Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng lần đầu tiên phẫu thuật thành công áp xe thùy phổi
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng đã hội chẩn liên viện với đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và tiến hành phẫu thuật cắt thùy dưới phổi phải.
Chiều 15/3, bác sĩ chuyên khoa II, Nguyễn Thị Lạc, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng cho biết: Được sự phối hợp của đồng nghiệp từ Bệnh viện tuyến trên, các bác sĩ Khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng lần đầu tiên phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân bị áp xe thùy dưới phổi phải dạng nặng.
Bác sỹ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Ảnh: TTXVN phát
Bệnh nhân là chị T.T.M, 44 tuổi, cư ngụ tại Phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Chị M nhập viện từ ngày 22/2, trong tình trạng ho, đau nhói ngực phải và được chẩn đoán là bị áp xe thùy dưới phổi phải. Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng đã hội chẩn liên viện với đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và tiến hành phẫu thuật cắt thùy dưới phổi phải.
Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Văn Sô Đa, Phó trưởng Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng, phụ trách ca mổ cho biết: Ê-kíp mổ có sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa II Trầm Công Chất, Trưởng khoa Phẫu thuật Lồng ngực Mạch máu, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, đã tiến hành mổ mở, cắt khối áp xe thùy dưới phổi phải kích thước lớn (20×25 cm), có biến chứng dò phế quản màng phổi, hủy toàn bộ nhu mô thuỳ dưới.
Đây được cho là ca mổ phức tạp, lần đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện. Hiện tại, bệnh nhân đang trong giai đoạn hậu phẫu, sức khỏe dần ổn định, dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Video đang HOT
Vui mừng vì mình đã được cứu sống, chị T.T.M chia sẻ: Lúc nhập viện, chị rất đau đớn và lo sợ. Nhờ các y, bác sĩ đã nhiệt tình cứu chữa mà hôm nay chị đã khỏe lại. Chị rất biết ơn các bác sĩ và cảm thấy mình rất may mắn vì mình không cần phải chuyển lên tuyến trên điều trị, tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như thuận tiện cho gia đình trong quá trình chăm nuôi.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lạc, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng: Áp xe phổi là bệnh nhiễm trùng phổi nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng như giãn phế quản, viêm màng não, ho ra máu nặng, suy kiệt các cơ quan, đe dọa đến tính mạng… Trước đây, những trường hợp bệnh nhân bị áp xe phổi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng thường phải chuyển lên bệnh viện chuyên khoa tuyến trên để điều trị.
Cụ bà bỏ quên ống thông niệu quản 9 năm trong người
Cụ bà 86 tuổi "ngại" đi tái khám, lâu dần quên mất trong cơ thể mình vẫn còn 1 ống thông niệu quản (sonde JJ) và cuộc hẹn rút ống sonde với bác sĩ.
Ngày 4/3, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) cho biết, các BS của BV vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to bằng quả trứng trên bệnh nhân bỏ quên ống thông niệu quản (sonde JJ) 9 năm trong người.
Hình ảnh ống sonde JJ và sỏi bàng quang trong người bệnh nhân.
Theo đó, cụ bà H.T.H. (SN 1935, ngụ Đồng Tháp) được BV tuyến trước chuyển đến BVĐKTƯCT với chẩn đoán: nhiễm trùng niệu sỏi bàng quang còn ống sonde JJ đã bị đứt.
Bệnh nhân được tán sỏi niệu quản trái qua nội soi cách đây 9 năm tại một BV ở TP Hồ Chí Minh. Sau tán sỏi có đặt ống sonde JJ, BS dặn trở lại bệnh viện tái khám để rút ống sonde JJ.
Các BS lấy ống sonde JJ và sỏi bàng quang ra khỏi người bệnh nhân.
Tuy nhiên, bệnh nhân "ngại" đi tái khám, lâu dần quên mất trong cơ thể mình vẫn còn 1 ống sonde JJ và cuộc hẹn rút ống sonde JJ với BS. Từ đó, bệnh nhân thường xuyên đau hạ vị, tiểu gắt nhiều năm, tiền sử đái tháo đường týp 2 sáu năm.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu phát hiện còn ống sonde JJ niệu quản trái bị đứt ở vị trí bàng quang tạo thành sỏi bàng quang kích thước rất lớn (52x34mm) phần đầu trên ống thông có sỏi nhỏ bám.
Các BS phẫu thuật cho bệnh nhân.
Ê kíp BSCK2 Nguyễn Phước Lộc BS Hoàng Duy Tân BS Lý Thị Băng Thanh thực hiện phẫu thuật lấy thành công sỏi bàng quang kích thước 5x4x5cm có đầu ống sonde JJ nằm bên trong rút thành công ống sonde JJ. Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, vết mổ khô, sinh tồn ổn định.
Sức khỏe bệnh nhân hiện đã ổn định.
Theo BSCK2 Nguyễn Phước Lộc, ngày nay, ống sonde JJ được sử dụng ngày càng rộng rãi, đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của nội soi tiết niệu, sonde JJ được đặt để dẫn lưu niệu quản trong nhiều trường hợp sau mổ sỏi đường tiết niệu, tán sỏi thận qua da, sau tán sỏi niệu quản qua nội soi...
Tuy nhiên, thời gian rút sonde do BS chỉ định và thời gian đặt sonde JJ lưu trong niệu quản tùy theo loại, thường chỉ lưu được tối đa là 3, 6 tháng hoặc 1 năm.
"Người bệnh khi được điều trị ở bệnh viện cần chú ý tuân thủ lời dặn của BS và tái khám đúng hẹn, không chủ quan với sức khỏe của bản thân nhằm tránh các biến chứng đường tiết niệu do để ống thông quá lâu", BS Lộc khuyến cáo.
Cứu sống bệnh nhân vỡ gan nặng do TNGT mà không cần phẫu thuật Ngày 25/2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTW CT) cho biết, các bác sĩ bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhân bị tai nạn giao thông vỡ gan phức tạp, đa chấn thương nặng mà không cần phẫu thuật. Trước đó, ngày 18/2 bệnh nhân T.A.T. (19 tuổi, ngụ tại Kế Sách, Sóc Trăng) bị tai nạn giao thông,...