Bệnh viện Mắt Hà Đông: Tích cực đào tạo cán bộ có trình độ chuyên sâu, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ
Sáng 21/9, Bệnh viện Mắt Hà Đông tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập và đón nhận Bằng khen Thủ tướng Chính phủ. Dự lễ kỷ niệm có: Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý.
Toàn cảnh lễ kỷ niệm.
Trải qua 10 năm, từ mô hình hoạt động của Trung tâm Mắt, Bệnh viện Mắt Hà Đông đã phát triển và thành lập với quy mô ban đầu là 1 tòa nhà, 40 giường bệnh và 45 cán bộ. Đến nay, bệnh viện đã có một khuôn viên rộng rãi hơn với 4 tòa nhà, 130 giường bệnh và đội ngũ hơn 100 nhân viên.
Trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, bệnh viện đã cử nhiều đoàn cán bộ đi tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận, quản lý ở trong và ngoài nước. Đến nay, Bệnh viện đã có 2 tiến sĩ, 2 bác sĩ CK cấp II, 10 thạc sĩ và bác sĩ CK cấp I, 5 bác sĩ nội trú, 10 bác sĩ CKĐH chuyên ngành mắt. Nhiều bác sĩ của bệnh viện đã đạt giải cao trong các hội nghị nghiên cứu khoa học toàn quốc và TP, đạt nhiều danh hiệu chiến sĩ thi đua TP, cấp cơ sở và các hình thức khen thưởng khác.
Trong suốt 10 năm xây dựng và phát triển, bệnh viện đã không ngừng phát huy các kỹ thuật chuyên khoa sâu, rất nhiều kỹ thuật hiện đại đã được đưa vào áp dụng thành công tại bệnh viện, bên cạnh kỹ thuật phẫu thuật đục thể thủy tinh với đội ngũ phẫu thuật viên có trình độ cao, bệnh viện đã thực hiện hầu hết các kỹ thuật phẫu thuật chuyên khoa mắt áp dụng tại các cơ sở nhãn khoa lớn trong toàn quốc và các quốc gia khu vực như: Phẫu thuật lasik điều trị tật khúc xạ, phẫu thuật cắt dịch kính, phẫu thuật can thiệp mắt trẻ em, phẫu thuật dị tật mắt bẩm sinh, phẫu thuật lệ đạo, tạo hình thẩm mỹ…
Bà Nguyễn Thu Hương – Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Đông cho biết: Vượt qua những khó khăn của cạnh tranh và thách thức, bệnh viện vẫn đảm bảo số lượng và chất lượng chỉ tiêu khám và điều trị vượt trội qua từng năm.
Nhiều trang thiết bị hiện đại tiên tiến trên thế giới đã được bệnh viện đầu tư đưa vào sử dụng hỗ trợ khám và điều trị như: Máy chụp cắt lớp hệ mạch võng mạc không cần dùng thuốc cản quang OCTA, có khả năng phân tích và phát hiện được các tổn thương rất nhỏ trong võng mạc, đặc biệt trong chẩn đoán và điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường; máy laser tạo hình vùng bè chọn lọc, cho phép can thiệp điều trị hiệu quả trong bệnh glocom giai đoạn sớm và nhiều các thiết bị máy móc khác, góp phần hoàn thiện hơn năng lực chăm sóc mắt cho nhân dân; đánh dấu một bước phát triển mới, đa dạng hơn trong dịch vụ, chuyên sâu hơn trong hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện.
Chia sẻ tại buổi lễ, bà Nguyễn Thu Hương – Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Đông cho biết: “Chất lượng điều trị của bệnh viện trong suốt những năm qua luôn được giữ vững. Vượt qua những khó khăn của cạnh tranh và thách thức, bệnh viện vẫn đảm bảo số lượng và chất lượng chỉ tiêu khám và điều trị vượt trội qua từng năm. Năm 2018, bệnh viện đã thực hiện trên 11.000 ca mổ, trong đó có 7.500 ca mổ cho bệnh nhân đục thể thủy tinh thể, góp phần quan trọng trong công tác giải phóng mù lòa, đem lại ánh sáng cho nhân dân Thủ đô và khu vực.
Ngoài ra, Bệnh viện Mắt Hà Đông còn là một trong những điểm sáng về hoạt động xã hội từ thiện. Nhiều chương trình khám sàng lọc, tặng quà và phẫu thuật miễn phí tại các vùng khó khăn ở các tỉnh, thành như: Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang và gần đây nhất là tại các huyện nghèo của tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả Bệnh viện Mắt Hà Đông đạt được, phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cũng nhấn mạnh đến những nhiệm vụ tập thể cán bộ viên chức bệnh viện cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Đó là tiếp tục triển khai và hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch trọng tâm giai đoạn 2015 – 2020, luôn chú trọng công tác hiện đại hóa, đầu tư vào các kỹ thuật mũi nhọn, phát triển bền vững cả về chiều rộng và chiều sâu, tập trung vào công tác giải quyết các nhóm bệnh gây mù có thể phòng và chữa được.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục triển khai sự chỉ đạo của Bộ Y tế về việc: “Đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh”, thực hiện tốt phương châm của bệnh viện: “Bệnh nhân đến thì đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở thì chăm sóc tận tình, bệnh nhân về thì dặn dò chu đáo”.
Phó Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu bệnh viện tích cực hơn nữa công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu, nhằm phát huy thế mạnh, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tăng cường đầu tư các trang thiết bị y tế hiện đại; thực hiện tốt công tác tự chủ về tài chính, mạnh dạn xây dựng các phương án cải cách, đổi mới, nâng cao thương hiệu, để bệnh viện luôn là điểm đến tin tưởng cho người bệnh của Thủ đô và khu vực.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Bệnh viện Mắt Hà Đông.
Với những đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bệnh viện Mắt Hà Đông đã vinh dự được đón nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen, Cờ thi đua của Bộ Y tế, UBND TP, Sở Y tế Hà Nội dành cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, danh hiệu Bệnh viện xuất sắc toàn diện.
Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, bệnh viện đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đây là sự ghi nhận to lớn của Đảng và Nhà nước, của nhân dân dành cho những cố gắng không ngừng của tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên và người lao động Bệnh viện trong công cuộc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Theo Kinhtedothi
Ngắm tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn hơn 12.000 tỉ đồng sắp thông xe
Toàn tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn dài 64 km sau khi đưa vào hoạt động sẽ rút ngắn thời gian từ Hà Nội lên Lạng Sơn từ 3 giờ 30 phút hiện nay xuống còn 2 giờ 30 phút.
Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn có quy mô 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế 100 km/giờ . Ảnh T.T
Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn hoàn thành thi công trong 25 tháng, tính từ thời điểm chính thức triển khai trở lại vào tháng 6.2017. Theo đánh giá, đây là công trình cao tốc có thời gian về đích sớm nhất nếu tính theo thời gian bắt đầu triển khai thi công đến khi thông xe.
Ngoài ra, tháng 2.2018, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung tuyến cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị dài 43 km vào dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn nhằm hoàn thành và nối thông tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn vào năm 2020, đồng thời giao UBND tỉnh Lạng Sơn là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư dự án là Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - Hữu Nghị.
Trước đó, dự án tuyến cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (Km1 800 - Km44 749) dài 43 km có tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 8.743 tỉ đồng. Theo ông Vũ Minh Hoàng, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả, theo thiết kế ban đầu, điểm cuối cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn tại Km 45 100 giao cắt với quốc lộ 1 tại xã Mai Sao (huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) khá "chơ vơ" khi cách cửa khẩu Hữu Nghị 43 km, cách thành phố Lạng Sơn khoảng hơn 30 km.
Vì vậy, sau khi tiếp nhận dự án, nhà đầu tư mới đã ưu tiên đầu tư đoạn kết nối từ cửa khẩu Hữu Nghị đến cửa khẩu Tân Thanh và Cốc Nam (bổ sung thêm đoạn từ Hữu Nghị - Tân Thanh dài 17,5 km). Đây cũng là điểm cuối cùng của tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn kết nối với cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) có chiều dài toàn tuyến khoảng 115 km. Qua rà soát, tính toán phân kỳ đầu tư tiết giảm được hơn 3.068 tỉ đồng (từ 8.743 tỉ đồng xuống còn 5.675 tỉ đồng).
Tuy nhiên, nguồn vốn triển khai phân đoạn cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị đang gặp vướng mắc, do Ngân hàng Vietinbank (đầu mối thu xếp tín dụng) chưa hoàn thành xong việc phê duyệt tín dụng. UBND tỉnh Lạng Sơn đã có công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng nhà nước tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về tín dụng, đẩy nhanh công tác thẩm định, ký hợp đồng tín dụng làm căn cứ triển khai, sớm thực hiện dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
Đến nay, tuyến cao tốc đã cơ bản hoàn thành toàn bộ phần mặt đường. Các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục bảo đảm an toàn giao thông, sơn kẻ vạch, hộ lan, tạo nhám mặt đường... để đưa dự án thông xe kỹ thuật cuối tháng 9.
Dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn có tổng chiều dài gần 170 km, gồm 2 hợp phần là xây dựng 64 km đường cao tốc đoạn Km 45 100 - Km 108 500 và tăng cường mặt đường quốc lộ 1 đoạn Km1 800 - Km 106 500 (dài 105 km), tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỉ đồng Ảnh T.T
Dự án được khởi công tháng 7.2015, nhưng do nhà đầu tư cũ không thu xếp được tín dụng nên dự án bị dừng hơn 2 năm, hợp phần quốc lộ 1 khi đó mới đạt 13% khối lượng Ảnh T.T
Tháng 3.2017, Bộ GTVT phải chấm dứt hợp đồng dự án do nhà đầu tư liên tục vi phạm hợp đồng BOT. Cuối tháng 5.2017, Bộ GTVT quyết định thay nhà đầu tư cũ là Công ty cổ phần Đầu tư UDIC Ảnh T.T
Tháng 6.2017, dự án chính thức được khởi động lại, Ngân hàng Vietinbank ký hợp đồng tài trợ nguồn vốn tín dụng cho dự án để triển khai thi công với trị giá hơn 10.000 tỉ đồng. Tháng 5.2018, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã chuyển vai trò cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại dự án cho UBND tỉnh Lạng Sơn Ảnh T.T
Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả sau khi tiếp nhận dự án đã đề nghị Bộ GTVT bỏ 1 trạm thu phí trên Quốc lộ 1 (tại Km 24 900) theo dự án đã được phê duyệt để tránh xung đột, đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, nhà nước và nhà đầu tư Ảnh T.T
Đến nay, tuyến đường đã cơ bản hoàn thành toàn bộ phần mặt đường. Các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục bảo đảm an toàn giao thông, sơn kẻ vạch, hộ lan, tạo nhám mặt đường... để đưa dự án thông xe kỹ thuật cuối tháng 9 này Ảnh T.T
Theo Thanhnien
"Lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà" "Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển"- chủ đề Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX- cũng chính là tư tưởng xuyên suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh. Người từng nói: "Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà". Bác Hồ...