Bệnh viện đầu tiên ở miền Tây được tặng 50 máy thở
Máy thở MV20 được sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản, khả năng giúp hạn chế tối đa việc lây nhiễm chéo an toàn và đã được Bộ Y tế cấp quyết định đăng ký lưu hành.
Trưa 27-8, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, cho biết nơi đây vừa tiếp nhận 50 máy thở Eliciae MV20 trị giá hơn 12 tỉ đồng, do Trường ĐH Văn Lang và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trao tặng.
Quang cảnh tại lễ bàn giao máy thở Eliciae MV20
Phát biểu tại buổi lễ, TS. Nguyễn Cao Trí – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Văn Lang – khẳng định ý nghĩa cộng đồng của Dự án MV20. Với phương châm “Đồng sức – Đồng lòng – Hành động”, từ tháng 2-2020 khi dịch Covid-19 bùng phát, Trường ĐH Văn Lang, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Hiệp hội Doanh nghiệp quận 1 (TP HCM) đã xúc tiến dự án sản xuất 2.000 máy thở cho Việt Nam, trong đó trao cho Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ là 50 cái.
Vào ngày 5-8 vừa qua, 500 máy thở MV20 đợt đầu tiên cũng đã được trao tặng cho Bộ Y tế.
BS.CKII Nguyễn Minh Nghiêm – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ phát biểu tại buổi lễ
BS.CKII Nguyễn Minh Nghiêm, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, cảm ơn các đơn vị tài trợ máy thở, và cho rằng đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa, nhân văn và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Thiết bị này không chỉ đáp ứng nhu cầu điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nguy kịch phải thở máy xâm nhập, mà còn áp dụng cho các bệnh nhân suy hô hấp và chữa trị các bệnh hô hấp khác, đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
Ngay sau khi bàn giao trang thiết bị, các bác sĩ, kỹ thuật viên của bệnh viện được tập huấn tại chỗ về chuyên môn và kỹ thuật vận hành lắp đặt máy thở trên bệnh nhân.
Video đang HOT
Các bác sĩ và kỹ thuật viên được hướng dẫn kỹ thuật máy thở.
Tại đây, các chuyên gia, bác sĩ và kỹ thuật viên hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về máy thở Eliciae MV20, lắp đặt hệ thống máy thở MV20 tại chỗ, tính hiệu quả và an toàn của máy thở trên bệnh nhân có thở máy, hướng dẫn cài đặt thông số máy thở MV20 trên lâm sàng.
Máy thở MV20 được sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản, khả năng giúp hạn chế tối đa việc lây nhiễm chéo an toàn và đã được Bộ Y tế cấp quyết định đăng ký lưu hành.
Lây nhiễm chéo ở bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, 5 người cùng phòng mắc COVID-19
Bệnh nhân COVID-19 mới nhất tại Đà Nẵng là người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Ung bướu và ở cùng phòng với 4 bệnh nhân COVID-19 khác.
Nhân viên y tế tại Đà Nẵng làm việc trong vùng cách ly, phong toả để phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Nguyễn Thành
Tối 23/8, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng đã cung cấp thông tin về kết quả điều tra, giám sát, xử lý đối với 1 trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố vào sáng cùng ngày.
B ệnh nhân số 1015, (nữ, sinh năm 1976, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam). Bệnh nhân sống cùng gia đình tại thị trấn Nam Phước, là người nhà của ông N.B (là bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng).
Ngày 4/8, ông N.B được chuyển đến cách ly và điều trị tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. Bệnh nhân B đã có 3 lần xét nghiệm dịch hầu họng và có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 vào các ngày 30/7, 19/8 và 21/8.
Từ ngày 6/8 đến 18/8, bệnh nhân đến Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng để chăm sóc ông N.B. Tại đây, bệnh nhân được cách ly cùng phòng với ông B và một số người trong đó có các bệnh nhân chuyển đến từ Bệnh viện Đà Nẵng.
Ngày 18/8, tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 1) và cho kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Ngày 19/8 và 20/8, sau khi 4 bệnh nhân cùng phòng có kết quả xét nghiệm dịch hầu họng dương tính với virus SARS-CoV-2 (là bệnh nhân số 996, số 997, số 998 và số 1006), bệnh nhân được chuyển đến phòng khác thuộc khu cách ly của Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.
Ngày 21/8, tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt nên được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 2) gửi đến bệnh viện Phổi Đà Nẵng xét nghiệm. Trong ngày, bệnh nhân được chuyển đến phòng cách ly riêng để chăm sóc ông N.B.
Ngày 22/8, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng gửi mẫu xét nghiệm của bệnh nhân đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng sau khi kết quả xét nghiệm lần 2 nghi ngờ với vi rút SARS-CoV-2, để xét nghiệm khẳng định và tối cùng ngày có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Hiện tại, bệnh nhân được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. (Nguyễn Thành)
Hà Nội: 13 bệnh viện được phân tuyến điều trị và xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2
Để thực hiện hiệu quả công tác điều trị cho người bệnh cũng như xét nghiệm SARS-CoV-2, Sở Y tế Hà Nội đã phân công 13 bệnh viện tuyến cuối của thành phố tiếp nhận chuyển tuyến điều trị và thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2.
Theo đó, Sở Y tế Hà Nội phân công 5 bệnh viện tiếp nhận chuyển tuyến điều trị (Bệnh viện Bắc Thăng Long, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện Đa khoa Hà Đông).
Cụ thể, Bệnh viện Bắc Thăng Long tiếp nhận người bệnh từ các huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh chuyển đến. Bệnh viện Đa khoa Đống Đa tiếp nhận người bệnh từ các quận: Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm chuyển đến. Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tiếp nhận các bệnh nhi, sản, ngoại khoa và người nước ngoài do các tuyến chuyển đến và khu vực các quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ.
Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận người bệnh khu vực các quận, huyện: Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Trì, Quốc Oai, Thạch Thất. Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tiếp nhận người bệnh khu vực các quận, huyện, thị xã: Hà Đông, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Sơn Tây, Hoài Đức.
Đối với các trường hợp tiến triển nặng hoặc xác định dương tính, người nước ngoài (bao gồm cả trẻ em) quá khả năng điều trị của các bệnh viện thì chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2.
Với công tác xét nghiệm, Sở Y tế phân công 8 bệnh viện nhận mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Phổi Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, Bệnh viện Đa khoa Medlatec và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc).
Cụ thể, các bệnh viện: Gia Lâm, Tâm thần Hà Nội, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Bắc Thăng Long chuyển mẫu đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Các bệnh viện: Tim Hà Nội, Ung bướu Hà Nội, Tâm thần ban ngày Mai Hương, Bệnh viện 09, Y học cổ truyền Hà Đông, Mắt Hà Đông, Phục hồi chức năng, Thanh Trì chuyển mẫu đến Bệnh viện Thanh Nhàn.
Các bệnh viện: Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội, Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba, Mắt Hà Nội, Da liễu Hà Nội, Đống Đa, Hòe Nhai, Thận Hà Nội chuyển mẫu đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Các bệnh viện: Mỹ Đức, Vân Đình, Chương Mỹ, Thanh Oai, Tâm thần Mỹ Đức chuyển mẫu đến Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.
Các bệnh viện: Thường Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức chuyển mẫu đến Bệnh viện Phổi Hà Nội. Các bệnh viện: Thạch Thất, Phúc Thọ, Quốc Oai, Đan Phượng chuyển mẫu đến Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây. Các bệnh viện: Tâm Anh, Quốc tế Bắc Hà, Hy Vọng Mới, Nam học và Hiếm muộn Việt - Bỉ, An Việt, Thẩm mỹ Keangnam, Thăng Long, Việt Pháp, Đông Đô, Tràng An, Hồng Hà, Bảo Sơn 2, Hà Thành, chuyên khoa Nam học Đức Phúc, Phụ sản Thiên An, Mắt Ánh sáng, chuyên khoa Thẩm mỹ Thu Cúc, Mắt Hitec, Chữ Thập Xanh, Dolife, Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chuyển mẫu đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec.
Các bệnh viện: 16A Hà Đông, Thiên Đức, Mắt Sài Gòn - Hà Nội, Mắt Kỹ thuật cao Hà Nội, Mắt Việt Nhật, Mắt Quốc tế DND, Phụ sản An Thịnh, Ung bướu Hưng Việt, Hà Nội, Hồng Phát, Nam học Hiếm muộn, Mắt Việt Nga, Mắt quốc tế Nhật Bản, Mắt Sài Gòn - Hà Nội 1, Phương Đông, Mắt Hà Nội 2 chuyển mẫu đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.
Riêng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Ba Vì, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City thực hiện xét nghiệm sàng lọc tại đơn vị và sẵn sàng tham gia thực hiện xét nghiệm cho các đơn vị khác chuyển đến khi có yêu cầu. (Quảng An)
10 điều bệnh nhân chạy thận nhân tạo phải tuân thủ trong dịch COVID-19
PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai chỉ ra 10 lưu ý bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần thực hiện để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
1. Di chuyển đến bệnh viện để lọc máu nên dùng xe cá nhân như xe máy, ô tô riêng của gia đình với cửa xe được mở thông thoáng.
2. Khi đến bệnh viện cần phân luồng, xếp hàng đi lối riêng.
3. Chủ động tự cách ly, hạn chế hoặc không tiếp xúc trực tiếp với người khác khi ở nhà cũng như khi lọc máu tại Bệnh viện.
4. Đeo khẩu trang nhiều nhất có thể, đặc biệt khi lọc máu, khi di chuyển và khi tiếp xúc với người khác.
5. Chủ động khai báo y tế, tiền sử tiếp xúc, khu vực đang sinh sống có bị cách ly hay không để được hướng dẫn và giúp đỡ. Báo ngay cho nhân viên y tế những triệu chứng như sốt, đau họng, khó thở, nhức mỏi cơ thể, giảm khứu giác.
6. Không ăn uống, nói chuyện trong phòng lọc máu. Khi ho, hắt hơi cần che miệng, khạc đờm dùng khăn giấy lau miệng và cho vào túi nilon bỏ vào thùng rác y tế sau đó vệ sinh tay cẩn thận.
7. Lọc máu xong về nhà ngay, sau đó tắm bằng nước ấm và thay quần áo mới.
8. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tránh uống nước quá nhiều, tránh ăn trái cây có nhiều kali...
9. Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thông thoáng, mở cửa sổ, sử dụng quạt vào mùa nóng, không nên dùng điều hòa; Rửa tay thường xuyên.
10. Liên lạc và báo cáo về tình trạng sức khỏe với nhân viên y tế thường xuyên để được tư vấn sử dụng thuốc, chế độ ăn. (Thuận Phương)
Chủ tịch Quảng Nam thăm hỏi gia đình nhân viên y tế tham gia chống dịch Ngày 16/8, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đến tận nhà thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình nhân viên y tế có hoàn cảnh khó khăn đang tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam ở huyện Núi Thành. Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng...