Bệnh viện đầy “hồn ma không đầu” nổi tiếng ở Singapore
Trước là nhà tù của phát xít Nhật, sau là bệnh viện Changi, tòa nhà này ở Singapore đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới với lời đồn thổi ghê rợn về những “ hồn ma không đầu”.
Bệnh viện Changi “ ma ám” nổi tiếng ở Singapore
Những lâu đài, tòa nhà cổ kính, đảo hoang luôn đi kèm nhiều câu chuyện “ma ám” rùng rợn. Nhiều nơi trong số đó rất thu hút du khách và trở thành điểm du lịch nổi tiếng, thậm chí còn là nơi ở của tổng thống. Loạt bài này sẽ đưa độc giả đến thăm những địa điểm vừa “ma quái” vừa hấp dẫn như vậy.
Bệnh viện Changi cũ ở Singapore được xây dựng vào những năm 1930 trên đường Netherveron, Changi, Singapore. Ban đầu, nó có tên là Bệnh viện Không quân Hoàng gia và sau đó được sáp nhập với Bệnh viện Toa Payoh và đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa Changi. Đến năm 1997, bệnh viện đóng cửa và đến giờ đã bị bỏ hoang trong suốt hơn một thập kỉ.
Bệnh viện Changi được cho là một trong những tòa nhà với nhiều câu chuyện ma truyền miệng nổi tiếng nhất thế giới. Trong suốt thế chiến thứ II, nơi này được phát xít Nhật sử dụng như một nhà tù rộng lớn. Có những lời truyền miệng cho rằng: khi xâm chiếm Singapore và các bãi biển của Changi, quân Nhật đã giết hại dã man nhiều thường dân và tù nhân chiến tranh ở đây bằng cách chặt đầu.
Quân đội Nhật Bản đã chiếm đóng các tòa nhà ở Changi và biến chúng thành trụ sở riêng. Có nhiều tin đồn về những căn phòng tra tấn dã man và hành quyết đẫm máu tù binh chiến tranh của phát xít Nhật ở đây. Sau chiến tranh, nhiều người cho biết chính quân đội Nhật Bản cũng bị xử tử tại ngôi làng Changi này.
Bệnh viện Changi những năm 1950, được cho là nơi quân Nhật giam giữ và sát hại tù nhân
Trong những năm 1950, tòa nhà này mới chính thức trở thành bệnh viện Changi. Tuy nhiên, nhiều người dân cho rằng bệnh này viện bị ma ám, rằng nơi này là nơi giao thoa giữa sự sống và cái chết.
Video đang HOT
Các nhân chứng cho biết họ nhìn thấy hồn ma của những binh lính Nhật và thậm chí cả những hồn ma không đầu. Một số người dân địa phương thậm chí còn tin rằng thà chịu đựng vết thương ở nhà con hơn đến bệnh viện Changi “ma ám” để chữa bệnh.
Năm 1994, bệnh viện Changi được chuyển địa điểm mới. Tòa nhà cũ bị bỏ hoang từ năm 1997. Nhiều người kể lại nhìn thấy hồn ma thuộc những chủng tộc và quốc tịch khác nhau “lang thang” trong bệnh viện, trang web Singapore Hauntings viết.
Nhân chứng cho biết họ nhìn thấy hồn ma không đầu trong bệnh viện
Một trong những bức ảnh được cho là chụp “hồn ma” ở góc hành lang bệnh viện Changi
Hồ sơ tù binh chiến tranh bị tra tấn đến chết ở Changi đến giờ vẫn là một bí ẩn. Bệnh viện đã bị tàn phá sau thời gian dài chiếm đóng của phát xít Nhật. Cửa sổ bị vỡ, các mảnh kính khắp mọi nơi, hình vẽ graffiti ở trên tường càng tạo nên một bức tranh ghê rợn. Không thắc mắc tại sao hiện giờ, chính phủ Singapore lại quản lý chặt chẽ việc vào thăm bệnh viện.
Lời đồn thổi về bệnh viện chưa bao giờ được xác nhận
Câu chuyện ma ám ở bệnh viện Changi được lan truyền rộng rãi, thế nhưng chưa bao giờ được xác nhận. Những nhà thám hiểm luôn bị thu hút bởi bệnh viện Changi bí ẩn. Rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến Changi để tận mắt tham quan địa điểm bị đồn thổi là ma ám này.
Một người Singapore tên Emmanuel Chan cho biết: “Không hề có ma ở đây, Tôi đã đến đây vì nghe nói là có ma ám. Tôi đi cùng với nhiều người bạn, chúng tôi không thấy điều gì bất thường cả. Giờ tôi hoàn toàn sẵn sàng đến đó một mình vào buổi đêm nếu ai đó trả tiền cho tôi làm điều đó.”
Theo Danviet
Cuộc đời bi kịch của tác giả bức ảnh 'kền kền chờ ăn thịt em bé'
Nhiếp ảnh gia Kevin Carter đã tự sát bằng khí độc carbon monoxide. Ông ra đi và để lại nhiều câu hỏi về bức ảnh nổi tiếng...
Carter bắt đầu sự nghiệp bằng phóng viên ảnh thể thao vào năm 1983, nhưng nhanh chóng sau đó ông chuyển ra mặt trận chiến trường Nam Phi, ghi lại hình ảnh về sự đàn áp, các cuộc nổi loạn chống lại chế độ phân biệt chủng tộc apartheid và nạn bạo lực trong gia đình.
Tháng 3/1993, chuyến đi tới miền nam Sudan đã mang lại cho nhiếp ảnh gia Kevin Carter một bức ảnh khiến cả thế giới sửng sốt. Vulture Stalking a Child (Kền kền chờ đợi) ghi lại hình ảnh một đứa bé kiệt sức vì đói khát ở làng Ayod, trong khi cha mẹ đang bận rộn chờ tiếp tế thực phẩm từ máy bay của Liên Hợp Quốc.
Ngay sau khi được đăng tải trên tạp chí New York Times vào ngày 26/3/1993, bức ảnh đã gây chấn động toàn thế giới. Bức ảnh không chỉ mang lại cho Kevin Carter tiếng tăm và giải thưởng Pulitzer danh giá, mà còn kèm theo cả những chỉ trích và lên án mạnh mẽ từ phía công chúng. Thậm chí, một số người bạn của Kevin cũng tự hỏi tại sao ông lại chụp ảnh thay vì tìm cách giúp đỡ em bé ấy.
Bức ảnh nổi tiếng &'kền kền chờ ăn thịt em bé'
Cuộc đời của Kenvin thật sự rất đáng thương, ông không phải là người vô cảm, Kevin không hề dửng dưng, lãnh đạm, và vô tình khi chụp bức ảnh con kền kền và em bé giống như những lời kết tội. Theo nhiếp ảnh gia Joao Silva, một người bạn của Kevin, ông đã ngồi dưới gốc cây, châm điếu thuốc và khóc. "Anh ấy thấy chán nản", Silva nói, "anh ấy liên tục nói rằng muốn ôm con gái mình".
Trong nhật ký cá nhân, Kevin cũng ghi lại những xúc cảm sau bức ảnh ấy: "Lạy chúa, tôi hứa rằng tôi sẽ không bao giờ lãng phí thức ăn của mình cho dù nó có mùi vị tồi tệ và cho dù tôi có thể đầy bụng đến đâu. Tôi cầu nguyện Ngài sẽ bảo vệ cậu bé ấy, dẫn dắt và đưa cậu ra khỏi đau khổ của mình. Tôi cầu nguyện rằng chúng ta sẽ nhạy cảm hơn về thế giới xung quanh và không bị mù quáng bởi chính bản chất ích kỷ và lợi ích của riêng mình. Tôi hy vọng bức ảnh này sẽ luôn luôn là lời nhắc nhở rằng, chúng ta thật may mắn nhường nào, và rằng chúng ta không bao giờ được coi thường mọi thứ".
Khi Kevin nhận giải thưởng Pulitzer danh giá, ai cũng nghĩ rằng ông đã có một năm thành công. Nhưng bi kịch lại đi liền ngay đó. Đúng vào ngày ông được trao thưởng thì người bạn thân thiết nhất của ông, Ken Oosterbroek, lại phải bỏ mạng trong khi đang chụp cảnh đấu súng ở thị trấn Tokoza, bên ngoài thành phố Johannesburg. Cái chết ấy để lại nỗi day dứt cho Kevin đến tận lúc ông từ giã cõi đời, bởi ông tin rằng người phải chịu kết cục ngày hôm đó, đáng lẽ là ông chứ không phải Ken.
Kevin tác nghiệp tại một khu vực đang xảy ra bạo loạn (Ảnh: thedialogueboxdesign.blogspot.com)
Kevin Carter tác giả của bức ảnh "kền kền chờ ăn thịt em bé" được cảnh sát tìm thấy chết vì ngộ độc khí gas trong xe hơi của mình hôm 27/7/1994, khi anh mới 33 tuổi.
Cho đến cuối đời ông phải chịu đựng muôn vàn sự ám ảnh, điều ấy thể hiện qua bức thư tuyệt mệnh của ông: "Tôi thực sự, thực sự xin lỗi. Những đau đớn của cuộc sống đè nặng lên niềm vui tới mức niềm vui ấy không còn tồn tại... chán nản... không điện thoại... tiền thuê nhà... tiền chu cấp cho con cái... tiền trả các khoản nợ... tiền!!!... Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức sống động về các vụ giết chóc, và xác chết, và sự giận dữ, và nỗi đau... của những đứa trẻ bị thương và đang chết đói, của những kẻ điên loạn hạnh phúc được bóp cò, mà thường là cảnh sát, của những tên đao phủ giết người... Tôi đã đến với Ken nếu như tôi may mắn".
Kevin Carter ở thị trấn Alexander, Sandton, Nam Phi (Ảnh: Guy Adams)
Bức ảnh nổi tiếng &'kền kền và em bé' đã gây cho Kevin nhiều áp lực, nhưng đó không phải là nguyên nhân dẫn đến sự ra đi đường đột của ông. Bởi đó chỉ là một giọt nước trong biển sầu đã tích tụ trong nhiều năm liền. Bi kịch của ông cũng phần nào phản ánh cuộc sống của những phóng viên và nhà báo trên chiến trường.
Theo phunutoday
Ngỡ ngàng 10 tuyệt tác "bất tử" từ thời Trung Quốc cổ đại Đó là những di tích từ thời Trung Quốc cổ xưa có ý nghĩa quan trọng về văn hóa lịch sử. Vạn Lý Trường Thành là một trong những di tích từ thời Trung Quốc cổ xưa nổi tiếng thế giới trường tồn đến ngày nay. Công trình kỳ vĩ này được xây dựng vào đầu thế kỷ 8 TCN và kéo dài...