Bệnh viện Gia An 115 TP HCM đạt chất lượng xét nghiệm quốc tế
Ngày 11-9, Bệnh viện Gia An 115 TP HCM đã đon nhận chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 15189:2012 trong lĩnh vực xét nghiệm huyết học – hóa sinh sau 9 tháng đăng ký.
Ông Vũ Xuân Thủy, Giám đốc Văn phòng Công nhận chất lượng Bộ Khoa học và Công nghệ, đã trao chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm ISO 15189: 2012, mã số VILAS MED 129 cho bệnh viện. Chứng chỉ này có hiệu lực từ ngày 18-8.
Phòng xét nghiệm tại Bệnh viện Gia An 115 TP HCM
ISO 15189:2012 là tiêu chuẩn yêu cầu về năng lực và chất lượng đối với các phòng xét nghiệm y tế, bao gồm 2 nội dung chính về quản lý và kỹ thuật với nhiều quy định chi tiết, cụ thể. Tiêu chuẩn này nhằm bảo đảm cung cấp kết quả xét nghiệm chính xác, nhanh chóng, giảm tối đa tỉ lệ sai sót, rút ngắn thời gian chờ đợi lấy mẫu và chờ đợi kết quả, góp phần quan trọng trong việc tăng độ chính xác trong chẩn đoán, đưa ra hướng điều trị kịp thời, hiệu quả cho người bệnh.
Video đang HOT
Thay đổi chiến lược xét nghiệm nhằm đẩy nhanh việc sàng lọc, phát hiện ca mắc COVID-19
Các chuyên gia cho rằng, phải thay đổi chiến lược xét nghiệm theo hướng tổ chức xét nghiệm nhanh tại các cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu, địa điểm công cộng tập trung đông người để đẩy nhanh quá trình sàng lọc, phát hiện ca COVID-19.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp triển khai công tác phòng, chống dịch diễn ra sáng ngày 3/9, Ban Chỉ đạo nhấn mạnh nhiệm vụ đặt ra là phải bảo đảm mục tiêu kép là vừa tổ chức phòng, chống dịch bệnh vừa phải bảo đảm phát triển kinh tế.
Trước mắt và dễ thấy nhất là yêu cầu phải mở các chuyến bay thương mại để đón chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài, tăng cường các hoạt động giao lưu đem lại lợi ích cho quốc gia, cùng với đó là những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Muốn vậy, chúng ta phải thực hiện rất nhiều biện pháp, trong đó có chiến lược xét nghiệm.
Các chuyên gia nhấn mạnh phải thay đổi chiến lược xét nghiệm theo hướng tổ chức xét nghiệm nhanh tại các cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu, địa điểm công cộng tập trung đông người để đẩy nhanh quá trình sàng lọc, phát hiện ca bệnh, không để sót, lọt các ca nhiễm.
Thực tiễn cũng cho thấy, để phục vụ phát triển kinh tế, các nước phát triển như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu... đã triển khai việc xét nghiệm nhanh để quản lý người nhập cảnh tại các cảng hàng không quốc tế.
Giáo sư Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho rằng chiến lược xét nghiệm trong thời gian tới là phải sử dụng sinh phẩm xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên tại ở những địa điểm công cộng như sân bay, khu cách ly tập trung... với thời gian nhanh, kết quả chính xác; tiết kiệm thời gian, giảm chi phí xét nghiệm, sàng lọc người trong các khu cách ly, người nhập cảnh vào Việt Nam...; góp phần chống dịch hiệu quả.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có các công nghệ và loại sinh phẩm cho xét nghiệm tìm kháng thể và kháng nguyên. Cụ thể, xét nghiệm nhanh tìm kháng thể có loại sinh phẩm sử dụng máy và loại không cần sử dụng máy. Nhược điểm của loại kit xét nghiệm nhanh tìm kháng thể là chỉ có độ nhạy, độ đặc hiệu cao đối với người nhiễm bị SARS-CoV-2 từ 7 ngày trở lên.
Trong khi đó, xét nghiệm tìm kháng nguyên đang được thực hiện bằng phương pháp Realtime -PCR có thời gian thực hiện lâu, có yêu cầu cao về kỹ năng, quy trình thao tác.
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu chiến lược xét nghiệm mới, Thường trực Ban Chỉ đạo, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp cho rằng cần đẩy mạnh phát triển các loại kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên có ưu điểm của cả xét nghiệm nhanh tìm kháng thể và xét nghiệm tìm kháng nguyên theo phương pháp Realtime -PCR.
Các kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên phải dễ thao tác, có thể sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện có, thời gian thực hiện ngắn hơn nhưng độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương hoặc cao hơn phương pháp Realtime -PCR hiện nay.
Hiện nay đã có 3 đơn vị tại Việt Nam đang nghiên cứu các kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên và đang ở những khâu cuối cùng để có sản phẩm.
Sau khi nghe ý kiến của các doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, sẽ ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ phối hợp, hỗ trợ các đơn vị đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, sản xuất kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên phục vụ công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới.
Ban Chỉ đạo cũng giao Bộ Y tế tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa cho các DN triển khai tập huấn sử dụng các loại kit xét nghiệm do DN Việt Nam sản xuất hiện nay.
Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định, trong tuần này Bộ sẽ tham vấn các doanh nghiệp và tuần sau sẽ có báo cáo cấp có thẩm quyền về việc triển khai đề tài nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên.
Đàn châu chấu tre tràn sang gây hại 60ha tre, ngô ở Điện Biên rồi bay về Trung Quốc Đàn châu chấu tre lưng vàng di trú từ Trung Quốc, Lào vào Việt Nam từ đầu tháng 6/2020, gây hại cho khoảng 60ha cây trồng, sau đó chúng bay trở lại Trung Quốc. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên không còn châu chấu tre lưng vàng. Trước thông tin đàn châu châu tre từ Trung Quốc tràn sang gây hại...