Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cứu sống hai người bệnh bị kẹt van nhân tạo
Sáng 9-7, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh viện vừa sử dụng thuốc tiêu huyết khối cứu kịp thời 2 người bệnh bị kẹt van nhân tạo do huyết khối.
Đó là bệnh nhân N.T.L (48 tuổi, Hải Dương), có tiền sử phẫu thuật thay van 2 lá nhân tạo cơ học cách 2 năm. Sau phẫu thuật, người bệnh vẫn đi khám định kỳ. Tuy nhiên do tình hình dịch Covid-19, nên kể từ tháng 1-2020, chị N.T.L không tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đông máu.
Cách đây 10 ngày, chị N.T.L xuất hiện cơn đau ngực trái, khó thở. Chị nhập viện trong tình trạng mạch nhanh, huyết động bắt đầu rối loạn, khó thở NYHA II- III, xét nghiệm chỉ số chống đông (INR) thấp hơn đích điều trị. Song song với việc xét nghiệm đông máu, rất nhanh chóng người bệnh được siêu âm tim và các bác sĩ đã chẩn đoán chị bị kẹt một cánh van nhân tạo cơ học. Các bác sĩ cho biết, dấu hiệu trên của chị N.T.L là hậu quả của việc không đi thăm khám và không được điều chỉnh liều thuốc chống đông máu thường xuyên.
Nghi ngờ tình trạng bệnh xảy ra do khối máu đông mới hình thành, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiến hành siêu âm tim qua thực quản cấp cứu nhằm đánh giá tình trạng van và khẳng định chẩn đoán kẹt van nhân tạo do huyết khối mới hình thành.
Qua hội chẩn toàn khoa, các bác sĩ quyết định dùng thuốc tiêu huyết khối cho người bệnh theo phác đồ. Trong quá trình dùng thuốc chị N.T.L được theo dõi sát tình trạng tri giác, huyết động và siêu âm tim đánh giá 30 phút/lần. Sau khi được điều trị, tình trạng người bệnh dần ổn định, kết quả siêu âm cuối cùng cho thấy 2 cánh van đều đóng mở tốt và không quan sát thấy huyết khối nữa.
Video đang HOT
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám bệnh cho bệnh nhân N.T.L.
PGS, TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực cho biết: Chống chỉ định sử dụng thuốc tiêu huyết khối khi người bệnh có dấu hiệu ra máu ở bất kỳ đâu trên cơ thể, nó có thể gây xuất huyết ở những vùng khác và đặc biệt nguy hiểm là xuất huyết não. Rất may, chị L không có chống chỉ định với thuốc tiêu huyết khối vì vậy sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, chị đã được các bác sĩ can thiệp kịp thời. Nếu để lâu, người bệnh sẽ bị kẹt cứng cả 2 cánh van dẫn tới tử vong hoặc suy tim cấp dẫn tới nguy cơ tử vong. Ngoài ra, trường hợp huyết khối bám vào cánh van bị vỡ, một mảnh trôi đi sẽ có thể gây ra tắc mạch máu khắp nơi đặc biệt là mạch máu não.
Nhập viện cùng ngày với chị N.T.L là một bệnh nhân nam 46 tuổi đến từ Hà Tĩnh có tiền sử phẫu thuật thay van cơ học cách đây 11 năm. Trái với trường hợp chị N.T.L có tiền sử 2 năm và ít kinh nghiệm, nam bệnh nhân này đã quen thuộc với việc đi khám và chỉnh chống đông trong suốt 11 năm qua. Tuy nhiên, anh cũng gặp phải tình trạng kẹt van nhân tạo do huyết khối.
Cách đây 2 ngày, anh nhập bệnh viện tỉnh với biểu hiện ho nhiều, khó thở. Sau khi được chẩn đoán nghi kẹt van 2 lá cơ học tại địa phương, anh được chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để điều trị. Tại đây, bệnh nhân đã khó thở nhiều, mạch nhanh, huyết áp tụt, siêu âm tim thấy kẹt cứng một cánh van 2 lá cơ học. Ngay trong đêm tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ đã tiến hành siêu âm qua thực quản, đánh giá kẹt van do huyết khối mới, thông qua hội chẩn quyết định sử dụng thuốc tiêu huyết khối, được đánh giá siêu âm 30 phút / 1lần. Qua siêu âm thấy cánh van đóng mở tốt hơn, độ chênh áp lực qua van giảm dần đi, người bệnh dễ chịu hơn và cuối cùng khi dùng hết thuốc, cánh van mở hoàn toàn tốt, không còn thấy huyết khối.
Với phương tiện chẩn đoán tiên tiến, kỹ thuật hiện đại và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người bệnh nhập viện trong tình trạng kẹt van nhân tạo do huyết khối đã được cấp cứu kịp thời bằng các biện pháp siêu âm tim, siêu âm qua thực quản, hồi sức tim mạch. Các bác sĩ đã nhanh chóng phân biệt được huyết khối cũ và mới để kịp thời đưa ra quyết định sử dụng thuốc tiêu huyết khối, bởi nếu là huyết khối cũ thì không có chỉ định dùng tiêu huyết khối nữa.
Người bệnh chỉ còn 0,01% hy vọng, bác sĩ quyết không buông tay, cứu sống bệnh nhân ngoạn mục
Người bệnh chỉ còn 0,01% hy vọng, gia đình đánh giá "chồng tôi chết tại chỗ rồi", nhưng quyết không buông tay, các bác sĩ Bệnh viện (BV) Gang thép Thái Nguyên và BV Bạch Mai đã hội chẩn và những quyết định trong tích tắc, cứu sống bệnh nhân một cách ngoạn mục.
Ngàn cân treo sợi tóc
Trước đó, chiều 19/6, theo hồ sơ bệnh án, ông Nguyễn Trường Lưu đi xe máy từ Hà Nội về Thái Nguyên. Về đến nhà, ông Lưu xuất hiện đau ngực, vã mồ hôi, cơn kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ. Gia đình đã đưa ông đến BV Gang thép Thái Nguyên. Vừa đến phòng cấp cứu, ông Lưu đột ngột xuất hiện tím tái, ngừng tuần hoàn. Ngay lập tức, các bác sĩ trực tại Khoa Cấp cứu tiến hành hồi sức tim phổi, hỗ trợ hô hấp. Bệnh nhân được tiêm Adrenalin và ép tim liên tục trong gần 30 phút nhưng vẫn không có mạch.
Bệnh nhân Nguyễn Trường Lưu đã được cứu sống một cách ngoạn mục nhờ sự phối hợp khẩn cấp, nhịp nhàng giữa các bệnh viện
Trưởng tua trực, bác sĩ Nguyễn Tá Tâm đã gọi điện xin tham vấn chuyên môn của các chuyên gia Viện Tim mạch, BV Bạch Mai. Cuộc trao đổi nhanh giữa tua trực và bác sĩ Viện Tim mạch tiên lượng: Có khả năng bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp. Các chiến thuật xử trí cấp cứu được vạch ra trong chớp nhoáng. Bệnh nhân được tiếp tục vừa ép tim vừa sử dụng thuốc tiêu huyết khối. 5 phút sau, dấu hiệu sinh tồn lác đác xuất hiện, bệnh nhân bắt đầu có mạch trở lại.
Ngay sau đó, nhịp tim của ông Lưu rối loạn nặng, xuất hiện các cơn rung thất, nhanh thất liên tục. Lại điện chẩn, khoảng cách địa lý không làm nhụt chí của kíp Cấp cứu BV Gang thép Thái Nguyên và các bác sĩ Viện Tim mạch, BV Bạch Mai. Theo quy định, sau 4 - 5 lần shock điện và 30 phút ép tim mà không có dấu hiệu sinh tồn thì công cuộc hồi sức đó coi như không đạt kết quả và có thể dừng.
Nhưng với quyết tâm còn nước còn tát, các biện pháp về hồi sức tích cực vẫn được tiến hành thông qua hotline chuyên môn giữa Thái Nguyên - Bạch Mai. 10 lần... 12 lần... 14 lần và đến phát shock điện thứ 15, những nỗ lực cấp cứu được đền đáp, rối loạn nhịp thất nguy hiểm đã qua, bệnh nhân tạm ổn định.
Tuy nhiên, huyết áp của người bệnh vẫn ở chỉ số thấp, điện tâm đồ rung nhĩ... Bệnh nhân được chẩn đoán bị nhồi máu cơ tim sau dưới cấp biến chứng ngừng tuần hoàn. Các bác sĩ Viện Tim mạch phối hợp mời thêm các bác sĩ Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai hội chẩn liên viện.
Qua trao đổi, các bác sĩ Bạch Mai nhận định đây là 1 trường hợp rất nặng, bệnh nhân tuy đã có huyết động nhưng cần được hồi sức tích cực, can thiệp chụp động mạch vành cấp cứu. Vì vậy, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung - Giám đốc BV Gang thép Thái Nguyên và bác sĩ Nguyễn Tá Tâm cùng cộng sự quyết định chuyển tuyến bệnh nhân Nguyễn Trường Lưu lên BV Bạch Mai.
Cân não điều trị cho bệnh nhân
Tại đầu cầu BV Bạch Mai, Khoa Cấp cứu A9 chuẩn bị sẵn để tiếp nhận bệnh nhân; tại Viện Tim mạch, bóng đối xung động mạch cũng sẵn sàng nhằm hỗ trợ huyết động trong khi can thiệp.
Khi xe cứu thương đến, bệnh nhân được các bác sĩ A9 và Viện Tim mạch tiếp nhận để đánh giá các chỉ số sinh tồn. Dù đã trải qua gần 1 giờ ngừng tuần hoàn nhưng tri giác của bệnh nhân khá tốt, nhịp tim rối loạn nặng. Kết quả chụp động mạch thì vẫn hẹp 99% động mạch vành phải. Nếu không được đặt stent, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ, thiếu máu và bệnh nhân sẽ tử vong.
Ngay lập tức, bệnh nhân được can thiệp tim mạch, đặt 1 stent. Mọi thao tác được diễn ra chính xác, cẩn trọng và có những thành công bước đầu. Tuy nhiên, do bị ngừng tuần hoàn quá lâu dẫn đến việc bệnh nhân xuất hiện tình trạng toan chuyển hóa, suy thận tiến triển nhanh. Sau cuộc hội chẩn với chuyên gia hồi sức tích cực, bệnh nhân lại được chuyển tiếp lên Khoa Hồi sức tích cực. Sau 7 ngày tích cực điều trị, các chỉ số về dần ngưỡng cơ bản, bệnh nhân Lưu được rút ống nội khí quản và không cần lọc máu.
Để có được bước trở lại ngoạn mục từ lưỡi hái tử thần này, đầu tiên phải kể đến những nỗ lực không buông tay của kíp cấp cứu BV Gang thép Thái Nguyên, sự tư vấn chuyên môn kịp thời qua hội chẩn từ xa của các bác sĩ Viện Tim mạch. Tiếp đó là sự phối hợp chuyên môn của tập thể BV Bạch Mai.
Phương pháp mổ đột phá giúp cắt bỏ ung thư phổi với vết rạch chỉ 6 cm Ưu điểm quan trọng của phương pháp này là tiếp cận được những chỗ rất sâu mà mổ mở không tới được, ít tổn thương tổ chức lành và có thể làm rất tỉ mỉ, giúp giải quyết bệnh một cách triệt để. Ưu việt của phương pháp mổ nội soi Trong phẫu thuật để điều trị các bệnh lý ở phổi, đặc...