Bệnh viện nhi TP HCM lần đầu trang bị máy cộng hưởng từ
Chiếc máy mới giúp Bệnh viện Nhi Đồng 2 không phải hàng ngày gửi bệnh nhi đến các đơn vị y tế khác để chụp MRI.
Bác sĩ Trịnh Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) cho biết máy cộng hưởng từ Multiva 1.5T hoạt động ngày 27/2 giúp y bác sĩ, thân nhân, bệnh nhân tiết kiệm được thời gian, chủ động tối đa trong chẩn đoán, điều trị, giảm rủi ro khi phải di chuyển bệnh nhi đi chụp MRI bên ngoài bệnh viện.
Theo bác sĩ Tùng, 8 năm qua, nơi này đã gửi hơn 7.300 bệnh nhi đến các đơn vị y tế, bệnh viện khác trên địa bàn thành phố để chụp MRI. Thời gian có kết quả thường sau một ngày.
Máy cộng hưởng từ vừa được trang bị tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: Lê Phương.
Hệ thống cộng hưởng từ mới trang bị có chất lượng hình ảnh cao, rõ nét, thuận lợi chẩn đoán trong các lĩnh vực thần kinh, sọ não, cơ xương khớp, ổ bụng.
Bác sĩ Mai Tấn Liên Bang, Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh cho biết thời gian gây mê và chụp mất khoảng 20-30 phút mỗi ca. Do vậy mỗi ngày bệnh viện có thể thực hiện tối đa 16-24 trường hợp.
Trước đây mỗi ngày chỉ có thể chuyển ra ngoài bệnh viện chụp được từ 4-5 ca. Điều ngày giúp cho việc điều trị bệnh nhân nhanh và thuận lợi, an toàn hơn.
Hệ thống có chất lượng hình ảnh cao, rõ nét, thuận lợi trong chẩn đoán trong nhiều lĩnh vực. Ảnh: Lê Phương.
Video đang HOT
Khác với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X ảnh hưởng trẻ em, chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật hiện đại, sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ảnh nên khá an toàn với trẻ. Ưu thế tạo ảnh với độ phân giải cao rõ nét giúp các bác sĩ có thể nhìn thấy các cấu trúc nội tạng bên trong cơ thể, từ đó phát hiện và chẩn đoán sớm, chính xác nhiều bệnh lý ở trẻ em như dị tật bẩm sinh, u, viêm…
Lê Phương
Theo VNE
'Bố Duy' của các bệnh nhi ung thư
Các y bác sĩ và bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện T.Ư Huế đã quá quen thuộc với hình ảnh Bác sĩ Phan Cảnh Duy, Phó khoa Xạ trị bồng bế, chơi đùa cùng những bệnh nhi đang phải chiến đấu hàng ngày để giành lại sự sống.
Cả Bác sĩ, người nhà cùng nở nụ cười trước ngày bệnh nhi Trần Văn Lộc được xuất viện trở về nhà - Ảnh: Quế Sơn)
Hơn 7 năm từ ngày bắt đầu nhận xạ trị bệnh nhi đầu tiên, BS Phan Cảnh Duy đã phối hợp cùng nhóm BS ung thư nhi ở Hà Nội và TP.HCM... giành lại sự sống, đem đến nụ cười cho những em bé tưởng chừng như hết hy vọng chữa lành bệnh.
Khi bệnh nhi gọi là 'bố Duy'
Mở đầu câu chuyện về nghề, Bác sĩ Duy kể về ca bệnh nhi thứ 2 mình nhận xạ trị năm 2013, bệnh nhân lúc ấy là bé Thiên Ân, khi đó bé Thiên Ân chưa tròn 3 tuổi, bé bị một khối u ác tính ở bàng quang, được Bệnh viện Nhi T.Ư chuyển vào Huế điều trị vì lý do không có bệnh viện nào tiếp nhận xạ trị cho trẻ em có gây mê.
Sau hơn 6 tuần điều trị với 28 lần xạ trị gây mê bé đã khỏe mạnh trở về nhà và đến bây giờ sức khỏe bé vẫn đang rất tốt và lành bệnh hẳn.
Bác sĩ Phan Cảnh Duy hàng ngày đều giành thời gian đến vui chơi cùng các bệnh nhi ung thư - Ảnh: Quế Sơn
Bác sĩ Duy tâm sự: "Thật sự sau khi điều trị cho ca bệnh ấy, tôi mới thấu hiểu hết sự khó khăn của việc xạ trị cho một bệnh nhân nhi, đặc biệt những bệnh nhi còn quá nhỏ tuổi, bởi hầu hết các em khi đưa vào máy xạ trị phải sử dụng đến gây mê, nếu không các em sẽ không nằm yên để các bác sĩ bắn tia, hơn nữa việc gây mê nhiều lần và tính toán liều xạ trị cho bệnh nhi lại khó hơn rất nhiều so với người lớn vì cơ thể trẻ em chưa phát triển toàn diện".
"Đối với những bệnh nhi đã có ý thức nhận biết, những người làm bác sĩ như chúng tôi phải động viên tâm lý cho các em, để rồi khi các em vào máy xạ nằm yên lặng kiểu như đang chơi trò đánh trận giả, lúc đó mình phải làm sao gần gũi thân thiết để các em nghĩ mình không phải là bác sĩ mà là những người bạn, người bố mẹ thứ 2 của các em thì mới thực hiện được", Bác sĩ Duy kể về sự khó khăn trong mỗi lần xạ trị cho bệnh nhi.
Tại đây, đã có bệnh nhi gọi bác sĩ Duy với cái tên rất tình cảm: 'bố Duy'.
Bác sĩ Phan Cảnh Duy đã tự sáng tạo ra những cách giúp bệnh nhi không sợ hãi với thiết bị y tế, như gắn điện thoại vào máy xạ cho các em xem phim, hay đội mặt nạ con thỏ để cố định vị trí đầu của các em
Chị Đinh Thị Sáng, mẹ của bé Trần Văn Lộc - quê ở Bắc Ninh nhập viện T.Ư Huế từ Bệnh viện Nhi T.Ư, hiện nay bé đã khỏe mạnh và chuẩn bị về nhà vào ngày 27.2 - chia sẻ rằng: "Trong hơn 1 tháng điều trị tại đây cháu đã quá thân thuộc với bác Duy, cháu coi bác Duy như bạn chứ không hề nghĩ đó là bác sĩ nên đều rất ngoan ngoãn trong 28 lần xạ trị, không hề có cảm giác lo sợ".
Tiếp nhận những ca bệnh khó
Có những bệnh nhi mới nhập viện được 1 - 2 ngày cũng ngay lập tức trở nên thân quen với Bác sĩ Duy. Bệnh nhi Lý Ngọc Sang quê ở tỉnh Đăk Nông, bị khối u ở thận sau khi hóa trị và phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi đồng 2, cháu được giới thiệu vào Bệnh viện T.Ư Huế để xạ trị. Mẹ bệnh nhi kể rằng, bé mới vào được 2 ngày nhưng không hiểu sao thấy bé rất vui mừng mỗi khi thấy bác sĩ Duy đến thăm bệnh, bình thường bé rất sợ tiếp xúc với các bác sĩ khi còn điều trị trong TP.HCM.
Chị Trần Thị Hạnh, mẹ bệnh nhi Lý Ngọc Sang kể: "Cháu được phát hiện bệnh cách đây 1 năm rưỡi và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM nhưng bị tái phát, sau đó các bác sĩ đã giới thiệu đưa bé ra Huế xạ trị với lý do ngoài khả năng chuyên môn điều trị dứt điểm".
Không chỉ có trường hợp của bé Lộc và bé Sang được chuyển từ các bệnh viện lớn về bác sĩ Duy điều trị mà còn nhiều bệnh nhân khác nữa. Tiến sĩ Bùi Ngọc Lan, Trưởng khoa Ung thư nhi Bệnh viện Nhi T.Ư vẫn còn nhớ như in trường hợp của bệnh nhi Trần Văn Lộc, Tiến sĩ Lan chia sẻ: "Lúc ấy phát hiện bệnh cháu Lộc nhưng tại Bệnh viện Nhi T.Ư không có máy xạ trị nên chuyển qua Bệnh viện 108. Lúc đó Bệnh viện 108 đang đổi máy xạ nên không tiếp nhận bệnh nhi dưới 10 tuổi, tôi đã gọi điện bác sĩ Duy và đưa bệnh nhi vào Huế, giờ nghe tin bé Lộc sắp được xuất viện cũng rất mừng".
Ê kíp gây mê của bệnh viện T.Ư Huế tích cực giúp đỡ bác sĩ Duy trong quá trình xạ trị cho trẻ em
Theo Tiến sĩ Lan, không chỉ mình bệnh nhi Lộc, rất nhiều lần Bệnh viện Nhi T.Ư đã chuyển bệnh nhi ung thư vào Huế điều trị bởi kỹ thuật xạ trị cho bệnh nhân nhi là kỹ thuật rất khó và được đào tạo riêng, không chỉ đòi hỏi các bác sĩ điều trị phải gần gũi, tiếp xúc nhiều với các em mà cần đòi hỏi khả năng chuyên môn cao cùng trang thiết bị hiện đại.
Theo lý giải của Tiến sĩ Ngọc Lan, bác sĩ Duy là một trong những bác sĩ có tiếng trong việc xạ trị bệnh nhân nhi vì ngoài khả năng chuyên môn cao cùng sự ủng hộ của ban giám đốc bệnh viện T.Ư Huế, thì bên cạnh bác sĩ Duy còn có sự hỗ trợ của ê kip gây mê sẵn sàng giúp đỡ khi hầu hết bệnh nhân nhi khi xạ trị phải cần tới gây mê.
Hơn nữa, bác sĩ Duy có sự tương tác giúp đỡ trong việc hội chẩn bởi các bác sĩ quốc tế đến từ Bệnh viện ung thư nhi St. Jude (Mỹ), Viện ung thư Curie tại Paris (Pháp) là 2 trung tâm đầu ngành quốc tế về điều trị ung thư nhi.
Thời gian tới, bác sĩ Phan Cảnh Duy và các y bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế sẽ nghiên cứu thực hiện kỹ thuật mới mà chưa bệnh viện nào ở Việt Nam áp dụng là xạ trị toàn cơ thể để chuẩn bị ghép tủy.
Theo giải thích của bác sĩ Duy, kỹ thuật này có nghĩa là diệt toàn bộ các tế bào ung thư trên bệnh nhân sau đó cấy ghép tủy vào, tế bào tủy có thể lấy từ bố hoặc mẹ. Nếu thực hiện thành công kỹ thuật này, bệnh nhân sẽ có cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn rất lớn, lên đến 90%.
Quế Sơn
Theo motthegioi
Các bệnh viện hỗ trợ chuyên môn cho Bệnh viện Q.7 Theo Sở Y tế TP.HCM, sau thời gian được đầu tư xây dựng cơ sở mới, Bệnh viện (BV) Q.7 đang chuẩn bị chính thức vận hành cơ sở mới trong tháng 3 tới. BV Q.Thủ Đức được phân công hỗ trợ cho BV Q.7 về các lĩnh vực: hồi sức, cấp cứu, chạy thận nhân tạo, gây mê. Trong ảnh là bác...