Bệnh viện làm 6 giờ/ngày
Mới 16 giờ, bệnh viện đã nghỉ khám bệnh, không làm thủ tục ra viện.
Ngày 5-10, ông Lâm Quang Chứng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, cho biết sẽ kiểm tra phản ánh của người dân về việc cán bộ Bệnh viện Da liễu (phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang) chỉ làm việc 6 giờ/ngày.
Vì làm trong môi trường lây lan…
Từ phản ánh của một số bạn đọc, chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Da liễu lúc chưa đến 11 giờ ngày 5-10. Vừa dắt xe vào, người giữ xe chặn lại nói: “Đi khám bệnh à? Chiều đến, bây giờ người ta không làm nữa đâu, gửi xe chi mất công”.
Trước cổng Bệnh viện Da liễu ghi giờ khám bệnh sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ. Qua ghi nhận thực tế, mỗi ngày, khoảng 11 giờ và 16 giờ, bệnh viện đã đánh kẻng báo hiệu hết giờ làm. Ngay sau đó, nhiều cán bộ của bệnh viện ra về, bộ phận hành chính cũng đóng cửa.
11 giờ ngày 5-10, Bệnh viện Da liễu đánh kẻng, nhiều cán bộ đã ra về
Anh L., một bệnh nhân quê ở Phú Yên, cho biết ngày 3-10, chưa đến 16 giờ, anh cùng người nhà vào làm thủ tục ra viện nhưng cán bộ ở đây cho biết đã hết giờ làm, yêu cầu sáng mai làm thủ tục. “Tôi thực sự bất ngờ vì còn sớm như vậy mà bệnh viện đã đóng cửa, nghỉ làm. Nhà xa, đành phải ở lại một đêm để chờ ngày mai làm thủ tục. Trước đó, khi vào khám bệnh, tôi đến lúc 10 giờ 45 phút cũng không được khám” – anh L. cho biết.
Chiều 5-10, khi chúng tôi đăng ký làm việc với bệnh viện, Phòng Tổ chức – Hành chính có 3 người làm việc, sau đó 1 người lên xe máy đi ra cổng. Đến khoảng 15 giờ 30 phút, chỉ còn ông Nguyễn Văn Dung (trưởng phòng) ở lại tiếp chúng tôi. Ông Dung thừa nhận ông cũng từng giải thích với những bệnh nhân đến khám gần hết giờ quy định là chỉ tiếp nhận những ca cấp cứu, còn lại bác sĩ phòng khám đã tắt máy móc, thiết bị. “Có người đến khám không theo lịch hẹn nên rất khó nói việc này đúng hay sai (!?)” – ông Dung nói.
Về việc bệnh viện chỉ khám bệnh 6 giờ/ngày, ông Dung lý giải bệnh viện thuộc cơ sở làm việc trong môi trường lây nhiễm cao, tiếp xúc bệnh nhân lở loét như bệnh phong, da liễu… Do đó, áp dụng theo Bộ Luật Lao động được phép rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày từ 1-2 giờ. “Bác sĩ làm việc 6 giờ/ngày nhưng người làm hành chính nếu không có bác sĩ ký thì sao ra viện được? Hành chính theo công việc mà làm, bác sĩ như đầu tàu, có bác sĩ thì mới khám bệnh được. Cái đó cũng rõ ràng rồi nên tất cả anh em ở đây đều làm việc 6 giờ hết vì nằm trong môi trường lây lan” – ông Dung nói.
Video đang HOT
Cần bảo đảm thời gian phục vụ
Theo danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế ban hành, được làm việc 6 giờ/ngày chỉ có những người trực tiếp khám, điều trị, phục vụ bệnh nhân da liễu, hộ lý, người trực tiếp rửa, hấp, sấy, tiêu hủy các dụng cụ y tế, bệnh phẩm, chai lọ đựng thuốc, giặt giũ quần áo bệnh nhân mới được quy định ngành nghề nặng nhọc, độc hại vì thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lở loét, nguy cơ lây nhiễm cao, công việc thủ công nặng nhọc, tiếp xúc với các hóa chất, chất thải của bệnh nhân và vi sinh vật gây bệnh. Không có quy định nào cho thấy những người làm việc hành chính trong các cơ sở da liễu được hưởng các chế độ về độc hại, nặng nhọc.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều phòng khám tại TP Nha Trang của các bác sĩ Bệnh viện Da liễu như bác sĩ C. (đường Đinh Tiên Hoàng), bác sĩ H. (đường 2-4), bác sĩ K. (đường 2-4) mở cửa khám bệnh từ 16 giờ 30 phút.
Về phía lãnh đạo Sở Y tế, ông Lâm Quang Chứng cho biết nhiều bệnh viện mang tính đặc thù thì được rút ngắn thời gian làm việc theo Bộ Luật Lao động nhưng chỉ áp dụng với y, bác sĩ. Với cán bộ hành chính tại Bệnh viện Da liễu chỉ làm 6 giờ/ngày, sở sẽ ghi nhận, cho kiểm tra lại. “Cần có cách tổ chức để làm thế nào bảo đảm công tác phục vụ bệnh nhân” – ông Chứng nhấn mạnh.
Chưa có chế tài xử lý cụ thể Ông Ngô Truyện, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa, cho biết cán bộ, công chức, viên chức đều phải tuân thủ luật pháp, ngày làm 8 giờ, trừ một số trường hợp quy định riêng, nếu làm ít hơn là vi phạm quy định. Tuy vậy, từ trước đến nay, chưa thực hiện việc kiểm tra, xử lý tình trạng “đi muộn về sớm”, “ăn cắp giờ công”. “Thực tế chưa có chế tài cụ thể như đi muộn bao nhiêu phút thì phạt như thế nào. Do đó, các quy định chỉ yêu cầu thủ trưởng đơn vị nhắc nhở nếu phát hiện nhân viên vi phạm thì kiểm điểm, khiển trách, cắt thi đua” – ông Truyện nói.
Theo KỲ NAM (Người lao động)
Những quy định nổi bật có hiệu lực từ tháng 10
Người bệnh không được thanh toán tiền khám khi cấp cứu từ 4 giờ trở lên, thời gian nghỉ phép của quân nhân chuyên nghiệp, quyền được cung cấp dữ liệu tài nguyên, môi trường biển, đảo..., là những quy định nổi bật có hiệu lực từ tháng 10.
Không thanh toán tiền khám bệnh khi cấp cứu từ 4 giờ trở lên
Quy định mới liên quan đến bảo hiểm y tế từ 1/10. Ảnh minh hoạ: Trí Tín
Công văn của Bộ Y tế hướng dẫn bổ sung thực hiện Thông tư liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, có hiệu lực từ 1/10.
Theo đó,trường hợp người bệnh vào khoa cấp cứu, không qua khám chữa bệnh được chi trả tiền khám bệnh như sau: Nếu thời gian điều trị từ 4 giờ trở lên, thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật theo quy định, không thanh toán tiền khám bệnh. Nếu thời gian điều trị dưới 4 giờ, được thanh toán tiền khám bệnh, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật, không thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú.
Ngoài ra, công văn trên còn hướng dẫn một số nội dung khác, như thanh toán ngày giường bệnh điều trị nội trú; Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh tại phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc bệnh viện/trung tâm y tế huyện; Tiền giường lưu tại trạm y tế tuyến xã. Phòng khám đa khoa trực thuộc bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương: áp dụng giá dịch vụ y tế theo hạng bệnh viện đó...
Thời gian nghỉ phép năm của quân nhân chuyên nghiệp
Có hiệu lực từ 8/10, thông tư 113 của Bộ Quốc Phòng quy định chế độ nghỉ phép của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hằng năm là 20 ngày (dưới 15 năm phục vụ); 25 ngày (từ đủ 15 đến dưới 25 năm phục vụ); 30 ngày (từ đủ 25 năm phục vụ trở lên).
Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ở đơn vị đóng quân cách xa gia đình được ưu tiên nghỉ phép hằng năm như sau: Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên hoặc tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK được nghỉ thêm 10 ngày mỗi năm.
Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và đang hưởng phụ cấp khu vực hệ số từ 0,5 đến 0,7 hoặc tại các đảo hưởng phụ cấp khu vực hệ số từ 0,1 đến dưới 1,0 được nghỉ thêm 5 ngày mỗi năm.
Từ cấp xã phải báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Thông tư 19/2016 của Bộ Tài nguyên Môi trường có hiệu lực từ 10/10, quy định bản báo cáo thường niên về công tác bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ bao gồm những nội dung như: Đánh giá chung về các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường, các loại hình chất thải đặc trưng; tình hình, kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước và hoạt động bảo vệ môi trường...
Thông tư này cũng quy định, từ UBND cấp xã báo cáo HĐND cùng cấp, UBND cấp huyện về công tác bảo vệ môi trường, trước ngày 15/12 hàng năm.
Công dân có quyền được cung cấp dữ liệu tài nguyên, môi trường biển, đảo
Thông tư 20 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/10.
Theo thông tư này, tổ chức, cá nhân được quyền khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển, hải đảo thông qua hình thức: Mạng điện tử; hợp đồng; phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu cung cấp dữ liệu.
Việc khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển, hải đảo qua mạng điện tử được thực hiện bằng cách cung cấp mã truy cập một lần, chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải dữ liệu, gửi tập tin đính kèm thư điện tử.
Việc khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu bằng hình thức hợp đồng thực hiện theo thỏa thuận giữa cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu với tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
Mức thưởng cho vận động viên thể thao quân đội lập thành tích
Vận động viên đạt giải huy chương vàng quốc tế sẽ có mức thưởng cao nhất là 75 triệu đồng. Ảnh minh hoạ: Reuters
Có hiệu lực từ ngày 27/10, Thông tư 138 của Bộ Quốc Phòng quy định về chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao quân đội (TTQĐ) được tập trung tập huấn và thi đấu.
Cụ thể, VĐV các đội thể thao quốc gia lập thành tích tại các giải thi đấu sẽ được thưởng theo quy định mới, khi đạt huy chương vàng sẽ có mức thưởng như sau: Đại hội thể thao các nước thế giới: 75 triệu đồng/VĐV; Giải TTQĐ các nước thế giới, Châu Á: 50 triệu đồng/VĐV; Giải TTQĐ các nước Đông Nam Á: 25 triệu đồng/VĐV; Đại hội TDTT toàn quốc: 30 triệu đồng/VĐV; Giải thể thao Vô địch Quốc gia: 25 triệu đồng/VĐV; Đại hội TDTT toàn quân: 10 triệu đồng/VĐV; Hội thao thể thao toàn quân: 7.5 triệu đồng/VĐV.
Bá Đô
Theo VNE
Ông Trịnh Xuân Thanh không thể không xuất hiện nữa "Ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu?". Câu hỏi này không chỉ nhằm xác định địa điểm chính xác mà ông Trịnh Xuân Thanh đang ở, mà còn là câu hỏi về quản lý, sự tuân thủ những quy định, chuẩn tắc chung của một cán bộ. Đến ngày 3-9, ông Trịnh Xuân Thanh đã hết kỳ nghỉ phép để đi chữa bệnh....