Bệnh viện Đà Nẵng sẽ thực hiện ca ghép gan đầu tiên vào năm 2020
Trên đây là mục tiêu của Bệnh viện Đà Nẵng đưa ra tại lễ ký kết biên bản ghi nhớ cấy ghép nội tạng giữa Bệnh viện và Team Medical Rounds, Hội Y bác sĩ Việt Nam – Nhật Bản vừa diễn ra chiều 19/9.
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ cấy ghép nội tạng giữa Bệnh viện và Team Medical Rounds, Hội Y bác sĩ Việt Nam – Nhật Bản
Theo đó, các nhóm chuyên gia trong Đội điều trị y tế chuyên ghép tạng kỹ thuật cao của Bệnh viện Đà Nẵng sẽ được đưa đi đào tạo tại Nhật Bản để có thể triển khai thành công kỹ thuật này, và quyết tâm đến năm 2020 sẽ thực hiện ca ghép gan đầu tiên tại Bệnh viện Đà Nẵng. Tiếp đó, tiến đến thực hiện thường quy kỹ thuật này khi Trung tâm ghép tạng và tế bào gốc.
Các nhóm chuyên gia của Đội điều trị y tế chuyên ghép tạng kỹ thuật cao của Bệnh viện Đà Nẵng sẽ được đưa đi đào tại ở Nhật Bản
Theo TS.BS Lê Đức Nhân – Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, lễ ký kết này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển chuyên môn ghép tạng của Bệnh viện nói riêng và của Thành phố Đà Nẵng nói chung.
Đặc biệt, sự kiện này đánh dấu tiền đề mang lại triển vọng sống cho các bệnh nhân ung thư gan và các bệnh gan mạn tính giai đoạn cuối tại Đà Nẵng và các tỉnh, thành lân cận khác. Bệnh nhân ở khu vực miền Trung và Tây nguyên không phải đi xa để điều trị.
Được biết, trong lĩnh vực ghép tạng, tại Bệnh viện Đà Nẵng, đã thực hiện 20 ca ghép thận từ người cho sống với hiệu quả rất tích cực cho các bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Bệnh viện cũng đã có đề án thành lập Trung tâm ghép tạng và tế bào gốc trực tiếp.
Video đang HOT
Riêng với cấy ghép gan, tại Việt Nam, ca đại phẫu ghép gan đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Quân y 103 vào năm 2004, với sự tham gia của các chuyên gia Nhật Bản, đứng đầu là GS Masatoshi Mikuuchi – người được xem là huyền thoại sống trong lĩnh vực cấy ghép gan của thế giới. Từ đó đến nay, kỹ thuật cấy ghép gan đã được nhân rộng tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội và TPHCM như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM, Bệnh viện Nhi Trung ương…
Khánh Hiền
Theo Dân trí
Dấu ấn bệnh viện nhi 40 năm tuổi giữa lòng Sài Gòn
Bệnh viện Nhi đồng 2 là nơi duy nhất phía Nam tiến hành thành công 5 ca tách dính song sinh, 12 ca ghép gan và 16 ca ghép thận trên trẻ em.
Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) ra đời ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6/1978. Tiền thân là bệnh viện do Pháp thành lập năm 1867, lần lượt mang các tên Bệnh viện Hải quân, Quân đội, Grall, Đồn Đất.
Bác sĩ Trịnh Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết trải qua 40 năm, bệnh viện đã tạo được nhiều dấu ấn quan trọng trong nền y học Việt Nam. Hiện nơi đây thực hiện nhiều kỹ thuật chuyên sâu, đáp ứng được tất cả các chuyên khoa trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhi.
Ca đại phẫu tách thành công cặp song sinh Việt - Đức ngày 4/10/1988 là ca tách song sinh đầu tiên của bệnh viện, tạo nên dấu ấn lớn trong lịch sử y học Việt và ghi danh vào sách kỷ lục Guinness thế giới.
Nguyễn Việt sống đời thực vật 19 năm sau mổ với sự chăm sóc của các y bác sĩ Làng Hòa Bình ở Bệnh viện Từ Dũ. Nguyễn Đức lớn lên lập gia đình, là trụ cột kinh tế, có cặp sinh đôi xinh xắn Phú Sĩ - Anh Đào nay học lớp 4.
Đến nay bệnh viện đã tách thành công 5 cặp song sinh dính nhau phức tạp.
Từ năm 1998, bệnh viện tiến hành lọc thận nhân tạo, hình thành đơn vị lọc thận nhân tạo cho bệnh nhân suy thận mạn duy nhất tại khu vực phía Nam. Năm 2011 tiến hành thẩm phân phúc mạc liên tục và tại nhà cho bệnh nhân suy thận mạn tính.
Từ năm 2004, bệnh viện tiến hành ca ghép thận đầu tiên của khu vực phía Nam, đến nay đã thực hiện 12 ca ghép gan, 16 ca ghép thận. Ca ghép gan 12 tháng tuổi là ca ghép tạng nhỏ tuổi nhất Việt Nam được thực hiện năm 2014. Hiện đây là nơi duy nhất ở phía Nam ghép tạng trẻ em.
Năm 2011 bệnh viện thành lập khoa ngoại thần kinh đầu tiên tại phía Nam, tiến hành các phẫu thuật thần kinh trẻ em với các phương tiện hiện đại như kính hiển vi phẫu thuật, phẫu thuật nội soi, can thiệp mạch máu não đối với các trường hợp dị dạng mạch não.
Khoa Ung bướu Huyết học nhi đầu tiên của bệnh viện nhi thành lập năm 2011, đến nay đã điều trị cho gần 10.000 bệnh nhân ung bướu với tỷ lệ tử vong thấp.
Mổ tim hở và thông tim can thiệp ở trẻ em được bệnh viện triển khai hơn 7 năm, có gần 800 ca phẫu thuật tim hở và 2.000 ca thông tim với tỷ lệ thành công trên 95%. Nơi này còn phẫu thuật thành công 7 ca tim ngoài lồng ngực.
Bệnh viện đã phẫu thuật thành công nhiều ca hiểm và khó, sử dụng liệu pháp sinh học trong điều trị viêm khớp thiếu niên, mổ chỉnh hình cột sống, chữa trị các dị tật bẩm sinh phức tạp...
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Thông tin chính thức vụ 3 người trong 1 gia đình tử vong và nguy kịch nghi do ngộ độc tại Đà Nẵng UBND TP Đà Nẵng đã hỗ trợ mỗi nạn nhân tử vong 5 triệu đồng và lo toàn bộ kinh phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng. Tối 16.9, Sở TTTT TP Đà Nẵng đã thông tin chính thức về vụ việc...