Bệnh viện Mỹ lựa chọn chữa trị bệnh nhân Covid-19 theo thứ tự ưu tiên nào?
Một y tá bị hen, một ông cụ bị ung thư, một nam giới vô gia cư đều nhiễm Covid-19… tất cả đều cần máy thở để duy trì sự sống. Nhưng ai sẽ được ưu tiên dùng máy trong tình trạng thiếu hụt như hiện nay?
Theo AP, các nhân viên y tế Mỹ hãi hùng nghĩ tới viễn cảnh tàn khốc khi các bệnh viện ở nước này phải đón một lượng bệnh nhân tăng vọt, đều cần máy thở và các nguồn lực khác khi mà mọi thứ đều đang thiếu trầm trọng. Điều này có nghĩa là các nhân viên y tế sẽ phải phân bổ hợp lý nguồn lực có giới hạn trong lúc cấp cứu.
Kịch bản khủng khiếp đã diễn ra ở một loạt quốc gia bị đại dịch Covid-19 tác động nặng nề, trong đó có cả Tây Ban Nha. Người phụ trách một viện dưỡng lão ở Tây Ban Nha cho biết, những người bị bệnh tại viện dưỡng lão đã chết dần do không thể nhập viện khi các viện đều đã quá tải.
Giống như hầu hết phần còn lại của thế giới, nhu cầu về máy thở ở Mỹ hiện tăng cao, đặc biệt là khi các bệnh nhân Covid-19 nặng thường gặp vấn đề về hô hấp.
Để phòng bị, giới chức y tế trên khắp nước Mỹ đang xem xét lại các chỉ dẫn từ nhiều nguồn, gồm cả từ chính quyền bang lẫn các nhóm y tế về việc phân chia các nguồn lực có giới hạn như thế nào trong các trường hợp cấp cứu.
Nguyên tắc chung cho các trường hợp trên là: Đem lại lợi ích cho nhiều người nhất, ưu tiên những người có cơ hội hồi phục nhất.
Các hướng dẫn trước đây do cơ quan y tế bang New York đưa ra có đoạn, một số người bị bệnh nặng sẽ không được dùng máy thở (có số lượng giới hạn) trong những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, cơ quan này cũng nêu rõ, việc tự động loại bỏ những người lớn tuổi như trên sẽ là phân biệt đối xử.
Ngoài ra, do xã hội ủng hội cứu trẻ em nên nên trong trường hợp khẩn cấp, yếu tố tuổi tác có thể giữ vai trò quyết định, khi sinh mạng của trẻ em bị đe doạ.
Tại Pháp và Đức, ở những nơi bị đại dịch Covid-19 tác động mạnh, những người sống ở viện dưỡng lão chỉ được nhập viện khi họ có thể được cứu sống, Marc Bourquin thuộc Hiệp hội các bệnh viện Pháp cho hay.
Lê Nguyễn
Covid-19 Mỹ: Người vô gia cư Mỹ ngủ ở bãi xe, xe lạnh xếp hàng ngoài bệnh viện
500 người vô gia cư phải ngủ tại một bãi đỗ xe ở Las Vegas sau khi cơ sở từ thiện đóng cửa vì có người mắc Covid-19.
Cơ quan chức năng Las Vegas (Mỹ) phải thiết lập một điểm trú ẩn tạm thời cho những người vô gia cư sau khi nhà từ thiện của một tổ chức công giáo phải đóng cửa vì có bệnh nhân Covid-19. Giám đốc dịch vụ cộng đồng thành phố, Lisa Morris Hibbler cho biết, họ cũng chia khu vực trong bãi đỗ xe để những người ở trong tuân thủ giãn cách xã hội.
500 người vô gia cư phải ngủ ở bãi đỗ xe trong mùa dịch ở Las Vegas. (Ảnh: The Sun)
Những người vô gia cư này đã được sàng lọc y tế và được sắp xếp để ngủ cách nhau 6 feet (1,8 m) trên thảm. Điểm trú ẩn hoạt động từ 6 giờ tối đến 8 giờ sáng, dự định mở cửa đến 3/4, khi cơ sở từ thiện hoạt động trở lại.
Thành phố Las Vegas nằm trong bang Nevada, nơi đã xác nhận hơn 700 ca mắc Covid-19, trong đó 15 người thiệt mạng. Phần lớn những người mắc bệnh nằm trong độ tuổi từ 30-39. Bang này đã thực hiện khoảng 11.000 xét nghiệm và cũng đã chỉ thị người dân ở trong nhà để hạn chế dịch bệnh lây lan.
Một hàng xe tải đông lạnh đang được sử dụng làm nhà xác tạm thời bên ngoài bệnh viện Bellevue ở Manhattan, New York.
Trong khi đó, truyền thông đăng tải hình ảnh các xe tải lạnh túc trực bên ngoài bệnh viện ở thành phố New York để đối phó với số người chết do Covid-19 gia tăng. Thành phố đã báo cáo 790 người thiệt mạng và 36.000 người mắc bệnh.
Tính đến 30/3, trên toàn nước Mỹ có 142.000 người được xác nhận mắc Covid-19 và 2.500 người chết vì bệnh. Thành phố New York dự kiến đạt "đỉnh" dịch trong vài tuần tới, theo Daily Mail.
Video: Nhân viên chuẩn bị dựng lều trong công viên làm nơi điều trị Covid-19
Ngoài New York, điểm nóng Covid-19 tiếp theo ở Mỹ được dự đoán là New Orleans, hiện có 1.350 ca mắc bệnh và 73 ca chết người.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kéo dài chỉ thị giãn cách xã hội đến cuối tháng 4 và cho rằng giữ số người chết dưới 200.000 ở thời điểm dịch bệnh kết thúc đã có thể coi là "làm tốt".
PHƯƠNG ANH
'Nếu không cẩn thận, Mỹ có thể trở thành Italy' Dịch bệnh đã bắt đầu ảnh hưởng đến các bệnh viện trên khắp nước Mỹ. Nếu không cận thận, Mỹ có thể trở thành "Italy", nơi các bác sĩ phải chọn bệnh nhân để đặt máy thở. "Chúng tôi có bệnh nhân đầu tiên dương tính với virus, và sau đó mọi thứ bỗng nhiên tồi tệ", một bác sĩ ở thành phố...