Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắc Lắc luôn trong tình trạng quá tải
Tình trạng quá tải gâp 3 lân đáng báo đông ở bênh viên Đa khoa tỉnh Đắc Lắc và nó đã diên ra trong nhiêu năm nay.
Quá tải tại các bệnh viện là câu chuyện không mới. Tuy nhiên, quá tải gấp 3 lần ở một tỉnh đất rộng, người thưa là tình trạng rất đáng báo động. Tình trạng này đã và đang diễn ra tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắc Lắc trong nhiều năm nay và càng trở nên nghiêm trọng trong bối cảnh bệnh sốt xuất huyết lan rộng.
Dọc các hành lang ở khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắc Lắc, giường gấp, ghế xếp, võng, chiếu san sát vào nhau. Nhiều bệnh nhi mới hơn 1 tháng tuổi cũng phải nằm điều trị ở giường gấp ngoài hành lang. Tại các phòng, mỗi giường có từ 3 đến 4 bệnh nhi. Tiếng trẻ khóc cộng với sự chật chội đã khiến không khí tại đây thực sự ngột ngạt. Đưa con nhập viện và điều trị tại khoa Nhi tổng hợp đã hơn 1 tuần, chị Triệu Thị Thanh, ở huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum không khỏi lo lắng và mệt mỏi khi thấy con phải nằm ghép đôi, ghép 3 với các bệnh nhân khác: “Cháu xuống Đắc Lắc chơi với bà ngoại, cháu bị ốm nên đưa vào đây nhập viện để chữa trị. Cũng không yên tâm mấy vì đông quá”.
Bác sĩ Trần Thị Thuý Minh, Trưởng khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắc Lắc cho biết, quy mô của khoa chỉ với 120 giường bệnh mà hiện giờ có tới hơn 200 bệnh nhi điều trị nội trú nên việc các bệnh nhi nằm ghép là điều không thể tránh khỏi.
Nguyên nhân của tình trạng quá tải này được bác sĩ Trần Thị Thúy Minh, lý giải, do thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa khiến số trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao đột biến cộng với bệnh sốt xuất huyết lan rộng và diễn biến phức tạp. Mặt khác, 30% số bệnh nhi điều trị tại đây là bệnh nhân vượt tuyến, làm tình trạng quá tải càng tăng, khiến công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhi gặp nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Bác sĩ Trần Thị Thuý Minh cho biết: “Từ đầu tháng 9, số lượng bệnh nhân tăng đột biến, số lượng bệnh nhân nhập viện mỗi ngày sau đều tăng hơn so với những ngày trước. Đây cũng là thời điểm cao của dịch sốt xuất huyết và tại khoa Nhi có nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị nội trú, trong đó có những bệnh nhân có dấu hiệu nặng, ví dụ cảnh báo sốc và tái sốc. Do đó, đề nghị các ông bố, bà mẹ cần lưu ý vấn đề này”.
Bác sĩ Ngô Văn Tiến, Trưởng khoa Cấp cứu, bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắc Lắc cho biết, Khoa Cấp cứu, cũng trong tình cảnh tương tự: “Dạo này bệnh nhân rất nhiều, quá tải. Nhân lực trực của khoa vẫn thế nhưng bệnh nhân tăng rất nhiều, như cuối tuần vừa rồi bệnh nhân tới hơn 200 ca”.
Quá tải đang là tình trạng chung ở nhiều khoa khám và điều trị, bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắc Lắc. Trong khi đó việc giải quyết vấn đề này đã đặt ra nhiều năm nhưng chưa triệt để.
Bác sĩ Bùi Trường Phong, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắc Lắc cho biết: “Bệnh viện xây dựng 500 giường bệnh và từng bước, cơi nới nhưng áp lực bệnh nhân đông, hàng năm nhà nước tăng thêm số lượng nhưng cơ sở hạ tầng gần như cố định. Năm 2009 giao 700, năm 2014 vừa rồi giao 1.000 giường bệnh và thời điểm này đang điều trị khoảng 1.430 bệnh nhân nên quá tải hết sức trầm trọng. Trước tình hình quá tải như vậy, bệnh viện động viên nhắc nhở nhân viên nêu cao tinh thần y đức, tinh thần trong bối cảnh dịch hô hấp, dịch sốt xuất huyết đang xảy ra, bệnh nhân đông, bằng sức lực và cố gắng của nhân viên. Đây là biện pháp tức thời. Sau nữa chúng tôi cũng tham mưu với Sở tuyên truyền đối với người dân, bệnh nhân để phòng bệnh, hạn chế lây bệnh để số ca bệnh bớt đi”.
Để khắc phục tình trạng quá tải trong công tác điều trị, bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắc Lắc cũng đã tăng cường, điều động nhân lực từ các khoa quá tải ít, sang hỗ trợ cho các khoa quá tải với cường độ cao. Song rõ ràng đây mới chỉ là giải pháp tạm thời.
Để có thể giảm tải thực sự, việc nâng cấp quy mô giường bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện và y tế cơ sở là giải pháp xa hơn cần được ngành y tế Đắc Lắc tính đến./.
Minh Châu
Theo_VOV
Vụ sập nhà keo: Cả hai chị em nguy kịch, một người tử vong
Chị Bân và chị Linh là hai chị em ruột đều gặp tai nạn sập nhà keo. Hai người được đưa đến bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu nhưng một người đã tử vong.
Chiều ngày 27/10, Bác sĩ Lê Phước Đại, Trưởng ca thường trực Khoa cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: "Theo thông tin từ bệnh viện Bình Tân thì có 4 bệnh nhân nhập viện cấp cứu sau vụ sập nhà keo trên địa bàn quận. Sau đó không lâu một người đã tử vong do vết thương quá nặng".
Bác sĩ Lê Phước Đại trả lời họp báo
Hai người khác nguy kịch được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Đó là chị Nhan Huệ Linh (SN 1986) nhập viện với tình trạng dập phổi hai bên, vỡ đốt sống L1, trợt gãy mõm gai D12, gãy mõm ngang L1, L4 bên phải. Bệnh nhân Linh nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, chỉ có điều bị liệt hai chân. Ca này được nhập viện vào khoa Hồi Sức tích cực vào lúc 12h.
Ca thứ hai là Nhan Huệ Bân (SN 1980) vào viện với tình trạng ngưng hô hấp tuần hoàn, chấn thương sọ não, dập phổi hai bên. Với ca này bệnh viện Bình Tân chẩn đoán đã ngưng tim rồi. Đến bệnh viện Chợ Rẫy các bác sĩ hồi sức tích cực, tuy nhiên bệnh nhân vẫn hôn mê sâu, mất phản xạ, huyết áp rất thấp. Đến 12h10 thì bệnh nhân tử vong. Hai bệnh nhân Linh và Bân là chị em ruột với nhau.
Với hai trường hợp này bệnh viện đã dốc hết sức có thể. Với ca bệnh còn lại thì chẩn đoán tình trạng rất nặng, cần theo dõi rất sát. Ca này đã cố định cột sống với các chuyên gia tư vấn có tay nghề cao.
Thông tin sẽ tiếp tục được PV cập nhật.
Hoàng Minh - Hải Đăng
Theo_Người Đưa Tin
Vụ sập xưởng keo gây chết người: Do gác đúc quá tải Cả hai nạn nhân vụ sập xưởng keo đã ra đi khi chưa một ngày được làm mẹ như mong ước. Tại nhà tang lễ BV Nguyễn Tri Phương (quận 5), anh Nguyễn Thanh Hải (40 tuổi, chồng chị Nguyễn Ngọc Loan, nạn nhân trong vụ sập xưởng keo ở quận Bình Tân) ngồi thụp một chỗ, mắt ướt sũng. "Mới sáng đó...