Bệnh viện nào từ chối, chậm trễ cấp cứu người bệnh trong ngày Tết sẽ bị xử lý
Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện phải đảm bảo công tác khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán tới đây, không được từ chối hay chậm chễ cấp cứu người bệnh dù là khám trái tuyến…
Bộ Y tế yêu cầu bố trí các điểm trực bán thuốc 24/24h trong ngày Tết
Ngày 13-1, Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế tiếp tục có văn bản đôn đốc Sở Y tế các địa phương tập trung chỉ đạo các bệnh viện đảm bảo công tác khám chữa bệnh trong dịp tết Nguyên đán, tổ chức tốt việc cấp cứu người bệnh “xuyên Tết”.
Trong đó, yêu cầu các bệnh viện phải niêm yết công khai danh sách cán bộ trực tại các khoa, phòng; bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ.
Nếu người bệnh đến khám trái tuyến, trái chuyên khoa trong ngày tết, bác sĩ cũng phải xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác.
Các cơ sở khám chữa bệnh cũng phải dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh; tổ chức thăm hỏi và đón Tết cho người bệnh còn điều trị tại bệnh viện trong dịp Tết.
Cũng liên quan đến vấn đề này, Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng trực thuộc Sở khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong dịp Tết.
Đặc biệt, phải chú trọng bảo đảm sẵn sàng cung ứng đủ thuốc phục vụ công tác cấp cứu, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, cúm A, tay chân miệng, sởi, rubella, tiêu chảy do virus Rota, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa khác có nguy cơ bùng phát trong mùa Đông – Xuân.
Đồng thời, cần chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh thuốc trên địa bàn tổ chức các địa điểm trực bán thuốc 24/24 và công bố thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời đáp ứng nhu cầu thuốc của người bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Theo anninhthudo
Lặng lẽ tỏa hương... những chiến sĩ thầm lặng giúp việc cho bác sĩ
Đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, bạn sẽ chẳng khó để bắt gặp hình ảnh nhân viên mặc áo blouse trắng đang tất bật đi lại, hướng dẫn người bệnh và thân nhân hay chuẩn bị dụng cụ y khoa, đưa thuốc, dịch truyền hoặc chăm sóc bệnh nhân.
Video đang HOT
Không phải bác sĩ, họ là điều dưỡng, những người đứng cạnh giúp việc bác sĩ, lặng lẽ phía sau nụ cười của mỗi bệnh nhân, góp phần quan trọng tạo dựng nên hình ảnh đẹp của bệnh viện.
Gian nan muôn vàn... nghề điều dưỡng
Làm điều dưỡng đã vất vả, làm điều dưỡng ở bệnh viện ngoài công lập theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao đòi hỏi khắt khe về dịch vụ như Bệnh viện Đa khoa Phương Đông "áp lực" càng lớn hơn. Hiểu rõ điều ấy nên mỗi điều dưỡng đều cố gắng làm tốt nhất vai trò của mình đồng thời liên tục học hỏi, trau dồi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhằm mang tới những trải nghiệm "đi viện thoải mái như ở nhà" cho người bệnh và gia đình.
Nhắc tới vai trò, điều dưỡng là bộ phận góp phần không nhỏ vào quá trình điều trị của bệnh nhân. Điều dưỡng vừa phải làm công việc chuyên môn, phát thuốc, tiêm thuốc, truyền dịch, thay băng... vừa phải động viên, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người bệnh, giúp họ làm quen với môi trường bệnh viện để an tâm chữa trị... Việc chăm sóc phải chu toàn từ a-z, thậm chí cả tắm rửa, gội đầu, vệ sinh cá nhân giúp người bệnh.
Điều dưỡng khoa nội sấy tóc, chải đầu giúp bệnh nhân
So với các khoa thì điều dưỡng khoa phụ sản, khoa nhi có phần vất vả, cần sự khéo léo hơn bởi lượng khách nội trú đông và đối tượng là bà mẹ, trẻ nhỏ cần được phục vụ nhiều, đòi hỏi tỉ mỉ.
Kể về những ngày làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, cô Quản Thị Hoa (59 tuổi, Điều dưỡng trưởng khoa Nhi) chia sẻ: "Đa số bệnh nhi nội trú tại khoa chỉ có ông hoặc bà trông nên mấy cô cháu điều dưỡng ở khoa thường phải kiêm cả bế bé, chơi cùng bé hoặc xuống căng-tin xếp hàng mua cơm giúp. Còn việc dỗ dành cho trẻ uống thuốc là công việc hàng ngày. Nghe tưởng đơn giản nhưng làm rồi mới thấy mệt hơn công tác chuyên môn rất nhiều bởi thường trẻ rất sợ uống thuốc rồi dễ nôn trớ, nếu không bình tĩnh, khéo léo xử lý sẽ rất dễ cáu giận làm ảnh hưởng xấu tới tâm lý của cả trẻ lẫn bố mẹ".
Điều dưỡng Quản Thị Hoa đang chuẩn bị thuốc tiêm cho bé.
Chẳng phải ngẫu nhiên người ta nói điều dưỡng là nghề "làm dâu trăm họ". Bởi ngoài giờ giấc làm việc không cố định, điều dưỡng viên còn phải chăm sóc nhiều người cùng một lúc. Mỗi bệnh nhân mỗi khác về tính cách, bệnh tình, thái độ ứng xử cộng thêm tinh thần bị ảnh hưởng do đang phải mang trong mình bệnh tật không mong muốn, nhất là những người mắc bệnh nan y. Ai rơi vào hoàn cảnh ấy cũng sẽ cảm thấy rối bời trong nỗi lo lắng, sợ hãi, có khi là suy nghĩ tiêu cực, tuyệt vọng dẫn đến một số hành động thiếu kiểm soát. Để có thể gần gũi trò chuyện, thấu hiểu tâm lý, nguyện vọng của họ không đơn giản chút nào. Nếu không có sự nhẫn nại, lòng yêu thương người, nhiệt huyết với nghề thì khó mà làm được công việc này.
Cô Nguyễn Thị Bích Liên (58 tuổi, Điều dưỡng khoa Nhi) tâm sự: "Điều dưỡng là nghề mà công trạng ít nhưng công việc thì rất vất vả. Có những đêm trực chỉ có hai điều dưỡng, mà bệnh nhi lại nhiều, nhiều bệnh nặng, hết phòng này phòng kia gọi liên tục, tôi không có phút nào ngơi tay. Lại có những buổi hết ca trực rồi vẫn phải nằm nghỉ lại bệnh viện vì quá mệt. Nếu không yêu nghề có lẽ tôi đã từ bỏ lâu rồi...". Câu chuyện đang dở, chuông điện thoại kêu, cô Liên lại vội vã cầm tập Phiếu công khai và thực hiện thuốc dày xuống phòng bệnh nhi. "Công việc của điều dưỡng là thế đấy cháu, thường xuyên là ngủ không ra giấc, ăn chẳng trọn bữa, muốn ngồi tập trung làm một việc gì đó cũng rất khó huống chi nghỉ ngơi".
Coi bệnh nhân như người thân của mình
Đây chính là nét đẹp đáng quý của những người điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Giữa bộn bề công việc, giữa vô vàn những áp lực có tên và không tên, các điều dưỡng luôn lấy bệnh nhân làm trung tâm, coi họ như anh, em hay cô bác họ hàng nhà mình. Từ đó, nhẫn nại chăm sóc, lắng nghe để thực sự cảm thông, cùng họ vượt qua nỗi đau về cả thể xác và tinh thần.
Đã làm điều dưỡng, ai chẳng có lần chứng kiến cảnh bệnh nhân tức giận, sợ hãi mà nặng lời, không hợp tác điều trị. Hay những khi đang thay đồ ra về, bác sĩ thông báo có ca mổ lại vội vã chuẩn bị dụng cụ cùng bác sĩ vào phòng phẫu thuật. Và sẽ càng không thiếu cảnh trực đêm ở bệnh viện, đó là đặc thù của ngành y. Là điều dưỡng càng phải trực đêm nhiều, càng phải sát sao hơn với bệnh nhân bởi chỉ cần một chút lơ đãng thôi cũng khiến tình trạng bệnh nhân trở nên xấu hơn.
"Lúc bệnh tật đau đớn người ta thường không kiềm chế được bản thân nên hay có những câu nói, lời lẽ xúc phạm đến mình. Nếu để bụng chắc tôi đã mặc kệ bệnh nhân. Nhưng lúc ấy tôi lại đặt mình vào vị trí bệnh nhân để hiểu họ và thấy đó là điều hết sức bình thường rồi tiếp tục nhẹ nhàng trò chuyện, động viên cùng họ cố gắng vượt qua đau đớn. Ngay sau đó họ bình tĩnh lại liền đến xin lỗi, cảm ơn rối rít tôi vì đã giúp họ. Cứ thế tôi thấy bệnh nhân gần gũi giống như người nhà mình thôi", anh Nguyễn Hữu Vân (33 tuổi, Điều dưỡng Khoa gây mê) chia sẻ.
Điều dưỡng viên luôn mỉm cười thân thiện và chu đáo với người bệnh
Từ những nụ cười của bệnh nhân giúp người điều dưỡng thêm yêu nghề
Không phải chỉ có gian nan, đằng sau đó còn là niềm vui khôn tả xiết khi cứu được người bệnh khỏi lưỡi hái tử thần, hạnh phúc của người điều dưỡng thật đơn giản khi chứng kiến cảnh gia đình bệnh nhân được đoàn tụ bên nhau mạnh khỏe, nhìn thấy những nụ cười và những cái nắm tay thân ái, đầy ấm áp...
Bấy nhiêu điều nho nhỏ, tưởng chừng bình thường ấy lại chính là liều thuốc tinh thần lớn lao giúp mỗi người điều dưỡng vượt qua mệt mỏi, áp lực, thêm yêu nghề sâu sắc và cống hiến nhiều hơn nữa cho bệnh viện, cho ngành y tế. Ở ngoài kia, khi bệnh nhân, khách hàng có lời khen dành cho bệnh viện thì trong này những người điều dưỡng vẫn đang vội vã những bước chân nơi khoa phòng nào đó chẳng màng một lời tuyên dương hay tấm bằng khen.
Nụ cười của bệnh nhân và gia đình chính là hạnh phúc với mỗi người điều dưỡng
Khi được hỏi "Cô có yêu nghề không?" cô Nguyễn Thị Bích Liên (58 tuổi, Điều dưỡng khoa Nhi) chỉ cười: "Làm điều dưỡng tới tuổi này rồi nếu chỉ nói yêu nghề là chưa đủ. Tôi coi đó như một duyên phận của cuộc đời mình. Dù rằng tình yêu ấy không được chồng và các con ủng hộ. Có một chuyện vui chia sẻ luôn là, con trai tôi học rất tốt môn sinh. Có thời gian tôi muốn định hướng con theo ngành y và ngay lập tức nhận được cái lắc đầu của con. Con bảo rằng nhà có một người vất vả như mẹ là đủ lắm rồi." Thế mới thấy những người theo nghề điều dưỡng cần có sự quyết tâm và hi sinh rất lớn. Đâu chỉ có áp lực từ phía bệnh nhân mà còn từ gia đình. Để hết mình với người bệnh, để được sống trọn đam mê với nghề là cả một chặng đường đầy gian nan.
Tại Phương Đông, có những điều dưỡng trẻ chỉ vừa mới ra trường 1, 2 năm và cũng có những điều dưỡng đã ở tuổi "ông, bà", làm nghề hàng chục năm. Tuy tuổi đời khác nhau nhưng điểm chung ở họ chính là lòng nhiệt huyết với nghề và sự thấu hiểu tâm lý, thương người bệnh như người thân của mình. Chính họ đang từng ngày "thắp sáng" niềm tin, "nâng niu từng sự sống" từ ngôi nhà chung mang tên Phương Đông. Xin tạm kết câu chuyện về người điều dưỡng Bệnh viện Phương Đông với những dòng thơ đầy cảm xúc và lắng đọng của một người trong cuộc:
"Anh ơi hãy hiểu cho em
Đã làm điều dưỡng nhiều đêm vắng nhà
Gần mà lại cứ phải xa
Để anh nhung nhớ vào ra đợi chờ
Bệnh nhân lúc tỉnh khi mơ
Nên em thức trắng mệt phờ phạc đêm
Nghe từng nhịp đập trái tim
Đếm từng giọt nước nổi chìm tử sinh
Lương y từ mẫu hết mình
Em thương con với nhớ anh từng giờ
Biết rằng con đợi chồng chờ
Bệnh nhân từng phút cậy nhờ nghề em".
Nguyên Cuc
Theo congly.vn
Quy trình báo động đỏ giúp cứu sống bệnh nhân bị dao đâm xuyên bụng Ngày 13/10, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, bệnh viện vừa cứu sống trường hợp bệnh nhân Phùng Văn C (32 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) bị sốc mất máu do dao đâm thấu bụng nhờ kịp thời kích hoạt hệ thống báo động đỏ nội viện. Bệnh nhân được cứu sống nhờ hệ thống báo động đỏ nội viện....