Bệnh viện Nhi đồng 1 triển khai tư vấn, khám chữa bệnh từ xa với 25 tỉnh, thành
Sáng 24-9, Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM chính thức triển khai, đưa vào hoạt động Trung tâm tư vấn khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 cùng hội chẩn với Bệnh viện Sản Nhi An Giang
PGS-TS-BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, Trung tâm là một hệ thống hỗ trợ khẩn cấp 24/24, giúp các bác sĩ chuyên khoa Nhi TPHCM có thể hỗ trợ đồng nghiệp ngay lập tức khi có các ca bệnh phức tạp, giảm các tình huống giúp chuyển viện xa, giúp cơ hội cứu chữa thành công cho bệnh nhân được nâng cao.
Hệ thống được lắp đặt trong một hội trường rộng, thích hợp cho các tình huống cần đến nhiều chuyên khoa cùng hội chẩn, hỗ trợ.
Video đang HOT
Hiện có 68 điểm cầu từ 25 tỉnh, thành phố từ Bình Định tới Cà Mau đã đăng ký tham gia đề án (là tuyến dưới) với Bệnh viện Nhi đồng 1. Mục tiêu chính của đề án là nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị cho các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện cả hệ thống y tế nhà nước và tư nhân thông qua các hoạt động: hội chẩn từ xa, (các trường hợp khó, cấp cứu); huấn luyện đào tạo trực chẩn đoán và điều trị, phòng, chống dịch…
Cho đến nay, cả nước chỉ có hai trung tâm tư vấn khám, chữa bệnh từ xa về Nhi khoa là Bệnh viện Nhi Trung ương phụ trách các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ và Bệnh viện Nhi Đồng 1 phụ trách từ các tỉnh miền Trung đến Cà Mau.
Cũng trong buổi khai trương Trung tâm, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 cùng hội chẩn cho 2 bệnh nhi được coi là ca bệnh khó tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang và Bệnh viện Đa khoa Bình Định.
Ngồi một chỗ, cứu bệnh nhân khắp nơi
Thời gian qua, nhiều bệnh viện tuyến trên ở TPHCM đồng loạt triển khai các trung tâm hội chẩn tư vấn, khám chữa bệnh từ xa dựa vào thiết bị truyền hình trực tiếp, nhằm hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới trong việc hội chẩn, khám chữa những ca bệnh khó, hạn chế di chuyển đường dài.
Hình ảnh từ các bệnh viện tuyến tỉnh được truyền trực tiếp về Trung tâm hội chẩn tư vấn khám, chữa bệnh từ xa
Sáng 23/9, Trung tâm Hội chẩn tư vấn, khám chữa bệnh từ xa Bệnh viện Chợ Rẫy chính thức đi vào hoạt động. Các bệnh viện được trang bị hệ thống thiết bị truyền hình trực tiếp chất lượng cao để qua đó, bác sĩ tuyến trên có thể xem phim chụp X-Quang, CT, MRI trên màn ảnh mà không cần phải đến tận nơi. Đồng thời, tìm hiểu tình trạng bệnh lý của người bệnh thông qua các bác sĩ ở tuyến dưới để hội chẩn tư vấn khám chữa cho bệnh nhân một cách hiệu quả nhất.
Ngay sau khi Trung tâm đi vào hoạt động, Ban giám đốc và các bác sĩ nhiều kinh nghiệm ở nhiều chuyên khoa thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy đã tham gia hội chẩn khám chữa bệnh từ xa cho một bệnh nhân 91 tuổi tại Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu). Các bác sĩ tại đây phát hiện bệnh nhân bị khối u đại tràng, cần được chuyển đến bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, do tuổi cao sức yếu và hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không thể đưa bệnh nhân đi xa. Cũng trong sáng 23/9, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy tham gia hội chẩn, tư vấn khám chữa từ xa cho hai bệnh nhân khác ở tỉnh Bình Định và Cà Mau.
BS.CK2 Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, Trung tâm Hội chẩn tư vấn, khám chữa bệnh từ xa Bệnh viện Chợ Rẫy được đưa vào hoạt động với sự tham gia của hơn 300 điểm cầu trực tuyến, nhằm kịp thời xử lý trong tình huống khẩn cấp. Theo bác sĩ Thức, việc hỗ trợ đọc phim cận lâm sàng (X-Quang, CT, MRI) vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán kịp thời từng ca bệnh. Bên cạnh đó, việc khám chữa bệnh từ xa sẽ giúp bệnh nhân không phải di chuyển, tiết kiệm chi phí...
Nâng cao năng lực bệnh viện tuyến dưới
Theo bác sĩ Thức, ngoài chữa bệnh kịp thời cho bệnh nhân ở xa, việc khám chữa bệnh từ xa còn góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho các bệnh viện tuyến địa phương, gia tăng cơ hội cho người bệnh ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận các kỹ thuật, phương pháp hiện đại trong chẩn đoán và điều trị.
Trước Bệnh viện Chợ Rẫy, nhiều bệnh viện khác ở TPHCM như Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM... cũng triển khai tư vấn khám chữa bệnh từ xa trên hệ thống Telehealth. Nhiều ca bệnh phức tạp ở nhiều tỉnh thành phía Nam đã được các bác sĩ tuyến dưới hội chẩn với các chuyên gia của các bệnh viện tuyến trung ương để có hướng điều trị nhanh nhất, tốt nhất cho bệnh nhân.
Đây là một trong những hoạt động thuộc Đề án Khám chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025 của Bộ Y tế. Với việc thành lập các trung tâm hội chẩn tư vấn, khám chữa bệnh từ xa, một bác sĩ tuyến trên, tuyến trung ương sẽ phụ trách hỗ trợ 4 bác sĩ bệnh viện tuyến tỉnh, 4 bác sĩ tuyến huyện và 2 y-bác sĩ ở tuyến phường, xã, góp phần nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho các bệnh viện tuyến dưới.
TS. Cao Hưng Thái, Phó cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết, Việt Nam hiện có 1.045 điểm cầu khám chữa bệnh từ xa, có 18 bệnh viện tuyến trung ương và 8 bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố (TPHCM và Hà Nội) được kết nối vào hệ thống này, vượt chỉ tiêu đề ra. Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn thiện hệ thống khám bệnh từ xa ở các bệnh viện để dự kiến vào chiều 25/9, Thủ tướng Chính phủ sẽ bấm nút khai trương trên 1.000 điểm cầu khám chữa bệnh từ xa khắp cả nước.
Bệnh viện Chợ Rẫy đưa vào hoạt động Trung tâm Hội chẩn tư vấn, khám chữa bệnh từ xa Việc đưa vào hoạt động Trung tâm Hội chẩn tư vấn, khám chữa bệnh từ xa tại Bệnh viện Chợ Rẫy mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh: kịp thời được xử lý trong tình huống khẩn cấp, tiết kiệm thời gian, chi phí Sáng 23-9, Bệnh viện Chợ Rẫy đã đưa vào hoạt động Trung tâm Hội chẩn tư vấn, khám...