Bệnh viện FV bị ‘tố’ vô trách nhiệm sau ca mổ gây biến chứng
Cho rằng các bác sĩ tại Bệnh viện Pháp – Việt đã thực hiện mổ cấp cứu không kịp thời dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho vợ mình, chồng bệnh nhân đã gửi đơn tới các cơ quan chức năng.
Mới đây ông Trương Văn Minh (quê Hà Nội, ngụ TP.HCM) đã có đơn thư gửi đến Sở Y tế, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM yêu cầu thanh tra toàn bộ quá trình mổ của vợ ông là bà Nguyễn Thị Ngọc Kim (61 tuổi) tại Bệnh viện Pháp – Việt, tức Bệnh viện FV, số 6, Nguyễn Lương bằng, Q.7, TP.HCM).
Theo trình bày của ông Minh, vào khoảng 19h30 tối 11/6, ông đưa vợ mình là bà Kim đến thăm khám tại bệnh viện FV trong tình trạng bệnh nhân bị đau tức vùng bụng. Sau khi nhập viện, các bác sĩ tại đây xác định bà Kim bị viêm ruột thừa cấp và đề xuất phương pháp mổ nội soi.
Khoảng 5 tiếng sau, bà Kim được đưa vào phòng mổ theo đề xuất của bệnh viện. Bác sĩ thực hiện là ông Trần Sĩ Doãn Điềm – Chuyên Khoa Phẫu thuật tổng quát Lồng ngực và Mạch máu – Khoa ngoại bệnh viện FV.
“Sau ca mổ, ông Điền cho biết trong quá trình thực hiện thủ thuật đưa trocar vào ổ bụng đã làm rách đại tràng ngang, nhưng do đại tràng bệnh nhân sạch nên khâu lại luôn không rửa ổ bụng; ruột thừa viêm có mủ và dịch thẩm thấu ra ổ bụng nên rửa ổ bụng vùng này bằng dung dịch NACL và đặt dẫn vùng lưu này”, ông Minh cho hay.
Người nhà bệnh nhân cho rằng việc bệnh viện FV chuẩn đoán bệnh không chính xác bệnh khi cấp cứu đã gây biến chứng cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, đến ngày 13/6, bà Kim vẫn bị những cơn đau giày vò, thậm chí với tuần suất cao hơn, dịch từ vết mổ vẫn liên tục chảy ra. Ông Minh yêu cầu bệnh viện FV siêu âm lại cho vợ mình để kiểm tra tình trạng dịch trong ổ bụng. Lúc này bác sĩ đọc hồ sơ thì bà Kim và người nhà mới tá hỏa khi hay tin rằng bà bị viêm phúc mạc ruột thừa khu trú tại hố chậu phải chứ không phải bị viêm ruột thừa cấp như kết luận ban đầu của bệnh viện FV.
Sau 7 ngày điều trị, gia đình ông Minh đã yêu cầu bệnh viện FV chụp CT lại cho bà Kim trước khi xuất viện theo kế hoạch thì nhận kết quả có một ổ dịch trong bụng tại vùng vết mổ quanh rốn (vết mổ dài khoảng 6 cm). Trong những ngày sau đó bà Kim vẫn liên tục bị đau ở vùng bụng và dịch từ vết mổ vẫn chảy.
Cũng theo ông Minh, trong những ngày điều trị các bác sĩ tại bệnh viện FV liên tục truyền kháng sinh và rửa vết thương 2 lần/ngày nên bà Kim phải liên tiếp hứng chịu những cơn đau.
Video đang HOT
“Chúng tôi sau đó không dám cho bà ấy (nữ bệnh nhân – PV) uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của các bác sĩ tại bệnh viện FV nữa vì sợ rằng điều này sẽ che lấp đi các triệu chứng nhiễm trùng khác.
Rõ ràng là bệnh viện FV đã thực hiện mổ cấp cứu không kịp thời dẫn đến viêm phúc mạc vùng hố chậu cho vợ tôi. Hơn thế nữa, mổ ruột thừa là mổ cấp cứu chứ không phải mổ chuẩn bị nên khi rách đại tràng mà chỉ khâu lại vết rách, không rửa ổ bụng sẽ có nguy cơ cao nhiễm trùng và viêm phúc mạc toàn ổ bụng”, ông Minh bức xúc nói.
Sau ca mổ nữ bệnh nhân Kim gặp nhiều biến chứng nhưng bệnh viện FV chối bỏ trách nhiệm?
Trước sự việc trên, trong 2 ngày 12/6 và 19/6 gia đình ông Minh đã có cuộc gặp với ban Giám đốc bệnh viện FV. Thế nhưng, theo ông Minh thay vì tiếp nhận phản ánh và cố gắng điều trị một cách tốt nhất cho bệnh nhân thì bệnh viện FV lại chối bỏ trách nhiệm.
“Giám đốc Y khoa người Pháp của bệnh viện FV đã thừa nhận việc làm rách đại tràng là một tai nạn Y khoa nhưng họ không thừa nhận trách nhiệm vì gây ra sự cố trên cho người bệnh. Họ chỉ trả lời chung chung, vòng vèo, không nhận trách nhiệm về việc gây rách đại tràng, viêm phúc mạc khu trú ở ổ chậu phải và ổ nhiễm trùng sau mổ cho vợ tôi. Đến ngày 22/6, bệnh viện còn có chủ trương cho vợ tôi xuất viện, chắc họ muốn chối bỏ trách nhiệm nên mới làm vậy”, ông Minh gay gắt nói.
Không những vậy, trong các cuộc họp với lãnh đạo bệnh viện FV, ông Minh và gia đình cũng không nhận được một biên bản nào chính thức. Nhiều giấy tờ liên quan đến quá trình mổ của bà Kim mà gia đình yêu cầu bệnh viện cung cấp cũng không được chấp thuận giải quyết.
Sau khi tình trạng bệnh của bà Kim có dấu hiệu nặng lên, ông Minh đã chuyển bà đến một bệnh viện khác để diều trị. Hiện tại bà Kim đã xuất viện về nhà nhưng vẫn thường xuyên bị những cơn đau giày vò.
Đời sống Plus sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Đại Dương – Giang Tử
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Giảm tử vong, biến chứng sau phẫu thuật nhờ gây tê vùng
Theo các chuyên gia, gây tê vùng có nhiều lợi ích, giúp quá trình phục hồi nhanh và giảm đau ở người bệnh. Nhờ có gây tê vùng, tỉ lệ tử vong, biến chứng sau phẫu thuật giảm đi nhiều.
Ngày 15/6, Hội thảo quốc tế gây tê vùng (RA Asia 2019) lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với sự tham gia của hơn 200 diễn giả và đại biểu từ nhiều quốc gia châu Á.
Theo các chuyên gia, gây tê vùng có nhiều lợi ích, giúp quá trình phục hồi nhanh và giảm đau ở người bệnh. Nhờ có gây tê vùng, tỉ lệ tử vong, biến chứng sau phẫu thuật giảm đi nhiều.
PGS.TS Công Quyết Thắng - Chủ tịch hội gây mê hồi sức Việt Nam cho biết, tại Việt Nam gây tê vùng là một trong những kĩ thuật được áp dụng nhiều nhất, tuy nhiên với công nghệ còn chưa hiện đại. Việc đem công nghệ mới vào ứng dụng công nghệ chúng ta đang áp dụng, cụ thể là gây tê dưới siêu âm sẽ phát huy hơn nữa vai trò của siêu âm vùng.
"Với phương pháp này tuy khó hơn cho bác sĩ, nhưng mang lại sự thoải mái, an toàn cho người bệnh", PGS Thắng nói.
GS.TS Philippe Macaire, Trưởng khoa Gây mê giảm đau Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho biết trước đó một năm, lần đầu ông áp dụng ca mổ tim hở đầu tiên chỉ sử dụng kỹ thuật gây tê vùng. Ngay sau khi công bố về ca phẫu thuật, đã có một bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh, bệnh viện Tim Hà Nội tìm hiểu về kỹ thuật.
Chuyên gia cập nhật những tiến bộ về gây tê vùng tại hội thảo
Do gây tê vùng có thể ứng dụng cho tất cả các loại mổ, phối hợp giữa gây tê vùng và gây tê toàn thân nên nhận được sự quan tâm, học hỏi rất lớn từ các bác sĩ trong nước.
Các chuyên gia cho biết, các nghiên cứu gần đây tại các nước phát triển cho thấy khoảng 10-50% bệnh nhân sau phẫu thuật có đau dai dẳng. Bệnh nhân phẫu thuật ở Việt Nam và trên thế giới đều đối mặt với các nguy cơ nói trên. Tuy nhiên, tại Việt Nam, gây tê vùng - trong đó có đau sau mổ còn là lĩnh vực tương đối mới.
Hiện nay, đau tồn dư và đau mãn tính sau phẫu thuật do tác dụng phụ thuốc giảm đau có opioid đang được giới y khoa Mỹ và nhiều quốc gia khác coi như một cuộc khủng hoảng và tổ chức nhiều chiến dịch để đẩy lùi tình trạng này.
Tại hội thảo, nhiều vấn đề được chia sẻ như: An toàn trong gây tê vùng; Xu hướng gây mê giảm đau tốt nhất năm 2019; Các phác đồ gây mê và giảm đau mới nhất; Vai trò của các bác sỹ gây mê trong phục hồi sớm sau phẫu thuật...
Các diễn giả báo cáo là những chuyên gia hàng đầu trong áp dụng kỹ thuật Gây tê vùng từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Đài Loan, Hongkong...cùng sự tham gia của gần 200 bác sĩ gây mê giảm đau tại trong và ngoài Việt Nam.
Kỹ thuật gây tê vùng có sử dụng sóng siêu âm được thực hiện tại Vinmec
Hội thảo quốc tế về Gây tê vùng (RA Asia) là sự kiện được tổ chức thường niên từ năm 2011 với mục tiêu xây dựng một cộng đồng chuyên môn quan tâm lĩnh vực ứng dụng kỹ thuật gây tê vùng trong gây mê hồi sức - điều trị đau có cơ hội chia sẻ, cập nhật những kiến thức mới.
Ngoài cập nhật kiến thức tại hội thảo, các bác sĩ còn có thể thực hành nâng cao tay nghề 20 loại kỹ thuật gây tê như gây tê thần kinh mặt, đám rối thắt lưng, đám rối cánh tay, cột sống ngực, bụng...trên người mẫu với hướng dẫn của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này.
Tú Anh
Theo Dân trí
Sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, tròng trắng trong mắt người đàn ông lồi cả ra ngoài Khối u làm hạn chế tầm nhìn nghiêm trọng đến nỗi người đàn ông này phải tiến hành cắt bỏ. Đây là biến chứng sau ca phẫu thuật đục thủy tinh thể rất hiếm gặp với tên gọi sẹo lồi giác mạc. Sau 6 tháng chịu đựng khối u lớn mọc ở nhãn cầu phải, người đàn ông 74 tuổi được chẩn đoán...