Bệnh viện K tổ chức tư vấn trực tuyến điều trị bệnh ung thư
Việc hiểu đúng về ung thư cũng như tầm soát phát hiện sớm ung thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp quá trình điều trị đơn giản hơn, hiệu quả cao và giảm thiểu về chi phí.
Khám cho người bệnh tại Bệnh viện K. (Ảnh: PV/Vietnam )
Theo thống kê của GLOBOCAN (một dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới), trong năm 2018, Việt Nam có gần 165.000 số ca mắc mới ung thư, gần 115.000 ca tử vong vì bệnh ung thư và hơn 300.000 bệnh nhân đang sống chung với ung thư.
Có 5 loại ung thư hàng đầu ở Việt Nam mà nam giới mắc phải là: Ung thư gan (21,5%), phổi (18,4%), dạ dày (12,3%), đại trực tràng (8,4%) và vòm họng (5,0%). Ở nữ giới lần lượt là: Ung thư vú (20,6%), đại trực tràng (9,6%), phổi (9,4%), dạ dày (8,6%) và gan (7,8%).
Thông tin từ Bệnh viện K ngày 11/8 cho hay đơn vị này đã tổ chức chuỗi chương trình tư vấn trực tuyến về các chủ đề liên quan đến những bệnh ung thư thường gặp như: ung thư vú, cổ tử cung, gan, phổi, đại trực tràng, dạ dày, tuyến giáp…
Bệnh viện K đã đồng hành cùng nhiều đơn vị để thực hiện chương trình. Từ tháng 6-12/2020, Roche Việt Nam đồng hành với chuỗi chương trình tư vấn trực tuyến của Bệnh viện K, theo đó các chương trình sẽ được phát trực tiếp trên kênh Youtube và Fanpage của bệnh viện vào lúc 10 giờ, Thứ Bảy hàng tuần.
Thạc sỹ Nguyễn Bá Tĩnh, Trưởng phòng Công tác xã hội kiêm Phụ trách phòng Quản lý chất lượng bệnh viện K cho hay chương trình có các chủ đề khác nhau liên quan đến bệnh ung thư nhằm tuyên truyền sâu rộng thông tin cần thiết về căn bệnh này trong cộng đồng. Chương trình với các nội dung tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về ung thư và tổ chức các chương trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư.
Video đang HOT
Thời gian vừa qua, đại dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, việc tư vấn, khám chữa bệnh từ xa nhằm đáp ứng nhu cầu được tư vấn y tế từ xa của đông đảo người bệnh trong và ngoài nước. Với nguồn thông tin kịp thời, chính xác, hữu ích, chương trình tư vấn trực tuyến đã trở thành sợi dây gắn kết giữa người bệnh với các y bác sỹ.
Ông Girish Mulye, Trưởng văn phòng đại diện Roche tại Việt Nam chia sẻ: “Roche đồng hành cùng Bệnh viện K trong chương trình tư vấn trực tuyến các chủ đề liên quan đến bệnh ung thư nhằm giúp người bệnh được tiếp cận những thông tin chính xác, khoa học. Bất kỳ ai, người bệnh, hay người nhà bệnh nhân đều có thể tìm thấy những thông tin hữu ích một cách đơn giản, ngay tại nhà.”
Với kỹ thuật tiên tiến, tiệm cận với y học khu vực và thế giới, hiện nay việc điều trị ung thư tại Việt Nam sáng ngang với nhiều quốc gia có nền y tế phát triển./.
Đừng nghĩ ung thư là "án tử"
Không ít bệnh nhân ung thư đang tin vào những cách thức điều trị chưa có cơ sở khoa học, như: Nhịn ăn bỏ đói tế bào ung thư, thực dưỡng, nói không với phẫu thuật, xạ trị...
Đây là những quan niệm sai lầm, khiến người bệnh mất đi "thời gian vàng" trong điều trị, thậm chí phải trả giá đắt bằng cả tính mạng. Trong khi đó, nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời thì ung thư không còn là "án tử".
Điều trị ung thư tuyến giáp cho bệnh nhân tại Bệnh viện K.
30% bệnh nhân ung thư tử vong vì suy kiệt
Cách đây hơn 1 năm, chị N.T.T.H (sinh năm 1974, ở tỉnh Nghệ An) được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tuyến thùy trên phổi phải. Chị H được điều trị hóa chất tại Khoa Nội hô hấp (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) và đáp ứng rất tốt với điều trị. Thế nhưng, đến đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 xuất hiện, chị H ngại đến bệnh viện. Thậm chí, chị H còn tìm đọc những thông tin được lan truyền trên mạng và tin tưởng phương pháp chỉ ăn rau xanh thải độc, kết hợp tập theo giáo phái lạ để điều trị ung thư. Kết quả, sau 3 tháng tự điều trị, chị H bị sụt 8kg và phải nhập viện do bệnh trầm trọng hơn...
Bác sĩ Bùi Thị Thanh, Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân H chia sẻ, khi mắc bệnh ung thư, đa phần người bệnh thường có tâm lý hoang mang, lo sợ. Do đó, bất cứ thông tin gì về phương pháp điều trị, họ đều tìm hiểu. Thậm chí, họ sẵn sàng từ bỏ các biện pháp điều trị đặc hiệu để sử dụng các phương pháp chưa có bằng chứng khoa học, như: Thực dưỡng, nhịn ăn, sử dụng thuốc đông y không nguồn gốc... Sau một thời gian sử dụng các biện pháp không đặc hiệu này, bệnh tiếp tục tiến triển, khiến thể trạng suy kiệt và khi quay trở lại bệnh viện, thì bệnh nhân đã qua mất "thời gian vàng". Hiện có khoảng 30% bệnh nhân ung thư tử vong vì suy kiệt, suy dinh dưỡng trước khi tử vong vì bệnh.
Tương tự, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật thành công khối u vú "khủng" cho bà D.T.T (73 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội). Khối u ban đầu chỉ bằng quả trứng chim cút, nhưng do nghe mách bảo, thay vì đến bệnh viện, bà T đã tự điều trị bằng việc uống mật động vật, cao hổ cốt, xạ đen..., khiến khối u ngày càng phát triển với đường kính 15cm.
Tiến sĩ Vũ Kiên, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết, những trường hợp như bệnh nhân T ban đầu có thể chỉ là mang khối u lành tính, nhưng do không được điều trị kịp thời và đúng cách, nên biến chứng thành ác tính. Việc chẩn đoán sớm ung thư làm tăng cơ hội điều trị thành công, giảm biến chứng. Ngược lại, phát hiện chậm trễ sẽ khiến điều trị phức tạp, tốn kém và nhiều biến chứng, dẫn đến tàn tật, khả năng sống sót thấp.
Phẫu thuật nội soi 3D tại Bệnh viện K cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày.
Các bác sĩ tại Bệnh viện K cũng đã chứng kiến nhiều trường hợp đau lòng, khi được phát hiện ung thư từ giai đoạn sớm, nhưng người bệnh không muốn xạ trị, không muốn phẫu thuật, mà tìm đến phương pháp thực dưỡng, ăn chay. Khi cơ thể suy kiệt, quay trở lại bệnh viện thì đã quá muộn.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, quan niệm sai lầm phổ biến hiện nay là ung thư mà đụng dao kéo sẽ làm bệnh di căn nhanh và tử vong sớm hơn. Đối với đa số loại ung thư, phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất để cứu chữa bệnh nhân ở giai đoạn sớm.
Phát hiện càng sớm, tỷ lệ chữa khỏi càng cao
Tại Việt Nam, hiện có hơn 300.000 người đang phải chiến đấu với bệnh ung thư. Trung bình mỗi năm, nước ta có gần 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân tử vong. Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu, tiếp đến là dạ dày, gan, đại trực tràng; ở nữ giới, lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi...
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho rằng, các tiến bộ của y học ngày nay đã giúp nhiều người chữa khỏi hoặc có thể kéo dài thời gian sống thêm đáng kể, tùy loại ung thư và giai đoạn bệnh. Một số loại bệnh ung thư có tỷ lệ khỏi bệnh trên 5 năm vượt quá 90%, nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời, như: Ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng... Ở Bệnh viện K có rất nhiều bệnh nhân ung thư đã chữa trị ổn định từ 10 đến 30 năm, thậm chí lâu hơn.
PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K.
Còn theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện tỷ lệ phát hiện sớm ung thư tại nước ta tăng lên khoảng 50%, so với trước đây chỉ 20-25%. Với bệnh ung thư, phát hiện càng sớm, tỷ lệ chữa khỏi càng cao. Ngược lại, phát hiện muộn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn. Cùng với sự tiến bộ của khoa học trong chẩn đoán, điều trị, nhiều trường hợp tiên lượng tử vong song vẫn được cứu sống. Nguy cơ mắc ung thư gia tăng với lứa tuổi trung niên, do đó, từ 40 tuổi trở lên, cả nam và nữ cần tầm soát để phát hiện sớm bệnh.
Cũng theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, thời gian tới, bảo hiểm y tế cần vào cuộc, có thể chi trả chi phí sàng lọc một số bệnh ung thư thường gặp cho người dân.
Tránh lãng phí, sai lệch khi tầm soát ung thư Trong bài viết trên số báo trước, GS-TS-BS. Nguyễn Sào Trung (Đại học Y Dược TP.HCM; Phó chủ tịch Hội Giải phẫu bệnh - Tế bào bệnh học Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Y học TP.HCM) đã chia sẻ thông tin đa chiều về "xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư" đang được quảng cáo rầm rộ, cho thấy chúng không...