Bệnh viện Nhật gặp khó trong cuộc chiến chống Covid-19
Nhiều bệnh viện Nhật không muốn tiếp nhận bệnh nhân Covid-19, trong khi các cơ sở điều trị đang quá tải và thiếu vật tư nghiêm trọng.
7 trên 8 giường tại khoa hồi sức tích cực ở bệnh viện quốc tế St. Luke tại Tokyo luôn chật kín bệnh nhân nhiễm nCoV trong tình trạng nguy kịch.
“Nếu sử dụng hết 8 giường, chúng tôi không thể tiếp nhận bệnh nhân bất ngờ trở nặng cần cấp cứu, vì vậy luôn phải để một giường trống”, Fumie Sakamoto, người quản lý khoa lây trong bệnh viện có 500 buồng, nói.
Giường dự phòng ở ICU luôn phải sẵn sàng để đón bệnh nhân Covid-19 đến cấp cứu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. “Khoa ICU giờ thực sự chỉ dành cho bệnh nhân Covid-19″, cô cho biết.
Fumie Sakamoto trả lời phỏng vấn trong bệnh viện St. Luke ở Tokyo hôm 21/4. Ảnh: Reuters.
Khi số ca nhiễm nCoV ở Nhật lên tới 12.000, những bệnh viện như St. Luke đang dành số giường ICU hạn chế của mình cho các bệnh nhân nghiêm trọng và cải tiến các trang bị bảo hộ tạm thời để bảo vệ nhân viên y tế tuyến đầu.
Khi một số bệnh viện không muốn tiếp nhận bệnh nhân Covid-19, những ca nguy kịch nhất được chuyển tới các bệnh viện sẵn lòng đón bệnh nhân như St. Luke, nhưng cơ sở này giờ đây cũng đang quá tải.
St. Luke được chỉ định là cơ sở điều trị bệnh truyền nhiễm và hưởng trợ cấp chính phủ để tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm.
Covid-19 đặt ra những thách thức đặc thù ở Nhật, nơi chính phủ không được quyền thực thi các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt như ở những quốc gia khác, cũng như không thể phạt các doanh nghiệp hay cá nhân không tuân thủ hướng dẫn cách biệt cộng đồng. Dù đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp hồi giữa tháng, chính phủ Nhật không thể buộc các bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân nhiễm nCoV.
Nhật Bản cũng đang trong cuộc chiến thu gom vật tư bảo hộ y tế giống nhiều quốc gia khác. Một số bác sĩ và chuyên gia cho rằng chính quyền trung ương và một số địa phương đã thất bại khi không thể hỗ trợ tài chính và cung cấp thiết bị bảo hộ đầy đủ cho bệnh viện cũng như nhân viên y tế.
“Chúng tôi không có đủ công cụ pháp lý để buộc bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân nhiễm nCoV, mà dù có, tôi nghĩ là cũng không thể đưa ra yêu cầu này với những bệnh viện không có khoa lây”, Yoshiyuki Sugishita, quan chức cấp cao trong ủy ban chống Covid-19 của chính quyền Tokyo, giải thích.
Ông cho hay Tokyo đã thiết lập một cơ sở dữ liệu trực tuyến mới để bệnh viện và các cơ sở y tế công có thể cập nhật số ca nCoV mà họ tình nguyện tiếp nhận. Nhật Bản đã ghi nhận hơn 370 ca tử vong vì nCoV, bao gồm 100 ca ở Tokyo.
Video đang HOT
Tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 mang lại rủi ro cả về tài chính và y tế cho những bệnh viện không được trang bị để điều trị bệnh truyền nhiễm. Gần 1.500 bệnh nhân và y bác sĩ đã nhiễm nCoV lúc làm việc hay lưu trú tại những cơ sở này.
Những loại dịch như Covid-19 khiến bệnh viện phải ngừng nhiều dịch vụ y tế, bao gồm phẫu thuật thông thường và chăm sóc bệnh nhân ngoại trú.
“Thời điểm này, bệnh viện tư và một số bệnh viện công có quyền và đã từ chối tiếp nhận bệnh nhân nCoV nguy kịch”, một bác sĩ ICU giấu tên đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19 trong một bệnh viện lớn ở phía tây Nhật Bản cho biết.
Theo ông, nhiều bệnh viện kiếm tiền dựa vào bệnh nhân làm phẫu thuật thông thường và bệnh nhân nhập viện ngắn ngày nên không thể ngừng các dịch vụ này.
Hiệp hội Hồi sức Tích cực Nhật Bản, đơn vị có hơn 10.000 thành viên làm việc trong các khoa ICU toàn quốc, ước tính số bệnh nhân Covid-19 nặng đã tăng gấp đôi hai tuần qua.
Nhật Bản có ít giường ICU trên 100.000 dân hơn so với nhiều quốc gia khác như Đức hay Italy. Một số bệnh viện có thể chuyển đổi giường bệnh thường sang giường ICU, nhưng thiếu nhân lực vận hành.
Bác sĩ trên cho biết ca tệ nhất mình từng điều trị là một bệnh nhân Covid-19 ngoài 80 tuổi đã được xe cấp cứu chở từ nhà vượt hơn 350 km đến bệnh viện ở Tokyo sau khi bị nhiều bệnh viện ở quê từ chối. Cụ ông cuối cùng qua đời ở Tokyo mà không có thân nhân bên cạnh.
“Ngay cả khi chúng tôi quyết định tiếp nhận bệnh nhân, khi báo cáo lên cấp trên, người đứng đầu bệnh viện có thể không đồng ý”, ông nói, cho biết đa số bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 đều đang chịu tổn thất tài chính.
Hồi tháng 3, Tokyo ghi nhận 931 ca cấp cứu bị 5 bệnh viện từ chối hoặc phải đợi hơn 20 phút mới có phòng, tăng một phần ba so với năm ngoái.
Bộ Y tế Nhật Bản đã phân bổ 149 tỷ yên (1,38 tỷ USD) trong ngân sách bổ sung để hỗ trợ các cơ sở y tế, bao gồm chi phí điều động bác sĩ và y tá đến các bệnh viện.
Shiho Shimada, một quan chức trong lực lượng phòng chống Covid-19 của Bộ Y tế Nhật, cho biết ngân sách bổ sung được sử dụng để đảm bảo giường nghỉ trong khách sạn cho y bác sĩ và mua sắm vật tư y tế.
Hideaki Ohmura, thống đốc tỉnh Aichi, cho rằng chính quyền trung ương cần hỗ trợ bệnh viện nhiều hơn. Ohmura tuyên bố chính quyền tỉnh sẽ hỗ trợ các bệnh viện 1-4 triệu yên (9.300 – 37.200 USD) trên mỗi bệnh nhân nCoV mà họ tiếp nhận từ cuối tháng 1.
Bộ Y tế Nhật Bản cũng đang chạy đua để cung cấp trang thiết bị cần thiết cho bệnh viện. Giới chức Nhật đang cố gắng cung cấp 100 triệu khẩu trang phẫu thuật cho các bệnh viện mỗi tháng, đáp ứng 25% nhu cầu.
Mệt mỏi vì phải chờ đợi chính phủ, Noboru Hagino, chuyên gia về bệnh thấp khớp ở một quận phía đông Tokyo, đã cùng ba người khác tìm mua khẩu trang khắp đất nước cũng như kêu gọi quyên góp từ các cá nhân, doanh nghiệp.
“Bộ Y tế lúc nào cũng chậm chạp”, Hagino nói, cho biết bây giờ họ không có thời gian để chờ đợi vì Covid-19 đang bùng phát. Một số bệnh viện khác đang tìm cách chế tạo tấm chắn giọt bắn bằng máy in 3D hay làm nón bảo hộ từ bìa mica.
Bộ Y tế thừa nhận đang thiếu vật tư y tế. “Khẩu trang N95 còn thiếu nhiều hơn So với khẩu trang phẫu thuật”, Takashi Chida, quan chức Bộ Y tế phụ trách mua sắm vật tư, nói. Ông chưa rõ cả nước đang thiếu bao nhiêu khẩu trang lọc độc N95, nhưng Nhật đang thiếu ba triệu bộ đồ bảo hộ.
Về phần Sakamoto, cô cho hay bệnh viện St. Luke đang chuẩn bị cho cuộc chiến dài hơi. “Bệnh viện không thể sống sót nếu chỉ dựa vào tinh thần hy sinh và lòng tốt của nhân viên y tế”, cô nói.
Hồng Hạnh
Dị tật của con nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ vừa phải phẫu thuật nhiều trẻ cũng gặp phải
Mới đây, nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ đã chia sẻ về dị tật mà con mình gặp phải khi mới sinh được mấy ngày. Chuyên gia cho rằng, dị tật của con nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ vừa phải phẫu thuật nhiều trẻ cũng gặp phải.
Nếu không xử lý sớm sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, phát âm về sau.
Trẻ bú khó, ảnh hưởng phát âm
Vợ chồng nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ đã vui mừng chia sẻ thông tin khi hạ sinh bé thứ 2 tại một bệnh viện quốc tế ở TP. Hồ Chí Minh vào ngày 22/2. Con gái của anh nặng 3,4kg và được đặt tên là Giang Khả Vy (bé Dâu). Mặc dù sinh ra khỏe mạnh nhưng một ngày sau đó, bác sĩ lại phát hiện bé bị dị tật dính thắng lưỡi. 2 ngày sau sinh, bé đã trải qua cuộc tiểu phẫu để cắt thắng lưỡi.
BS khám cho bé Dâu chia sẻ, dị tật của con nghệ sĩ Quốc Cơ là một dị tật bẩm sinh nhẹ mà bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có nguy cơ mắc phải do bị ngắn dây thắng lưỡi (một lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi).
Dị tật của con nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ vừa phải phẫu thuật nhiều trẻ cũng gặp phải. Ảnh Internet
Khoa Răng hàm mặt (Bệnh viện Nhi Trung Ương) cũng thường tiếp nhận trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi. Theo bác sĩ Khoa Răng hàm mặt của bệnh viện, bất cứ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nào cũng có nguy cơ mắc phải tật dính thắng lưỡi hay phanh lưỡi. Dị tật này khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn khi bú sữa, trẻ bú lâu, chậm lên cân. Ngoài ra, dính thắng lưỡi còn ảnh hưởng đến hoạt động nuốt, phát âm của trẻ. Trẻ nói ngọng và làm ảnh hưởng lệch lạc răng khi phát hiện muộn.
Các bác sĩ cũng cho biết, tật dính dây thắng lưỡi ở trẻ nhỏ có những mức độ. Chỉ định phẫu thuật khi dính lưỡi độ 3 và độ 4. Để xác định có cần phải phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ hay không cần phải đưa trẻ đến chuyên khoa răng hàm mặt để được khám và chẩn đoán đúng tình trạng.
Cha mẹ nên cho trẻ làm tiểu phẫu cắt thắng lưỡi càng sớm càng tốt. Việc càng trì hoãn, khi trẻ lớn hơn phần dính thắng lưỡi sẽ hình thành những mạch máu. Khi đó nếu cắt sẽ làm cho trẻ bị chảy máu nhiều hơn, đau đớn làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tật dính thắng lưỡi
Hiện nay tại Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Nhi TƯ, trẻ bị dính lưỡi độ 3 và độ 4 có thể được điều trị bằng phương pháp mổ laser không gây chảy máu, không đau sau mổ. Mặc dù đây là dị tật hay gặp phải ở trẻ nhưng cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Dị tật này không quá phức tạp. Cắt thắng lưỡi thực hiện đơn giản, nhanh, an toàn.
Ở trẻ dưới 3 tháng, chỉ cần bôi hoặc tiêm thuốc tê rồi dùng dao điện cắt thắng lưỡi. Ngay sau đó, trẻ có thể bú và có thể được cho về ngay. Mọi người chỉ cần chú ý sau phẫu thuật không để trẻ ngậm hay cắn các vật cứng để tránh chảy máu, không cho trẻ sờ vào vùng phẫu thuật để tránh nhiễm trùng. Với trẻ nhỏ bú sữa mẹ vẫn duy trì bú sữa mẹ. Trẻ lớn hơn có thể uống sữa hoặc ăn thức ăn lỏng, mềm và nguội sau phẫu thuật. Hướng dẫn trẻ vận động lưỡi bằng uốn lưỡi lên trên, thò lưỡi ra ngoài.
Để nhận biết dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ, mọi người có thể một số chú ý:
- Nhìn trực tiếp thấy thắng lưỡi ngắn rõ
- Thắng lưỡi bám trực tiếp gần đầu lưỡi. Trẻ không thể đưa lưỡi chạm vào răng cửa hàm trên
- Trẻ khó bú, khó nuốt
- Trẻ nói ngọng một số từ
- Khi trẻ khóc, đầu lưỡi trẻ hình trái tim do cử động ra phía trước và ra sau của lưỡi bị giới hạn.
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường tốt nhất nên đưa trẻ đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán, lựa chọn phương pháp xử lí thích hợp.
P.Thuận (giadinh.net.vn)
"Đột nhập" phòng khám, bệnh viện có tên "quốc tế" trên địa bàn Hà Nội (kì 1) Khẳng định dịch vụ của cơ sở mình là nhất, chất lượng tốt, đáp ứng nhanh, với thiết bị hiện đại tối tân nhất..., nên không ít bệnh nhân và người nhà đến khám đã không ngần ngại móc hầu bao cho những dịch vụ khám bệnh tại các cơ sở này. Dịch vụ nhanh, thiết bị hiện đại Chỉ cần gõ cụm...