Bệnh viện Covid 500 giường ở Hà Nội sắp hoạt động
Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch quy mô 500 giường, sau một tháng xây dựng, sẽ hoạt động từ ngày 1/9.
Bệnh viện xây dựng tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, là cơ sở 2 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết bệnh viện là tuyến cuối trong tháp điều trị người bệnh Covid-19 tại thành phố và một số tỉnh phía Bắc (bao gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn). Bệnh viện còn thực hiện chức năng Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) Covid-19 quốc gia.
Bệnh viện diện tích 3,5 ha, thiết kế thành 19 khối nhà điều trị Covid-19 và các khu phụ trợ về chuyên môn, hậu cần.
Ba khu nhà gồm nhà màu xanh là khu hành chính của bệnh viện, bảo đảm không nhiễm khuẩn; nhà màu vàng là khu dinh dưỡng – nghỉ ngơi – xét nghiệm, test định kỳ – kho vật tư thiết bị y tế; nhà màu đỏ dành cho bệnh nhân nặng điều trị ICU. Ngoài ra, còn có khu đệm gồm 69 nhà tắm khử khuẩn và nhiều không gian xanh.
Bệnh viện dã chiến xây mới đầu tiên ở Hà Nội trước ngày hoạt động.
Bệnh viện dự kiến huy động khoảng 1.000 nhân viên y tế. Lực lượng nòng cốt là từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và một số bệnh viện do Bộ Y tế hỗ trợ. Tất cả được tập huấn lý thuyết và thực hành trước khi tham gia điều trị bệnh nhân.
Video đang HOT
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị các ca bệnh nặng, nguy kịch tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân được chỉ định nhập viện với 4 điều kiện: Chẩn đoán xác định Covid-19 ở Hà Nội và các tỉnh lân cận; Có chỉ định nhập viện điều trị (thở oxy, hỗ trợ thở HFNC, nội khí quản từ các bệnh viện khác); Có liên hệ trước qua số điện thoại 0388191919; Có tài liệu chuyển viện (bản giấy đi cùng bệnh nhân và bản chụp gửi trước).
Theo bác sĩ Hiếu, lợi thế bệnh viện dã chiến này là được xây từ đầu theo tiêu chuẩn điều trị ICU, khu dinh dưỡng, xét nghiệm, điều trị riêng biệt nhằm đảm bảo vô trùng, kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
“Đây là công trình cấp bách phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn”, bác sĩ Hiếu cho biết.
Lễ khánh thành bệnh viện sẽ diễn ra vào chiều mai (31/8).
Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 quy mô 500 giường. Ảnh: Huy Mạnh
Hà Nội đã qua 36 ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, số ca mắc mới vẫn ở mức cao, liên tục xuất hiện các ổ dịch mới.
Ngày 29/8, thành phố ghi nhận 133 ca, là ngày có số ca nhiễm mới cao nhất từ khi dịch xuất hiện trên địa bàn thủ đô (ngày 6/3/2020).
Tính từ đầu đợt dịch thứ tư (ngày 27/4 đến nay) Hà Nội ghi nhận 3.091 ca nhiễm (không tính số ca tại bệnh viện tuyến trung ương), trong đó có 1.534 ca nhiễm cộng đồng, 1.557 ca ghi nhận tại khu cách ly.
Đi khám vì bị sốt, 3 người ở quận Tân Phú được xác định mắc Covid-19
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), các trường hợp này đều đã được Bộ Y tế công bố.
Tối 12/6, theo HCDC, những người này đều được phát hiện qua khám sàng lọc tại các bệnh viện vì có triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi. Họ nằm trong số 7 bệnh nhân chưa rõ nguồn lây, đang được điều tra dịch tễ mà TP.HCM ghi nhận trong ngày 12/6.
Thành phố đang khoanh vùng, điều tra truy vết, thực hiện các biện pháp phòng dịch tại nơi 3 bệnh nhân cư trú.
Các bệnh viện tiếp nhận 3 ca mắc Covid-19 trên đã kích hoạt quy trình phòng, chống dịch kịp thời. Bệnh nhân, người nhà được chuyển cách ly tạm thời. Các cơ sở y tế tạm ngưng nhận người bệnh ngoại trú để điều tra, truy vết, khử khuẩn môi trường. Những người liên quan đã được lấy mẫu xét nghiệm.
Ngoài ra, bệnh viện phun khử khuẩn toàn bộ khu vực phân luồng và sàng lọc. Những ca bệnh đang điều trị nội trú và người nhà được di chuyển đến nơi cách xa phòng khám sàng lọc, đảm bảo 5K. Tất cả bệnh nhân, người nhà ở khu vực này đã được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả âm tính. Hiện tại, các bệnh viện liên quan hoạt động bình thường.
Lực lượng chức năng phong toả khu vực liên quan ca mắc Covid-19 ở quận Tân Phú. Ảnh: Phú Khánh/HCDC.
Lực lượng chức năng phong toả khu vực liên quan ca mắc Covid-19 ở quận Tân Phú. Ảnh: Phú Khánh/HCDC.
Trước đó, Sở Y tế có văn bản đề nghị các cơ sở y tế khi người bệnh không có yếu tố dịch tễ nhưng có một trong các triệu chứng thường gặp của Covid-19 như sốt, đau họng, ho, thay đổi vị giác, khứu giác..., phải xem người bệnh có yếu tố nguy cơ và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên (nếu có), rRT-PCR.
Nếu kết quả xét nghiệm nhanh dương tính, người bệnh tiếp tục cách ly. Bệnh viện triển khai ngay các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Nếu kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính và người bệnh không có yếu tố dịch tễ, để tránh quá tải buồng cách ly, bệnh nhân có thể được theo dõi sức khỏe và cách ly tại nhà để chờ kết quả xét nghiệm rRT-PCR. Nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính, bệnh viện thông báo ngay cho trung tâm tế quận, huyện để cách ly, điều tra, truy vết...
Trong ngày 12/6, TP.HCM ghi nhận 84 ca mắc Covid-19 mới. Đây là con số cao nhất tại thành phố kể từ khi dịch bùng phát đến nay.
Đặc biệt, TP.HCM đang đối mặt chùm ca bệnh liên quan các F0 ngoài cộng đồng, được phát hiện qua khám sàng lọc tại bệnh viện. Đến nay, tổng số F0 thuộc trường hợp này là 65 người.
Từ ngày 27/4 đến tối 12/6, tổng số bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM là 694 người, xếp thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau hai điểm nóng Bắc Giang và Bắc Ninh.
TP HCM thêm 48 ca Covid-19, số nhiễm cộng đồng vượt 600 Tối 11/6, TP HCM ghi nhận 20 ca Covid-19, nâng số ca công bố trong 24 giờ qua lên 48, trong đó 10 trường hợp phát hiện qua khám sàng lọc tại bệnh viện. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), 48 ca mới ghi nhận bao gồm 10 trường hợp liên quan đến nhóm Truyền giáo Phục hưng đã...