Bệnh viện Đa khoa tỉnh đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ
Ngày 18-8-2017, Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án xác định quy mô giường bệnh, vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và số lượng người làm việc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh tại Quyết định số 3040/QĐ-UBND, nâng quy mô giường bệnh lên 1.200 giường.
Chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Theo đó, bệnh viện đã chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự, tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với đề án vị trí việc làm, ký kết hợp đồng với các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế để không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn, tăng cường tự chủ về hoạt động tài chính, bảo đảm nguồn thu sự nghiệp phục vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các chế độ cho người lao động.
TTƯT, BSCKII Lê Văn Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Từ nhiều năm nay, lãnh đạo bệnh viện đã xác định tiến tới tự chủ tài chính là quá trình tất yếu, giúp bệnh viện phát triển trên mọi bình diện. Bệnh viện đã tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đáp ứng yêu cầu khi thực hiện tự chủ. Với khẩu hiệu “Lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ”, “Đổi mới cơ chế phục vụ, phát triển mạnh y tế chuyên sâu” mục tiêu hướng tới phục vụ theo nhu cầu người bệnh, bên cạnh sự đầu tư của tỉnh, bệnh viện chủ động thực hiện xã hội hóa nhằm bổ sung trang thiết bị y tế, triển khai nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật mới; đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bệnh viện; thực hiện sắp xếp lại khoa, phòng; nâng cao y đức, chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới tác phong, thái độ phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ trong toàn đơn vị. Bên cạnh đó, bệnh viện chủ động xây dựng các kế hoạch để từng bước tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực và trang thiết bị hiện đại để có thể triển khai thêm nhiều kỹ thuật y khoa cao, chuyên sâu, hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng cao của Nhân dân. Điển hình, trong lĩnh vực ngoại khoa, đã có nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu, phức tạp được thực hiện thường quy ở tất cả các chuyên khoa là một bước tiến quan trọng góp phần khẳng định sự phát triển y tế chuyên sâu của y tế tỉnh nhà như: Phẫu thuật nội soi với can thiệp xâm lấn tối thiểu; phẫu thuật cột sống, kết xương phức tạp, thay khớp nhân tạo, phẫu thuật cắt dạ dày toàn bộ, cắt khối u trung thất, u phổi, u màng ngoài tim, mổ tim hở và nội soi, thay đoạn động mạch chủ, cầu nối động mạch vành…
Video đang HOT
Về lĩnh vực nội khoa và can thiệp cũng không ngừng phát triển, các kỹ thuật và tiến bộ mới trong điều trị và can thiệp nội khoa đã làm cho khoảng cách giữa nội khoa và ngoại khoa ngày càng xích lại gần hơn. Nhiều bệnh lý nếu như trước đây chỉ có thể giải quyết bằng ngoại khoa thì nay phần lớn có thể chỉ cần điều trị nội khoa và can thiệp như nút mạch điều trị khối u, bít dù các lỗ thông trong bệnh tim bẩm sinh, tiêu sợi huyết, can thiệp mạch não lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học Soliter, đặt coil điều trị túi phình mạch não; chụp và can thiệp đặt stent động mạch vành, thăm dò điện sinh lý tim và điều trị rối loạn nhịp tim bằng sóng cao tần RF; bơm xi măng cột sống điều trị bệnh lý cột sống; giảm đau theo mô hình Nhật Bản…
Chất lượng chẩn đoán, điều trị không ngừng được nâng cao mang lại niềm tin và sự hài lòng cho người bệnh. Bên cạnh đó cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị y tế không ngừng được đầu tư, nâng cấp bằng nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn huy động hợp pháp khác; đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KCB; cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh; cảnh quan môi trường bệnh viện ngày càng khang trang, xanh – sạch – đẹp; phong cách, thái độ phục vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cán bộ, viên chức có bước chuyển biến tích cực, lấy người bệnh là trung tâm, sự hài lòng của người bệnh, người dân ngày càng tăng lên.
Trao quyền tự chủ cho bệnh viện là một xu thế tất yếu của các bệnh viện công lập khi chuyển đổi từ cơ chế “phí” sang cơ chế “giá dịch vụ y tế”. Tuy nhiên, hiện nay quy định của pháp luật còn chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa có hướng dẫn cụ thể của cấp có thẩm quyền trong quá trình tổ chức thực hiện và giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh, làm hạn chế tính năng động, sáng tạo và hiệu quả thực hiện tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ. Trong khi đó, giá dịch vụ y tế hiện hành vẫn chưa tính đầy đủ các chi phí, còn tồn tại nhiều biểu giá dịch vụ khác nhau cho các đối tượng BHYT, viện phí, dịch vụ theo yêu cầu; hoạt động liên doanh, liên kết, thuê tài sản còn nhiều thủ tục hành chính, làm hạn chế tiến độ tự chủ đầu tư phát triển. Đối với tự chủ về tài chính, chi phí tiền lương, phụ cấp thủ thuật, phẫu thuật, đặc thù, ưu đãi ngành được kết cấu vào giá dịch vụ nhưng quá thấp, việc điều chỉnh giá dịch vụ theo mức lương tối thiểu và lộ trình cải cách tiền lương chưa kịp thời; nguồn thu thấp, không thể cân đối nguồn chi trả chế độ cho người lao động nếu tuyển dụng đủ chỉ tiêu nhân lực cho chăm sóc toàn diện theo quy định. Chưa có cơ chế, chính sách và hướng dẫn cụ thể cho việc trả lương theo vị trí việc làm, ảnh hưởng đến sự bảo tồn nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc phân cấp, ủy quyền còn rất dè dặt, các thủ tục hành chính qua nhiều bước, nhiều cấp; chưa trao quyền chủ động thực sự cho đơn vị trong tổ chức thực hiện dẫn đến còn nhiều khó khăn trong mua sắm thường xuyên, đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế làm hạn chế trong đầu tư phát triển, hạch toán kinh tế y tế, dự báo nguy cơ sụt giảm nguồn thu, khó khăn trong tự chủ tài chính. Chính sách KCB BHYT hiện hành và thanh toán chi phí KCB BHYT liên quan đến giao dự toán chi và tổng mức thanh toán hàng năm rất bất cập, ảnh hưởng đến quyền lợi người bệnh và cơ sở y tế. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa thực sự trao quyền tự chủ trong thực hiện tự chủ về tổ chức, bộ máy, nhất là các quy định về thành lập, giải thể các tổ chức cho phù hợp với nhu cầu phát triển và tự chủ thực hiện nhiệm vụ, hạch toán kinh tế y tế… cần phải có một cơ chế, thể chế và hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ từ Trung ương đến địa phương để quá trình vận hành, quản lý bệnh viện tự chủ hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường, định hướng XHCN, với người bệnh là trung tâm.
Quyền Bộ trưởng Y tế: Sẽ minh bạch giá thiết bị y tế tránh "thổi giá"
Quyền Bộ trưởng Y tế cho biết, sẽ minh bạch giá thiết bị y tế qua cổng thông tin để tránh hiện tượng "thổi giá" như vừa qua.
Ngày 9/9, Bộ Y tế tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin công khai giá trang thiết bị y tế
Ngày 9/9, Bộ Y tế tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin công khai giá trang thiết bị y tế.
Ông Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: "Việc công khai giá các thiết bị y tế cũng như cấu hình thiết bị y tế, tiến tới công khai giá trúng thầu của các gói thầu thiết bị y tế trên Cổng thông tin sẽ giúp cho các cơ sở y tế có nhu cầu mua sắm thiết bị y tế tham khảo, lập dự toán và xây dựng hồ sơ đấu thầu nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng và làm lành mạnh thị trường trong việc mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế; khắc phục và hạn chế tình trạng đội giá nhằm bảo đảm quyền lợi của người bệnh".
Thời gian qua, để nâng cao chất lượng kinh doanh, quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về quản lý trang thiết bị y tế và Nghị định số 169/NĐ-CP ngày 31/12/2018 sửa đổi, bổ sung một điều của Nghị định 36/2016/NĐ-CP. Theo các quy định hiện nay, việc đầu tư trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu. Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10/7/2020 quy định một số nội dung trong đấu thầu tại các cơ sở y tế công lập nhằm giúp cho các đơn vị mua sắm, lựa chọn được thiết bị y tế có chất lượng, đáp ứng nhu cầu chuyên môn và có giá thành phù hợp.
Theo đó, Bộ Y tế xây dựng hệ thống phần mềm, cấp tài khoản để doanh nghiệp tự thực hiện việc công khai giá, cập nhật đăng công khai trên Cổng thông tin giá trang thiết bị y tế kèm theo các yếu tố xác định giá trang thiết bị y tế. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham khảo thông tin về giá thiết bị y tế sẽ tra cứu trên cổng điện tử của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ thành lập hội đồng thẩm định cấp phép với trang thiết bị, đảm bảo độc lập, khách quan, công tâm để giúp cơ quan quản lý cấp phép và tránh các vấn đề tiêu cực phát sinh.
Bộ Y tế cũng sẽ phân cấp cho các đơn vị thực hiện từ phê duyệt kế hoạch đấu thầu, tiến tới phân cấp thẩm định tính năng kĩ thuật, định mức sử dụng cho đơn vị đó, đây chính là nút thắt, nút nghẽn trong quản lý cần tháo gỡ. Từ tháng 4/2020 đến nay, Bộ Y tế đã công khai toàn bộ kết quả đấu thầu trang thiết bị y tế với khoảng 50.000 kết quả, đây là cơ sở, căn cứ tra cứu, tham chiếu, là bước đi làm lành mạnh hoá thị trường.
"Tôi mong rằng, trong thời gian tới đây tất cả các trang thiết bị y tế sẽ được công khai, bảo đảm sân chơi lành mạnh cho tất cả các nhà sản xuất, nhà kinh doanh phân phối để tránh những câu chuyện thổi giá, tiêu cực trong mua sắm đấu thầu", ông Long nói thêm.
Để thực hiện, Bộ Y tế yêu cầu các hãng (hoặc đơn vị được hãng ủy quyền) thực hiện nghiêm túc việc công khai giá theo quy định của Luật Giá. Bộ Y tế sẽ hướng dẫn cụ thể các thông tin cần thiết cấu thành giá thiết bị (Tên thiết bị, model, hãng, nước sản xuất, cấu hình, tính năng kỹ thuật cơ bản, bảo hành, đào tạo, thuế phí, yêu cầu lắp đặt và các điều kiện thương mại) để thống nhất việc công khai. Trong giai đoạn tiếp theo, trên cơ sở rút kinh nghiệm từ quá trình triển khai, hệ thống sẽ cập nhật nâng cấp tính năng phần mềm và tham mưu ban hành các văn bản pháp quy để hệ thống này trở thành một kênh tra cứu chính thức về giá trong lĩnh vực trang thiết bị y tế, giúp cho thị trường trang thiết bị y tế ngày càng minh bạch, nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh.
Vụ nâng giá thiết bị ở Bệnh viện Bạch Mai: Công ty BMS trúng thầu ở nhiều bệnh viện Ngoài Bệnh viện Bạch Mai, Công ty CP Công nghệ y tế BMS còn cung cấp vật tư và trang thiết bị y tế hàng loạt gói thầu lớn tại các cơ sở y tế trong cả nước Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ Công ty CP Công nghệ y tế BMS (Công ty BMS) nâng...