Bệnh viện Dã chiến số 3 Hải Dương đã sẵn sàng đón bệnh nhân Covid-19
Theo dự kiến, Bệnh viện Dã chiến số 3 sẽ chỉ tập trung điều trị bệnh nhân Covid-19 nhẹ và vừa, để giảm tải áp lực cho Bệnh viện Dã chiến số 1 và 2.
Bệnh viện Dã chiến số 3 Hải Dương đặt tại trường Đại học Sao đỏ cơ sở 2, TP. Chí Linh, có tổng số 239 giường bệnh. Hiện, 116 cán bộ y tế đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ, đón bệnh nhân Covid-19 đến điều trị. Các trang thiết bị cơ bản được lắp đặt nhờ sự hỗ trợ của các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai.
Theo dự kiến, Bệnh viện Dã chiến số 3 sẽ chỉ tập trung điều trị bệnh nhân Covid-19 nhẹ và vừa, để giảm tải áp lực cho Bệnh viện Dã chiến số 1 và 2.
Video đang HOT
Bệnh viện Dã chiến số 3 đã hoàn thành, sẵn sàng đón bệnh nhân Covid-19 (Ảnh: Bộ Y tế)
Trong tương lai, TTYT TP. Chí Linh và Bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương sẽ trở lại hoạt động khám chữa bệnh bình thường mới, đáp ứng nhu cầu được khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn. Chỉ còn Bệnh viện Dã chiến số 3 tiếp tục điều trị bệnh nhân Covid-19.
Hiện nay, Bệnh viện Dã chiến số 2 đang điều trị 280 bệnh nhân trên tổng số 660 giường bệnh. Bệnh viện Dã chiến số 1 đang điều trị 198 bệnh nhân. Sức khỏe của các bệnh nhân đều ổn định. Dự kiến, trong những ngày tới, BV Dã chiến số 1 sẽ công bố hơn 100 bệnh nhân khỏi bệnh.
Sáng 21/2, Hải Dương ghi nhận thêm 7 ca mắc mới, tích lũy toàn tỉnh có 603 bệnh nhân Covid-19 từ đợt dịch lần này, 114 người đã khỏi bệnh. Hải Dương có 5 ổ dịch gồm Chí Linh, Cẩm Giàng, Kinh Môn, TP. Hải Dương và Nam Sách.
Toàn tỉnh thực hiện giãn cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, kể từ 0h ngày 16/2. Tỉnh này yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất. Toàn dân thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng.
Lập kế hoạch tiêm vắc-xin Covid-19
Nhiều bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng, nguy kịch
Ngày 20-2, Bộ Y tế cho biết trong ngày cả nước ghi nhận thêm 6 ca mắc Covid-19, đều ở tỉnh Hải Dương. Hiện tổng số ca mắc đã ghi nhận từ đầu mùa dịch tại Việt Nam là 2.368 ca, trong đó có 776 ca là lây nhiễm trong nước từ ngày 27-1 đến nay.
Trong số 13 tỉnh, thành có ca bệnh Covid-19, Hải Dương có số ca mắc cao nhất với 596 ca, tiếp đến là Quảng Ninh (60), TP HCM (36), Hà Nội (35), Gia Lai (27)... Đến nay đã có 1.627 bệnh nhân khỏi bệnh, được ra viện. Trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, có 19 trường hợp nặng, tiên lượng nặng và nguy kịch.
Về kế hoạch tiêm vắc-xin Covid-19 cho người dân, theo Bộ Y tế, cùng với việc đàm phán nguồn vắc-xin nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước đang đẩy mạnh sản xuất vắc-xin trong nước để bảo đảm mọi người dân được tiếp cận với vắc-xin. Việt Nam sẽ tuân thủ hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới trong việc xếp các đối tượng ưu tiên người làm việc ở tuyến đầu.
Bệnh viện Số 2 Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 Ảnh: THẾ THIÊM
Các nhóm đối tượng cần tiêm vắc-xin Covid-19 sắp xếp theo mức độ ưu tiên theo tình huống dịch và trong bối cảnh nguồn vắc-xin cung cấp hạn chế tại Việt Nam, bao gồm: nhân viên y tế, nhân viên tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên của các khu cách ly...), nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; lực lượng quân đội, công an; giáo viên, người trên 65 tuổi; nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu hàng không, vận tải, du lịch, những người mắc các bệnh mạn tính; người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ... Phạm vi triển khai tiêm vắc-xin là trên cả nước. Mức độ ưu tiên từ nguy cơ cao đến nguy cơ thấp hơn, bảo đảm việc tiếp cận công bằng cho người dân.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết để bảo đảm tiêm đủ cho dân số, Việt Nam cần 150 triệu liều vắc-xin trong năm 2021. Từ nay đến cuối năm 2021, Việt Nam chắc chắn có ít nhất 60 triệu liều vắc-xin từ nguồn nước ngoài, trong đó 204.000 liều đầu tiên của AstraZeneca dự kiến có mặt tại Việt Nam vào ngày 28-2. Bộ Y tế đang tích cực đàm phán với các công ty khác để có thêm vắc-xin. "Chính phủ đã giao Bộ Y tế tìm nguồn vắc-xin và mục tiêu là có vắc-xin cho mọi người dân, để chúng ta sớm trở lại cuộc sống bình thường" - Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Theo Bộ Y tế, việc mua bán vắc-xin Covid-19 phải thực hiện theo các quy định pháp luật và theo điều phối, kế hoạch được Chính phủ phê duyệt. Các địa phương muốn dành ngân sách mua vắc-xin cho người dân cũng phải thông qua Bộ Y tế để trình Chính phủ phê duyệt. Để có thêm nguồn vắc-xin phục vụ phòng chống dịch, Bộ Y tế cũng kêu gọi, khuyến khích các đơn vị trong nước chủ động đàm phán, nếu có nguồn vắc-xin Covid-19 có thể trao đổi, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để nhập khẩu vắc-xin.
Việc tiêm vắc-xin Covid-19 đã bắt đầu tại khoảng 70 nước, với 178 triệu liều đã được tiêm trên toàn thế giới, tương đương 1% dân số toàn cầu.
Thần tốc dựng phân khu bệnh viện dã chiến 3 đón bệnh nhân Covid ở Hải Dương Thành phố Chí Linh đã cho xây dựng thần tốc phân khu mới bệnh viện dã chiến số 3 trong chưa đầy 2 ngày, kịp thời đưa 2 khu nhà với ít nhất 200 giường bệnh phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19. Ngày 18/2, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp, số lượng ca bệnh mỗi ngày đều tăng...