“Bệnh viện cứ mổ đi, tôi đảm bảo máu không thiếu!”
Lúc 13h45 phút, ngày 26/4, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận đã tiếp nhận một ca tai nạn giao thông khá đặc biệt mà bệnh nhân là một học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, huyện Tánh Linh. Người đưa em vào viện cấp cứu lại chính là thầy giáo Võ Văn Cư hiện đang dạy em ở trường.
Thầy Cư kể lại: Trên đường đi dạy, thấy có vụ tai nạn giao thông nên tôi ghé lại xem có ai là người quen hay học sinh của mình để chăm sóc. Bất ngờ thấy một học sinh nằm bên đường, có một số người dân đứng xung quanh lót cặp lên đầu cho em nằm. Nhìn em trên người lại không xây xát, trầy trụa gì nhưng mặt mày tái mét và thở rất mệt.
Mọi người nói chờ người thân xuống nhưng thấy em trong tình trạng nguy kịch, mặc dù đang có tiết dạy nhưng tôi vẫn quyết định nhờ một em học sinh khác ngồi sau để chở em đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa gần đấy.
Bệnh viện nơi đây sơ cứu ban đầu và nói phải chuyển gấp đi Bệnh viện Đa khoa Nam Bình Thuận cấp cứu nếu không em sẽ chết. Lúc này, người thân cũng không liên lạc được với ai, gấp quá tôi gọi xe cấp cứu chở em lên Bệnh viện Đa khoa Nam Bình Thuận cách khoảng 50 km.
Video đang HOT
Các bác sĩ của bệnh viện nhanh chóng cấp cứu. Sau khi siêu âm, chụp X quang, bác sĩ chuyên khoa 2, Phó giám đốc bệnh viện, Hồ Ngọc Sơn chẩn đoán: “Em Hải bị vỡ gan, phải mỗ để sơ cứu và cần có ngay từ 4 – 6 đơn vị máu tươi. Có 2 phương án, một chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy, hai là mổ tại chỗ.
Nhưng, nếu chuyển viện vào Sài Gòn, bệnh nhân có thể tử vong trên đường đi. Nếu mổ tại đây thì hiện tại bệnh viện đang thiếu máu”.
Để cứu học trò, thầy Cư đã không ngần ngại ký vào bản cam đoan chịu trách nhiệm thay cho cha mẹ em Hải chưa đến kịp. Thầy bảo: “Bệnh viện cứ mổ cho em. Tôi bảo đảm máu không thiếu”.
Lời nói chắc như đinh đóng cột này đã tạo động lực và niềm tin cho bác sĩ Sơn và cả ê kíp mổ hôm ấy. Ngay lúc đó, thầy Cư nhắn thông tin cần máu để cứu giúp em Hải lên group giáo viên và báo cáo sự việc cho thầy Nguyễn Tấn Nha, Hiệu trưởng nhà trường biết.
Ngay lập tức, thông tin được phát đến tất cả thầy cô giáo và học sinh toàn trường. Thầy cô và học sinh có nhóm máu O, B đã tự nguyện lên xe nhà trường thẳng tiến bệnh viện để hiến máu cứu trò, cứu bạn.
Bác sĩ, Hồ Ngọc Sơn và kíp mổ đã hoàn tất ca mổ sau gần 2 giờ đồng hồ. Sáng ngày 27/4, bác sĩ Sơn đã vui mừng thông báo em Hải đã vượt qua cửa tử và hồi tỉnh.
Trò chuyện với chúng tôi, bác sĩ Hồ Ngọc Sơn nói rằng công việc của bác sĩ chỉ là công việc thường quy phải làm, là nhiệm vụ bình thường để cứu sống bệnh nhân. Điều đặc biệt ở đây là người thầy đưa đi cũng là người thầy cho máu. “Hồi hôm tôi đến thăm bệnh có 2 người thầy ngồi cả đêm với em. Sáng nay, vẫn có một cô với một trò đến viện tiếp tục cho máu”.
Được biết, gia đình em Nguyễn Thanh Hải khá khó khăn. Ba, mẹ làm thuê nhưng công việc cũng không ổn định. “Sắp tới đây, chúng tôi cũng sẽ vận động những nhà hảo tâm để hỗ trợ thêm tiền viện phí cho em”, thầy Cư cho biết.
Kịp thời đưa một thuyền viên bị nạn nguy kịch trên biển về bờ an toàn
Tối 22/1, tàu SAR 412 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam đã đưa một thuyền viên bị nạn trên biển trong khi hành nghề đánh bắt thủy hải sản về bờ tại thành phố Đà Nẵng an toàn và bàn giao cho cơ chức năng theo quy định.
Nạn nhân đưa được về bờ an toàn tại thành phố Đà Nẵng và chuyển tiếp vào bệnh viện địa phương đê tiếp tục điều trị. Ảnh: TTXVN phát
Nhờ được cấp cứu kịp thời, nạn nhân bước đầu đã bảo toàn được tính mạng, Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng đã tiếp nhận và chuyển nạn nhân vào viện để tiếp tục điều trị.
Trước đó, vào 8 giờ 21 phút ngày 22/1, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam nhận được thông tin tàu QB 91439 TS do ông Nguyễn Văn Hùng làm thuyền trưởng, khi đang hành nghề trên vùng biển cách Đà Nẵng khoảng 100 hải lý, trên tàu xảy ra tai nạn lao động, thuyền viên Hoàng Phong (sinh năm 1986) bị dây neo đánh vào vùng mặt, mất nhiều máu, hôn mê. Nhận thấy tình hình nguy cấp đe dọa tính mạng thuyền viên, thuyền trưởng Nguyễn Văn Hùng đã liên lạc với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam yêu cầu được hỗ trợ khẩn cấp.
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam đã yêu cầu thuyền trưởng Nguyễn Văn Hùng lập tức cho tàu ngưng hành nghề và hướng dẫn hải trình nhanh nhất để khẩn trương chạy về đất liền, đồng thời phối hợp cùng Đài thông tin duyên hải Hải Phòng kết nối thông tin đến Viện y học biển để tư vấn y tế từ xa cho tàu, đội tàu tìm kiếm cứu nạn khu vực gần nhất được đưa vào trạng thái báo động, sẵn sàng phương tiện triển khai nhiệm vụ.
Qua quá trình thăm khám từ xa, các y bác sỹ nhận thấy tình trạng nạn nhân hết sức nguy kịch với đa chấn thương nghiêm trọng, tổn thương vùng mặt, mất nhiều máu, hôn mê bắt buộc phải sớm tiếp cận y tế để bảo toàn tính mạng và tránh các di chứng nguy hiểm về sau.
Nạn nhân đưa được về bờ an toàn tại thành phố Đà Nẵng và chuyển tiếp vào bệnh viện địa phương đê tiếp tục điều trị. Ảnh: TTXVN phát
Lúc 11 giờ 10 cùng ngày, tàu SAR 412 đã được lệnh rời bến, triển khai cứu nạn cấp cứu cho nạn nhân tàu QB 91439 TS, Trung tâm cấp cứu y tế thành phố Đà Nẵng (115 Đà Nẵng) cũng điều một ê-kíp y bác sỹ cùng trang thiết bị theo tàu thực hiện nhiệm vụ.
Bằng tốc độ hành trình nhanh nhất, lúc 14 giờ 45 phút cùng ngày, lực lượng cứu nạn hàng hải đã tiếp cận được tàu QB 91439 TS. Ê-kíp y bác sỹ cùng nhân viên cứu nạn lên tàu QB 91439 TS để thực hiện ca cấp cứu. Lúc này tình trạng của nạn nhân hết sức nguy kịch: Lơ mơ, đa chấn thương vùng mặt, gãy xương chính mũi, mất nhiều máu đã được ê-kíp cứu nạn nỗ lực triển khai cấp cứu tại chỗ để xử lý các vết thương và ổn định tình trạng. Nạn nhân sau đó tiếp tục được chuyển lên tàu SAR 412 để được chăm sóc y tế tích cực và khẩn trương đưa về đất liền.
Một bệnh nhân Covid-19 trở nặng "Bệnh nhân 1536", 79 tuổi, diễn biến nặng, phổi tổn thương, mệt mỏi, ăn uống kém, được các chuyên gia cả nước hội chẩn trực tuyến chiều 19/1. Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Bác sĩ Lê Thành Phúc, Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, cho biết bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, cao huyết...