Bệnh viện Đa Khoa Cửa Đông triển khai phòng khám Đa khoa Bạch Mai trong tháng 7
Tròn 10 năm (2009 – 2019) triển khai dịch vụ “Khám Giáo sư”, Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông đã tiếp nhận và điều trị hiệu quả cho hàng chục nghìn bệnh nhân, góp phần nâng cao chất lượng Khám chữa bệnh, vừa tiết kiệm chi phí, giúp người bệnh an tâm, đồng thời giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.
Được thăm khám bởi các chuyên gia đầu ngành
Trong suốt 10 năm qua, những giáo sư, tiến sỹ, thầy thuốc nhân dân, chuyên gia đầu ngành với nhiều năm công tác tại các bệnh viện lớn ở tuyến Trung ương, có thành tựu nổi bật trong ngành y học trong và ngoài nước, thuộc các chuyên khoa như: Nội tổng quát, Tim mạch, Thần kinh – Cơ – Xương – Khớp, Tiêu hóa, Gan mật – hệ Tiết niệu… được mời về trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân hàng tuần từ thứ 2 đến thứ 7 ngay tại Bệnh viện.
Đây thực sự là cơ hội quý giúp bệnh nhân trên địa bàn và khu vực được trực tiếp thăm, khám điều trị bởi các thầy thuốc giỏi, các chuyên gia mà không phải vất vả chuyển tuyến.
PGS – Tiến sỹ – BSCKII Nội tổng quát Hà Hoàng Kiệm đã từng phát hiện được một số trường hợp bệnh nặng, thuộc chuyên khoa sâu, ở tuyến dưới khó phát hiện, chẩn đoán ra. Ảnh: Cao Phương
Bệnh nhân Nguyễn Hùng C. 34 tuổi, ở Đức Kiên, Đức Thọ, Hà Tĩnh, đến khám than phiền, khoảng 2 năm lại đây thỉnh thoảng bệnh nhân có những cơn vận động bất thường không ý thức (đang ngủ thì dậy đi lang thang, đang làm việc thì có những động tác tay như vung vẩy hay nói lung tung…).Trong thời gian 1 năm đầu chỉ vài tháng có một cơn nhưng sang năm thứ hai số cơn dày hơn rất nhiều. Ông dự định đi Hà Nội để khám bệnh nhưng vẫn chưa có điều kiện. Được biết Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông có dịch vụ “khám Giáo sư”, ông đến đăng ký thăm khám và được chẩn đoán bệnh động kinh thùy thái dương và được chỉ định điều trị kịp thời; các cơn động kinh không còn xuất hiện nữa.
Tương tự Bệnh nhân Nguyễn Thị H. 78 tuổi từ Hà Tĩnh, đăng ký thăm khám dịch vụ Khám Giáo sư đã phát hiện có một khối to ở bụng xuất hiện từ lâu song bệnh nhân không biết. Sau khi được thăm khám, PGS.TS Hà Hoàng Kiệm – Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông chẩn đoán bệnh nhân bị ứ nước bàng quang và đài bể thận hai bên do tắc nghẽn ở 1/3 giữa niệu đạo, suy thận độ III và chỉ định nhập viện cấp cứu để điều trị kịp thời. Nhờ đó, bệnh nhân không bị xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Bà H. chia sẻ: “Tôi ở một mình vì 2 con trưởng thành lấy vợ và định cư ở thành phố Hồ Chí Minh, mỗi khi đau ốm bệnh tật đi lại khó khăn nên tôi rất ngại đi khám, nay đăng ký dịch vụ khám Giáo sư của Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông tôi thấy có nhiều lợi ích rất thiết thực; vừa đỡ công đi lại vất vả, có cơ hội được các bác sĩ, chuyên gia giỏi điều trị bệnh vừa hiệu quả lại tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều”.
Video đang HOT
PGS.TS.Bác sĩ CK Nội tổng quát Hoàng Trung Vinh trực tiếp khám, tư vấn cho bệnh nhân. Ảnh: Cao Phương
Mỗi tuần sẽ có lần lượt các Giáo sư đầu ngành với các chuyên khoa khác nhau sẽ về trực tiếp thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông. Đa số các bệnh nhân đều có triệu chứng khó chẩn đoán, hoặc điều trị nhiều nơi không thuyên giảm… Song khi đăng ký “khám Giáo sư” đầu ngành tại Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông đã có nhiều trường hợp phát hiện ra bệnh, điều trị sớm kịp thời.
Giáo sư, Tiến sỹ, BSCKII Nội Tổng quát – Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Liễu cho biết, ông đã từng phát hiện điều trị được nhiều trường hợp bệnh nặng, thuộc chuyên khoa sâu, ở tuyến dưới khó phát hiện, chẩn đoán ra như: Các cơn động kinh nhỏ, bệnh rối loại phân ly, bệnh rối loạn tim mạch nặng nhất là ở người già, bệnh lupus ban đỏ, những biến chứng nhiều cơ quan ở bệnh tiểu đường, một số thể trầm cảm… Các trường hợp bệnh nặng nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ rút ngắn thời gian, chi phí đặc biệt nâng cao hiệu quả điều trị.
Sẽ triển khai “Phòng khám Đa khoa Bạch Mai”
Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao, theo đó ý thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cũng được quan tâm chú trọng, ngoài việc tìm đến những cơ sở khám chữa bệnh hiện đại, rất nhiều người còn mong muốn được khám chữa bệnh với giáo sư giỏi để được điều trị tốt nhất.
Hàng tuần, rất đông bệnh nhân thăm khám dịch vụ “Khám Giáo sư” ở Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông. Ảnh: Cao Phương
Phát huy hiệu quả tích cực và ý nghĩa từ dịch vụ khám Giáo sư đầu ngành tại Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông, trong tháng 7/2019, bệnh viện tiếp tục triển khai “Phòng khám Đa khoa Bạch Mai”; Tạo cơ hội cho bệnh nhân được các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành đến từ Bệnh viện Bạch Mai trực tiếp thăm khám, vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn của cả nước, là bệnh viện đầu tiên trong nước được nhận danh hiệu bệnh viện đặc biệt. Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông trở thành “bệnh viện vệ tinh” của Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2017. Theo lộ trình, Bệnh viện Bạch Mai đã và đang tích cực hỗ trợ chuyển giao các kỹ thuật chuyên sâu trên cơ sở phát huy hiệu quả nguồn lực, hạ tầng, trang thiết bị y tế của Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông, như: Máy chụp CT cắt lớp vi tính 128 lát cắt, Cộng hưởng từ, xét nghiệm sinh hóa, xét nhiệm phân tử…
PGS.TS. Nguyễn Văn Chi – Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Đinh Nguyệt
Trong thời gian tới, với sự tham gia trực tiếp thăm khám của các Giáo sư, tiến sỹ đầu ngành của Bệnh viện Bạch Mai tại Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám điều trị cho người bệnh, đặc biệt ở những ca bệnh nặng và nghiêm trọng.
Với định hướng trên, Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông đang từng bước nỗ lực cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao cho người dân ngay tại tỉnh Nghệ An và các vùng lân cận.
Theo baonghean
Bệnh nhân nhập viện 2 ngày khám không ra bệnh, bác sĩ bị kỷ luật
Bệnh nhân vào nằm viện gần 2 ngày nhưng bác sĩ khoa Huyết học lâm sàng của bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau không xác định đúng bệnh, làm chậm trễ công tác điều trị, gây hậu quả nghiêm trọng và bị kỷ luật.
Để lại hậu quả nghiêm trọng
Mới đây, sở Y tế tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo bệnh viện Đa khoa tỉnh này kiểm điểm rút kinh nghiệm và xử lý các cá nhân có liên quan tới việc không xác định đúng bệnh cho bệnh nhân nhằm cải thiện chất lượng khám chữa bệnh. Sau đó, bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau đã ban hành quyết định kỷ luật bằng hình thức "khiển trách" đối với ông Huỳnh Công Danh, bác sĩ khoa Huyết học lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ Danh Thị Bé Ng. và Phan Thị Thu Th. cùng thuộc khoa Cấp cứu (cùng ê kíp trực ngày 29/4) cũng bị trừ điểm thi đua.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, nơi xảy ra vụ việc.
Cũng theo sở Y tế tỉnh Cà Mau, Hội đồng chuyên môn bệnh viện kết luận các bác sĩ trực khoa Cấp cứu ngày 29/4 gồm bác sĩ Danh Thị Bé Ng. và Phan Thị Thu Th. trong quá trình thăm khám, chuẩn đoán bệnh cho Nguyễn Bích T., 44 tuổi, ngụ xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau chưa giải thích thấu đáo dẫn đến gây bức xúc cho người bệnh và thân nhân người bệnh. Bác sĩ Danh còn hạn chế trong chuyên môn, chưa tuân thủ quy trình, quy định, quy chế chuyên môn (quy chế hội chẩn). Từ đó, không xác định đúng bệnh của bệnh nhân, làm chậm trễ công tác điều trị, gây hậu quả nghiêm trọng.
Sau khi có kết luận Hội đồng chuyên môn, Hội đồng kỷ luật của bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau đã thống nhất hình thức xử lý đối với các bác sĩ có liên quan đến quá trình tiếp nhận, thăm khám, theo dõi và điều trị cho bệnh nhân T. như nêu trên.
Nằm viện hai ngày không phát hiện ra bệnh?
Trước đó, trên mạng xã hội Facebook liên tục lan truyền thông tin về việc người nhà một bệnh nhân ở tỉnh Cà Mau bị "viêm phúc mạc ruột thừa" cho rằng bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau thăm khám, siêu âm và xét nghiệm máu trong thời gian 2 ngày (ngày 29 và 30/4/2019 - PV) nhưng không phát hiện ra bệnh lý, còn khẳng định là không có bệnh. Khi tiếp nhận thông tin, UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn yêu cầu ngành Y tế tỉnh Cà Mau kiểm tra, xử lý nội dung phản ánh.
Qua xác minh, sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết, vào khoảng 14h10 ngày 29/4, bệnh nhân Nguyễn Bích T., có đến nhập viện vào khoa Cấp cứu của bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau với lý do đau bụng và mệt. Sau khi khám và xử trí ban đầu, bệnh nhân được chuyển lên khoa Huyết học lâm sàng với chẩn đoán: Đau bụng chưa rõ nguyên nhân theo dõi viêm dạ dày để tiếp tục theo dõi điều trị.
Tại khoa Huyết học lâm sàng, bác sĩ tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh nhân bị đau bụng chưa rõ nguyên nhân/viêm dạ dày, theo dõi viêm tụy - bụng ngoại khoa. Bệnh nhân được làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết và tiếp tục theo dõi điều trị. Sau khi có các kết quả cận lâm sàng, kèm theo triệu chứng đau bụng của bệnh nhân không thuyên giảm, bác sĩ khoa Huyết học lâm sàng giải thích cho bệnh nhân và người nhà là bệnh nhân là cần phải chụp CT scanner bụng để xác định chính xác chẩn đoán cho bệnh nhân. Tuy nhiên, gia đình không đồng ý và xin về để chuyển tuyến trên mặc dù các bác sĩ khoa Huyết học lâm sàng đã giải thích về tình trạng nguy hiểm của bệnh nhân.
Sau đó, bệnh nhân không đi tuyến trên điều trị mà đi khám lại tại phòng khám tư nhân và đến bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ -Minh Hải. Sau khi thăm khám và làm các cận lâm sàng có liên quan, bác sĩ tại bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ - Minh Hải đã chẩn đoán: "Viêm phúc mạc ruột thừa" cho chỉ định mổ cấp cứu. Kết quả phẫu thuật: Viêm phúc mạc ruột thừa. Thời gian hậu phẫu 5 ngày, tình trạng bệnh nhân ổn định, cho xuất viện.
Theo sở Y tế tỉnh Cà Mau, khi bệnh nhân T. mới vào bệnh viện Đa khoa Cà Mau, các bác sĩ đã thăm khám toàn diện, chỉ định các kỹ thuật cận lâm sàng phù hợp giúp chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, dấu hiệu bệnh lý ở giai đoạn này chưa biểu hiện rõ, mặt khác do kỹ năng cận lâm sàng (siêu âm - PV) còn hạn chế nên các bác sĩ chưa đưa ra kết luận chẩn đoán kịp thời và thái độ xử trí chậm.
Khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ - Minh Hải (khoảng 15h13 ngày 30/4 - PV), diễn tiến bệnh đã có những dấu hiệu khá điển hình của tình trạng viêm ruột thừa cấp như: Đau nhiều hố chậu phải, có phản ứng phúc mạc; với sự hợp tác của bệnh nhân, siêu âm ổ bụng đã xác định được tình trạng ruột thừa sau manh tràng, có tụ dịch xung quanh và viêm ruột thừa hoại tử. Do đó, các bác sĩ tại đây đã chẩn đoán xác định và xử trí phù hợp.
Theo báo cáo của sở Y tế Cà Mau, thời gian nằm viện của bệnh nhân Nguyễn Bích T. tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần 25 giờ (từ 14h10 ngày 29/4 đến 15h ngày 30/4), bệnh viện có chẩn đoán, theo dõi bụng ngoại khoa nhưng chưa kết luận chẩn đoán chính xác là viêm ruột thừa cấp để có phương pháp điều trị phù hợp. Đây là vấn đề cần phải kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Việt Tâm
Bài đăng trên ấn phẩm báo in Đời sống & Pháp luật số 92
Theo doisongphapluat
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ vì nắng nóng Thời tiết thất thường khi giao mùa hay nắng nóng gay gắt không phải là nguyên nhân, nhưng là điều kiện thuận lợi cho các yếu tố gây nguy cơ đột quỵ. Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trong những ngày nắng vừa qua, Khoa Cấp cứu đã tiếp nhận số lượng bệnh...