Bệnh viện Đức Giang nói về trường hợp bệnh nhi tử vong
Theo Bệnh viện đa khoa Đức Giang (Long Biên, Hà Nội) cho biết, bệnh nhân Nguyễn Hoàng A. (5 ngày tuổi) là một trường hợp bệnh nặng diễn biến bất thường từ ban đầu là một nhiễm khuẩn sơ sinh có vàng da tan huyết, bất đồng nhóm máu của mẹ con.
Phản ánh đến Báo điện tử Kiến Thức, bà Nguyễn Thị Thắm (SN 1973, trú tại phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Tp. Hà Nội) bức xúc về việc, cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu sơ sinh 5 ngày tuổi – Nguyễn Hoàng A. trong quá trình điều trị tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang (Long Biên, Hà Nội).
Theo lời bà Thắm cho biết: “Con gái bà là Phạm Thị Y. (SN 1994) mang thai 39 tuần. Ngày 19/08 /2018, chị Y. vào Bệnh viện đa khoa Đức Giang nhập viện và làm thủ tục sinh.
Hơn 8h cùng ngày, qua thăm khám, bác sĩ cho con tôi về phòng chờ đẻ. Đến khoảng 14h, bác sĩ khám lại thì con tôi không mở phân nào nên bác sĩ đã gọi người nhà vào nói chuyện để cho con tôi truyền kích đẻ tạo cơn đau. Gia đình đã đồng ý”.
Bệnh viện đa khoa Đức Giang.
Bà Thắm cho biết thêm: “Bác sĩ đã truyền kích đẻ cho con tôi nhưng cổ tử cung của con tôi cũng không mở. Đến khoảng 16h, bác sĩ đã chọc nước ối.
Đến 18h, bác sĩ đã tư vấn cho gia đình tôi nên mổ cho cháu, bởi vì cổ tử cung cháu không mở mà đã chọc nước ối ra rồi nếu không nhanh sẽ bị nhiễm trùng. Gia đình tôi cũng quyết định mổ cho cháu. Đến khoảng 20h25, cháu Nguyễn Hoàng A. chào đời. Cháu sinh được 3,4kg.
Ngày 20/08/2018, bác sĩ bế cháu về với gia đình. Lúc về phòng, cháu vẫn bình thường, ăn được, ngủ được. Cho đến lúc 8h cùng ngày, bác sĩ cho cháu tôi đi tắm, sau đó bác sĩ bảo gia đình cho cháu đi khám và đi tiêm phòng vắc xin cho trẻ”.
Video đang HOT
Đến ngày 21/08/2018, bác sĩ bảo cháu tôi bị vàng da phải cho đi chiếu đèn. Đến chiều tối mới được đón cháu. Đến 13h, tôi đến phòng chiếu đèn để thăm cháu tôi thì tôi sờ tay cháu tôi lạnh toát. Tôi đã vội vàng gọi bác sĩ và hỏi thì bác sĩ bảo cái đèn đấy yếu tý cháu thay đèn khác. Vì cháu tôi đang ngủ nên bác sĩ không thay để lát rồi bác sĩ thay rồi bác sĩ bảo tôi cứ về phòng đi.
Cho đến chiều 17h, tôi đón cháu về thì cháu có hiện tượng thở rên và thở gấp cứ khò khè cháu quấy, khóc, không chịu ăn tôi đã gọi bác sĩ. Qua trao đổi, bác sĩ cứ bảo không sao, lấy thuốc nhỏ mũi nhỏ nhưng cháu vẫn không đỡ.
Bệnh viện đa khoa Đức Giang trả lời những ý kiến của gia đình bệnh nhân.
Đến lúc 20h thì gia đình tôi đã bế cháu đến phòng sơ sinh gọi bác sĩ khám thì bác sĩ đã cặp nhiệt độ cho cháu tôi và cháu tôi đã bị sốt nên bác sĩ đã cho cháu vào khoa sơ sinh phòng cách ly để điều trị.
Do lo lắng, gia đình đã yêu cầu cho cháu chuyển lên tuyến trên nhưng bác sĩ bảo: “Cháu tôi không sao cả, cháu chỉ bị sốt nhẹ thôi”. Tôi thấy mắt cháu đọng đầy nước mắt. Tôi hỏi bác sĩ sao cháu tôi lại nhiều nước mắt thế này thì y bác sĩ trả lời tôi là khóc thì nhiều nước mắt.
Ngày 24/08/2018, tôi đã xin cho cháu chuyển lên tuyến trên nhưng bác sĩ không cho chuyển viện. Sau đó, bác sĩ bảo trước khi đi phải tiêm. Trong lúc tiêm, tôi thấy hơn mười bác sĩ, y tá chạy sang phòng của cháu tôi.
Thấy vậy, tôi liền hỏi thì bác sĩ cho biết, cháu tôi đang bị sốc từ lúc tiêm. Bác sĩ đã gọi xe bệnh viện cho cháu tôi chuyển viện, khi đi có 2 bác sĩ đi cùng tôi và mẹ cháu lúc xuống bệnh viện nhi TW vào khoa cấp cứu.
Đến nơi, tã và quần áo của cháu tôi bị đẫm máu. Bác sĩ khoa cấp cứu tại bệnh viện nhi TW nói tại sao cháu bệnh nặng như thế này giờ mới cho đi. Ngày 27/08/2018, cháu tôi mất.
Trao đổi với phóng viên về trường hợp bệnh nhi 5 ngày tuổi tử vong, ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết: Cháu bé Hoàng A. được sinh tại bệnh viện, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi TW. Họ không thắc mắc về nguyên nhân tử vong.
Về trường hợp này, ông Thường cho biết: Các bác sĩ chẩn đoán do rối loạn đông máu, sốc, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết. Tử vong tại bệnh viện Nhi TW.
“Đẻ ở bệnh viện Đức Giang, bệnh nhân bị nhiễm trùng. Nguyên nhân nhiễm trùng nghiêng về từ mẹ sang con. Lý do, lúc bà mẹ vào chuyển dạ đẻ là người mẹ đã có tình trạng nhiễm trùng. Sản phụ vỡ ối sớm trước 6h. Và cũng phù hợp với diễn biến của bệnh”, ông Thường cho biết.
“Bệnh nhân diễn biến cực kì nhanh, rối loạn đông máu. Bệnh nhân còn bị suy đa phủ tạng. Trong mấy ngày bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Nhi thì chúng tôi liên tục liên hệ, qua trao đổi chuyên môn, đều nghĩ đến bệnh nhân có tiềm tàng có tính chất chuyển hóa bẩm sinh. Bệnh viện đã trao đổi với gia đình xin sinh chiết gan nhưng gia đình không đồng ý”.
Về việc chẩn đoán, giữa bệnh viện Nhi và BV Đức Giang gần như giống nhau, rối loạn đông máu, nhiễm trùng huyết. Khi bị bất thường suy đa tạng. Khi hỏi về việc BV Đức Giang có chuyển bệnh nhân muộn không? Ông Thường khẳng định, bệnh viện chuyển viện không muộn. Nếu chuyển viện mà bệnh nhân chết trước 16 tiếng thì là chuyển viện muộn. Bệnh nhân chuyển viện mà tử vong trước 24 tiếng thì xem xét muộn hay không muộn. Bệnh nhân này chuyển lên Bệnh viện Nhi gần 60 tiếng mới tử vong.
Về việc không thăm hỏi gia đình khi cháu mất, Bệnh viện Đức Giang cho biết: Hiện tại, không có quy định nào yêu cầu bệnh viện phải đến chia buồn với gia đình bệnh nhân khi bệnh nhân tử vong. Cụ thể, với trường hợp này bệnh viện chia sẻ nỗi đau này cùng với gia đình mong gia đình sớm vượt qua nỗi đau này.
Đình Hường
Theo kienthuc
Bị bỏng nặng, hoại tử chân vì xóa hình xăm bằng laser
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa cấp cứu cho một nữ bệnh nhân bị bỏng nặng vì xóa xăm bằng laser.
Hình ảnh bệnh nhân trước và sau điều trị. Ảnh: BVCC
Điều trị bằng laser là phương thức được ưa chuộng nhất để xóa hình xăm ngày nay. Tuy nhiên, sau liệu trình xóa xăm, bạn có thể bị sưng tấy, xuất huyết, thậm chí bị bỏng.
Ngày 24.11, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tiếp nhận bệnh nhân nữ Đỗ Thị Q (trú tại Thanh Hóa) nhập viện trong tình trạng bị bỏng nặng vùng cẳng chân trái, chảy dịch, loét rộng và sâu, lộ gân cơ, đau nhiều sưng phù cẳng chân, bàn chân, sưng lan lên đùi. Bệnh nhân được chẩn đoán bỏng độ 3 vùng cẳng chân trái.
Ngay sau đó, bệnh nhân được nhập viện tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Tại đây, bệnh nhân được thay băng bôi thuốc mỡ bỏng (bạc), điều trị tiêm truyền chống viêm, bù dịch.
Được biết, trước khi vào viện 5 ngày, bệnh nhân có đến 1 thẩm mỹ viện tư nhân để xóa vết xăm bằng laser ở cẳng chân trái. Nhưng trong quá trình xóa xăm, bệnh nhân có bị bỏng laser. Do chủ quan, chị Q đi về nhà, hôm sau phát hiện chỗ đốt bằng laser bị phồng rát. Quay lại thẩm mỹ viện, tại đây, nhân viên chỉ cho bệnh nhân kháng sinh và thuốc mỡ bôi tetracycline.
Sau 3 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân đã ổn định vết bỏng không sưng, chảy dịch ít. Bác sĩ Đồng Thanh Thiện - khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - cho hay: "Vùng cẳng chân bệnh nhân đã có những vùng hoại tử, da thâm đen, loét chảy dịch lẫn máu. Nếu không vào viện điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ hoại tử nặng có thể lan sau gây viêm xương cẳng chân và ảnh hưởng chức năng vận động và thẩm mỹ vùng cẳng chân".
Hiện nay, xóa xăm bằng laser là phương pháp phổ biến nhất. Cơ chế của phương pháp này là dùng laser để phá vỡ sự liên kết giữa các phần mực xăm, sau đó các mảnh nhỏ li ti sẽ thẩm thấu vào da, rồi được đào thải ra ngoài theo cơ chế bài tiết tự nhiên. Sau những liệu trình xóa xăm, bạn có thể bị ra máu, bị sưng tấy, phải chịu đau đớn suốt nhiều tuần, thậm chí phải kiêng tắm gội, kiêng dùng hóa chất vùng da đã điều trị bằng laser.
Bác sĩ Đồng Thanh Thiện cũng có một số lời khuyên cho mọi người khi có ý định đi xóa hình xăm. Thứ nhất, chúng ta nên tìm hiểu kỹ cơ sở y tế có uy tín, cũng như phương pháp xóa xăm an toàn đối với bản thân mình. Thứ hai, với trường hợp có hình xămlớn chúng ta nên xóa thành nhiều lần, không nên xóa 1 lần. Nếu có dấu hiệu bất thường, người bệnh phải đi khám ngay.
T.LINH
Theo laodong
Tự ý truyền dịch rất dễ ảnh hưởng tới tính mạng Nhiều người dân do thiếu hiểu biết, cứ thấy mệt mỏi, ăn uống kém là có nhu cầu truyền dịch để tăng cường sức khỏe, đây là một sai lầm dễ dấn đến nguy hiểm vì truyền dịch phải được chỉ định bởi bác sĩ tại cơ sở y tế, nếu truyền sai cách, rất dễ xảy ra sốc phản vệ. Chỉ bác...