và khủng hoảng đều dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ. Đó là trường hợp năm 1973 (sau Chiến tranh Yom Kippur) với Thủ tướng Golda Meir, năm 1982 với Thủ tướng Menachem Begin trong Chiến tranh Liban lần thứ nhất và năm 2006 với ông Ehud Olmert trong Chiến tranh Liban lần thứ hai. Lần cuối cùng tình báo Israel thất bại dẫn đến một cuộc chiến mức độ này là gần 50 năm trước, khi Ai Cập và Syria tấn công Israel ở Yom Kippur
Tổng thống Abbas nói hành động của Hamas không đại diện cho người Palestine Hãng thông tấn chính thức WAFA của Palestine ngày 16/10 đưa tin Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas cho biết các hành động và chính sách của phong trào Hồi giáo Hamas không đại diện cho người dân Palestine. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas (bên phải) và Tổng thốngVenezuela Nicolas Maduro. Ảnh: WAFA Theo WAFA, tối 15/10, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas...