Bệnh viện dã chiến ở TP.HCM dùng robot để đưa cơm cho F0
Những chú robot có thể làm nhiệm vụ đưa cơm, thuốc, khử khuẩn và giúp các bác sĩ khám bệnh cho F0 qua màn hình.
Sau quá trình triển khai robot hỗ trợ chống dịch tại tỉnh Bắc Giang, nhóm cán bộ, nghiên cứu phát triển robot của Học viện Kỹ thuật Quân sự đã triển khai robot hỗ trợ lực lượng tuyến đầu tại TP.HCM.
Robot có tên Vibot-2, được đưa vào khu điều trị Covid-19 do Bệnh viện Quân Y 175 ( Bộ Quốc phòng) phụ trách tại Bệnh viện dã chiến số 7. Bệnh viện này có 16 tầng, đang điều trị 1.200 bệnh nhân.
Đại tá Trần Minh Vỹ, Trưởng đại diện phía Nam của Học viện Kỹ thuật Quân sự, cho biết tại tâm dịch Bắc Giang, robot giúp vận chuyển đồ ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm cho bệnh nhân Covid-19. Ngoài ra, chúng còn giúp nhân viên y tế theo dõi sức khỏe và giao tiếp từ xa với F0.
Robot đến tận phòng bệnh để đưa cơm, phát thuốc và khám bệnh cho F0 qua màn hình. Ảnh: An Quý.
Video đang HOT
Một chú Vibot có thể mang trên mình 60 kg vật dụng, thực phẩm, tương ứng khoảng 60 suất ăn, sức kéo là 100 kg.
“Khi đến cửa phòng, Vibot gọi tên để bệnh nhân ra nhận đồ hoặc giao tiếp trực tuyến với bác sĩ. Bệnh nhân có thể vẫy tay trước màn hình robot để báo cho chú biết họ đã lấy xong phần của mình và di chuyển tiếp”, đại tá Vỹ cho biết.
Tại Bệnh viện dã chiến số 7, robot làm việc và phát cơm 3 buổi cho toàn bộ F0 và khung giờ sáng từ 7h đến 8h, trưa từ 11h đến 12h30 và chiều từ 16h30 đến 18h.
Ngoài ra, trên robot, nhóm nghiên cứu còn trang bị thêm màn hình theo dõi để kết nối hình ảnh, giọng nói từ xa giữa các y bác sĩ và bệnh nhân. Qua đó, bác sĩ có thể biết tình hình của bệnh nhân như hôm nay có ai sốt, ho… cũng như kiểm tra tình hình dùng thuốc của bệnh nhân.
Theo đại tá Vỹ, những chú robot sẽ hoạt động bền bỉ, hỗ trợ lực nhân viên y tế trong các bệnh viện dã chiến. Khi có robot Vibot-2, lượng công việc của các nhân viên tại khu vực chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19 cũng giảm đi rất nhiều.
Từ tháng 4/2020, robot thế hệ thứ nhất Vibot-1 được nhóm nghiên cứu của Học viện Kỹ thuật Quân sự nghiên cứu sáng chế. Sau thời gian cải tiến, robot thế hệ thứ hai, Vibot-2, đã ra đời và hoạt động trong nhiều môi trường.
Từ tháng 5, robot bắt đầu hoạt động hỗ trợ các bác sĩ ở cơ sở số 2, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Sau đó, từ tháng 6, hai chú robot đã vào tâm dịch Bắc Giang để hỗ trợ các bác sĩ tuyến đầu trong chăm sóc bệnh nhân Covid-19.
Bộ Công an khởi công bệnh viện dã chiến ở TP.HCM
Đại diện bệnh viện dã chiến của Bộ Công an cho biết bệnh viện được khởi công 2 ngày nay và đang gấp rút để có thể đi vào hoạt động với 300 giường cùng hệ thống oxy trung tâm.
Ngày 24/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc đến thị sát, kiểm tra nơi xây dựng bệnh viện dã chiến của Bộ Công an tại Xí nghiệp X30 ở Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đi thị sát nơi xây dựng bệnh viện dã chiến của Bộ Công an. Ảnh: Thanh Tuấn.
Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng ghi nhận sự chủ động của lực lượng công an trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
"Công an mình là công an nhân dân. Tôi ghi nhận sự chủ động của các chiến sĩ công an. Tôi đề nghị các đồng chí đẩy nhanh tiến độ để có thể sớm đi vào hoạt động cho tốt," Phó thủ tướng nói.
Đại diện bệnh viện dã chiến của Bộ Công an cho biết bệnh viện mới được khởi công 2 ngày, đang gấp rút để có thể đi vào hoạt động với 300 giường cùng hệ thống oxy trung tâm.
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc cũng đề nghị các lực lượng của bệnh viện cố gắng hoàn thành tốt nhất, nhanh nhất bệnh viện dã chiến để có thể đáp ứng được trong tình hình hiện nay.
Cảnh sát PCCC TP.HCM tham gia xây dựng bệnh viện dã chiến. Ảnh: PC07.
Bệnh viện dã chiến hồi sức tích cực Covid-19 nói trên do Bộ Công an hỗ trợ, tạo điều kiện xây dựng trong thời gian giãn cách xã hội tại TP.HCM. Bệnh viện có quy mô hơn 300 giường bệnh, hình thành từ việc sửa chữa, cải tạo mặt bằng 2 phân xưởng thuộc Xí nghiệp X30 - Bộ Công an.
Cùng ngày, lãnh đạo Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PC07, Công an TP.HCM) cho biết đã huy động hàng chục cán bộ cảnh sát của đơn vị tham gia xây dựng bệnh viện dã chiến.
Đơn vị có nhiệm vụ phá dỡ cấu kiện công trình có sẵn tại kho và phân xưởng, sau đó lắp đặt khung giàn thép, lợp mái và đang hoàn thiện vách ngăn, mặt bằng. Trong quá trình thi công, các công nhân trên công trường luôn đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.
Thêm 3.000 đồ bảo hộ cấp 4 gửi tặng bệnh viện dã chiến Đồ bảo hộ được quỹ Hy vọng và OCB gửi đến hai bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 trong chương trình "Tiếp sức tâm dịch". Hai cơ sở y tế tiếp nhận đồ bảo hộ cấp 4 sáng 21/8 bao gồm bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 3 và số 10, ở TP Thủ Đức, mỗi...