Bệnh viện điều trị phong cùi bỏ hoang ở Đài Bắc
Bệnh viện Losheng ở quận Xinzhuang, Tân Đài Bắc, xây dựng năm 1930 trong thời kỳ thuộc địa Nhật Bản, bỏ hoang từ năm 1994 đến nay.
Losheng (lạc sinh) có nghĩa là “cuộc sống hạnh phúc”. Bệnh viện là nơi cách ly những người mắc bệnh phong thời ấy. Năm tòa nhà của bệnh viện có thể chứa hơn 100 bệnh nhân.
Losheng là bệnh viện phong cùi đầu tiên và là nhà điều dưỡng công cộng duy nhất cho bệnh nhân phong ở Đài Loan. Tại đây có lực lượng cảnh sát, vệ sinh, cán bộ y tế, với vai trò điều tra, kiểm dịch và giam giữ những người mắc bệnh từ năm 1934 cho đến khi chấm dứt quan hệ thuộc địa Nhật Bản. Losheng từ đó trở thành nơi kiểm dịch bắt buộc và cách ly cả đời hàng nghìn người bệnh phong cùi.
Năm 1954, những bệnh nhân được phép rời khỏi bệnh viện để tìm hướng điều trị mới. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ đã trải qua một thời gian dài bị cô lập. Họ sợ khi ra ngoài phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, vì vậy nhiều người chọn ở lại đây.
Năm 1994, chính quyền xây dựng một bệnh viện mới gần đó để điều trị bệnh nhân phong cùi và đề nghị phá bỏ Bệnh viện Losheng. Ngày nay, bệnh viện hiện đại nằm ở khu vực xây dựng tàu điện ngầm có thể thay thế bệnh viện này. Một cuộc tranh luận nảy lửa liên quan đến việc bảo tồn Bệnh viện Losheng đã diễn ra. Kết quả là Losheng bị bỏ hoang đến ngày nay.
Video đang HOT
Đến nay Bệnh viện Losheng đã ngưng hoạt động và bị bỏ hoang nhiều năm. Tuy vậy các đồ đạc bên trong kể cả thiết bị y tế vẫn còn để lại. Trong ảnh là một phòng có bàn mổ và một cái giỏ chứa kim và găng tay phẫu thuật, như thể các bác sĩ và y tá chỉ mới đơn giản bước ra khỏi phòng.
Khu nhà bếp u ám ngày nay dùng làm nơi tập trung những chiếc xe lăn dành cho bệnh nhân trước đây.
Những tấm phim X-quang chụp bệnh nhân vẫn còn đính trên tường phòng bác sĩ.
Trong các phòng bệnh bỏ vương vãi nhiều vật dụng. Đây là những bức ảnh gia đình của một bệnh nhân vứt trên sàn nhà.
Ở đâu đó khắp các căn phòng vẫn còn những hình họa của bệnh nhân, như một lời nhắc nhở về bệnh phong cùi khủng khiếp như thế nào.
Bệnh phong còn gọi là bệnh hủi hay cùi, do vi khuẩn Hansen gây ra. Người mắc bệnh phong ban đầu phát nhọt, lở loét. Tùy giai đoạn bệnh, những vết thương dần nặng hơn, lông mày rụng, mắt lộ, thanh quản lở, tay chân co quắp… Ở giai đoạn nặng, người bệnh bị rụng chân tay, lở loét toàn thân đến chết.
Ngày nay bệnh phong gần như đã bị kềm chế và rất ít người mắc bệnh.
Theo VNE
Bệnh viện tâm thần 40 năm hoang phế
Bệnh viện tâm thần Ospedale Psichiatrico di Volterra (Italy) xây dựng cuối thế kỷ 19, trong Thế chiến 2 thành nơi giam giữ tù nhân và đóng cửa năm 1978.
Theo ABCNews, bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Thomas Windisch mới đây cho thấy vẻ hoang tàn của bệnh viện tâm thần Ospedale Psichiatrico di Volterra. Hiện nay bệnh viện chỉ còn lại những căn phòng trống cũ nát cùng dụng cụ y tế sót lại. Tất cả cửa sổ được đóng kín, bao phủ bên ngoài là cây xanh rậm rạp. Điều lạ là bỏ hoang 40 năm song cây xanh chỉ mọc ở ngoài viện mà không lan vào bên trong, dù là qua cửa kính bị vỡ.
Kể cả các loài chim cũng không dám bay vào trong bệnh viện. Người ta chỉ có thể nghe thấy tiếng chim bên ngoài cửa kính.
Theo nhiếp ảnh gia Thomas Windisch, nơi đây trước kia có khung cảnh tuyệt đẹp đầy mê hoặc. Cuối thế kỷ 19, bệnh viện được một doanh nhân đầu tư xây dựng chuyên chữa trị cho bệnh nhân tâm thần và lao.
Trong Thế chiến 2, phòng khám của bệnh viện được dùng làm nơi giam giữ các tù nhân chính trị. Từ đó, nơi đây không chỉ có bệnh nhân tâm thần mà có cả tù nhân. Nó được coi như một "nơi đi không trở lại", bởi những người bước vào đây không bao giờ ra khỏi viện. Hiện nay bệnh viện vẫn còn lưu giữ các bức thư của tù nhân không được chuyển ra ngoài.
Bước vào trong bệnh viện có cảm giác lạnh lẽo, bàn ghế rỉ sét.
Bệnh viện thực sự đóng cửa vào năm 1978.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpres
Thanh Hóa: Y bác sỹ vào vùng tâm lũ khám chữa bệnh cho người dân Đợt mưa lũ lịch sử khiến huyện Mường Lát (Thanh Hóa) bị cô lập hoàn toàn, nhiều xã không thể tiếp cận được. Trước tình hình trên, Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát đã thành lập các tổ khám bệnh xuống tận vùng lũ, khám chữa bệnh và phát thuốc cho nhân dân. Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Hoàng...