Bệnh viện cố giữ người bệnh nhẹ, ai “xử”?
Trao đổi với PV Báo ANTĐ ngày 22-3, đại diện nhiều BV trung ương cho rằng quy định của Bộ Y tế yêu cầu các BV tuyến trên không được giữ bệnh nhân nhẹ để điều trị là khó khả thi. Lựa chọn khám chữa bệnh ở đâu là quyền của người bệnh và BV không được phép từ chối quyền đó.
Các BV tuyến trung ương quá tải trầm trọng do nhiều bệnh nhân vượt tuyến
Không ai muốn vượt tuyến
Video đang HOT
Như ANTĐ đã đưa tin, Bộ Y tế vừa phê duyệt Đề án BV vệ tinh giai đoạn 2013-2020 với điểm nhấn quan trọng là quy định yêu cầu các BV hạt nhân phải có nhiệm vụ chuyển tuyến người bệnh ở giai đoạn hồi phục về điều trị tại BV vệ tinh và BV vệ tinh không được chuyển bệnh nhân nhẹ lên tuyến trên, trừ trường hợp ngoài khả năng điều trị của mình. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp – BV K Trung ương (cơ sở Tân Triều) cho biết, không có bất cứ một bệnh nhân nào muốn vượt tuyến bởi vừa tốn kém, vừa mất công mất sức, đi lại xa xôi. Lý do khiến họ phải vượt tuyến chính là vì họ chưa thể đặt trọn niềm tin vào các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới. Do đó không thể ép bệnh nhân nhẹ cứ phải ở lại tuyến dưới điều trị mà cần xây dựng được niềm tin cho họ với các cơ sở này để họ tự quyết định lựa chọn.
Theo ông Hùng, Đề án phát triển mạng lưới BV vệ tinh của Bộ Y tế là cần thiết nhưng không dễ thực hiện. “Chẳng hạn với chuyên khoa ung thư, muốn phát triển được một khoa vệ tinh tại BV đa khoa của các tỉnh thì phải cần đến ít nhất vài trăm tỷ đồng. Chỉ nói riêng một giàn máy xạ trị đã phải đầu tư 50-60 tỷ đồng, chưa kể đi cùng với nó là rất nhiều thiết bị khác, rồi nhân lực, cơ sở vật chất…, trong khi kinh phí của Bộ Y tế dự chi chỉ vài chục tỷ đồng. Như thế, nếu một BV hạt nhân đầu tư phát triển 5-7 BV vệ tinh thì khó tốt đồng đều được. Và một khi BV vệ tinh vẫn chưa tạo được lòng tin cho người bệnh thì chưa thể áp quy định sẽ xử phạt các BV cố ý giữ, chuyển bệnh nhân không đúng theo quy định của Bộ Y tế” – ông Hùng phân tích.
PGS.TS Trần Bình Giang, Phó Giám đốc BV Việt Đức cũng thẳng thắn chỉ ra, việc lựa chọn khám chữa bệnh ở đâu là quyền của người bệnh và chúng ta phải tôn trọng quyền đó, các BV không được phép từ chối bệnh nhân. Do đó, không thể nói là sẽ xử phạt BV tuyến trên nếu cố ý giữ bệnh nhân nhẹ ở lại điều trị, cũng không thể xử phạt BV tuyến dưới nếu họ cố ý chuyển bệnh nhân trong khả năng điều trị của mình lên tuyến trên. Hay có những bệnh nhân ở tỉnh xa nhưng gặp tai nạn ở Hà Nội, dẫu tai nạn nhẹ nhưng họ vào thẳng BV Việt Đức cấp cứu, điều trị thì BV không thể nói đó là ca nhẹ mà trả họ về tuyến dưới được.
Có thể giảm mức chi trả BHYT
Một lý do khác dẫn đến tình trạng quá tải ở các BV tuyến trên được Bộ Y tế đưa ra là do Quỹ BHYT phải chi trả cho bệnh nhân vượt tuyến với mức chi trả khá cao. Cụ thể, theo Luật BHYT hiện nay, người có thẻ BHYT đi khám đúng tuyến được hưởng 80% (không thuộc diện chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi). Nếu đi khám chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến từ BV hạng III trở xuống được hưởng 70%, BV hạng II được hưởng 50% và BV hạng I được hưởng 30%. Do vẫn được hưởng BHYT trái tuyến với mức khá cao như vậy nên nhiều người có điều kiện kinh tế sẵn sàng vào khám chữa bệnh thẳng tại các cơ sở tuyến trên, chấp nhận cùng chi trả.
Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT – BHXH Việt Nam cho biết, để khắc phục tình trạng này, hiện đang có 2 hướng giải pháp, một cho rằng không nên thanh toán BHYT cho các bệnh nhân khám chữa bệnh trái tuyến, một kiến nghị giảm mức chi từ quỹ BHYT cho các trường hợp này. Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng nếu để bệnh nhân không vượt tuyến nữa mà không thanh toán BHYT trái tuyến cho họ là quan điểm có phần cực đoan, mất công bằng cho người tham gia BHYT. Do đó, việc tính toán lại mức chi trả BHYT cho các bệnh nhân khám chữa bệnh trái tuyến đang được tính đến như là một giải pháp cần thiết và hợp lý.
Theo ANTD
Thuốc Thánh hay thầy cúng gặp may?
Đã từng viết nhiều về các đề tài ma mị, nhưng câu chuyện mà tôi chứng kiến được ở Như Thanh (Thanh Hóa ) là lạ kỳ nhất.
Đó là một ông thầy chữa rắn cắn. Hễ có người bị rắn cắn mang đến, ông thầy bắt sửa lễ mâm rượu cau trầu cúng trên bàn thờ, cùng rất nhiều những quy định tại lúc ấy con bệnh và người nhà phải tuân thủ, ví dụ không được bước lên thềm nhà, cấm không được nói câu gì kể cả khấn lễ, hoặc chui qua một sợi dây giăng ngang... Xong hết, ông nhai một khẩu trầu, hớp một ngụm rượu rồi phun vào đỉnh đầu người bị rắn cắn. Người bệnh mà tôi chứng kiến bị rắn hổ cắn, người đã ửng đỏ, da đã có chỗ vàng chỗ tím, thở dốc, người nhà phải cáng đem đến. Chịu một hơi thổi bằng rượu đã đỏ nhợt bởi nước trầu, người bệnh giật mình ngồi dậy. Nghe nói bị rắn gì cắn, năng đến đâu chăng nữa, miễn người bệnh còn thở, sau cú phun độc đáo ấy, người bệnh tỉnh liền. Công việc còn lại là rịt thuốc chữa vết thương như mọi vết thương khác. Việc chữa bệnh thì bình thường, nhưng những nghi lễ ông đặt ra làm việc chữa bệnh trở nên kỳ bí, lạ lùng. Dân khắp vùng nghe tiếng ông, nếu bị rắn cắn không ai nghĩ đến đi bệnh viện mà toàn tới nhà ông. Cũng nghe kể, nhiều người mang bệnh nhân đến nhà ông muộn, đành ngậm ngùi mang về chôn.
Cũng có nhiều câu chuyện thần kỳ khác xung quanh các điện phủ chữa bệnh bằng tâm linh. Ở đây thuốc là thứ tượng trưng nhất. Có thể là tàn tro, nước thải, nước lã hoặc thậm chí chỉ là một hơi thở của bà đồng thổi qua hai hàm răng nửa đen nửa vàng có mùi không dễ chịu gì. Quan trọng hơn là liệu pháp chữa bệnh. Đó là phó thác tính mệnh, sức khỏe cho các đấng thiêng liêng trên bàn thờ, phó mặc cho lời cầu xin của các thầy cúng, bà đồng. Vậy mà rất nhiều người sau khi chịu lễ, mắt sáng lên tự thấy sức khỏe hồi phục, thậm chí thấy cục ung thư trong người hình như bé đi một chút, yên tâm ra về để chết.
Nhưng với nhiều người thứ nước đủ loại kia, thậm chí cả cái thứ nước chảy ra từ thi hài người chết chứa đầy vi khuẩn chết người lại là thánh dược. Trong năm 2009 lại có thêm một vụ đào mộ một tín đồ tử vì đạo đã mất cách đây 200 năm để lấy nước xác chữa bệnh ở thôn Lác Môn xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Theo lời một số người cao tuổi ở đây thì, hài cốt đó là của cụ Đỗ Tựu sống vào thời vua Tự Đức bị tội chém vào năm 1848. Đến tháng 7 năm 2009, giáo xứ Lác Môn mở rộng khoảng sân bao quanh nhà thờ nên phải dời mộ phần đi nơi khác. Khi mở quan tài của "thánh Tựu" thì thấy có bao nhiêu là máu, máu cả ở dưới đáy tiểu, cả ở những lóng xương rỉ ra. Rất nhiều tín đồ đã múc nước xác này về uống chữa bệnh. Vụ việc đã làm cho chính Đức Giám mục địa phận lên tiếng ngăn cản.
Tại khu vực 6 phườngVỹ Dạ (Huế), gần chùa Hương Lưu, có một thầy chữa bệnh bằng "thánh dược". Hàng trăm người tập hợp tại đây chờ thầy chữa bệnh. Họ đến từ các vùng quê khác nhau, nhưng niềm tin của họ vào cách chữa bệnh "thánh" này là rất lớn. Hai bên con đường bê tông rộng chừng 2,2 mét và một phần của bãi đất bồi các bệnh nhân đứng xếp hàng dài, người thì cởi trần, một số lại kéo hai ống quần đến khi không thể kéo được và tay cầm một lọ cồn 90 độ, cùng gừng, chanh và bông... Tất cả đều lặng lẽ như để cùng" thầy"cầu nguyện cho bệnh tình chóng khỏi! Trên tay thầy cầm một cái đĩa trong đó rất nhiều mảnh nhỏ của lưỡi dao lam cạo râu. Thầy đến từng người bệnh chích, mà theo thầy là "cắt lễ cắt phong"...sau đó dùng cồn, gừng và chanh trộn đều bọc vào tấm gạc xoa lên vết "chích lễ" . Một số bệnh khác "thầy" dùng kim châm cứu để châm vào một số huyệt đạo... tập trung ở mũi, môi, đầu và cổ họng của bệnh nhân.
Trong thời điểm này, khi hàng triệu người đổ về các chùa, điện, phủ,miếu cầu tài cầu lộc cũng có hàng trăm người tìm đến những nơi đó và nhiều điểm khác để trong chờ vào thánh thần phù hộ mình lấy lại sức khỏe, lành bệnh tật. Không phải người nào đi cầu thánh thần cũng khỏi bệnh, nhưng không sao, khi bệnh đỡ thì đó là do thánh thần, khi bệnh không đỡ thì là do người bệnh hay người nhà không thành tâm, hoặc là thánh thần không "độ" da kiếp trước có vấn đề gì đó. Vả lại có bệnh thì vái tứ phương, các cụ đã dạy thế. Mất gì.
Vấn đề là cầu cúng có làm cho bệnh nhẹ đi không?
Theo y học hiện đại, bệnh có mấy nguyên nhân chính: một là do nhiễm trùng, nhiễm độc từ bên ngoài vào, hai là do cơ thể mất cân bằng, có thể mất cân bằng thần kinh, có thể mất cân bằng hệ miễn dịch..., thứ ba là tổn thương như gãy chân tay, rách da thịt, vỡ phủ tạng, đầu...do tác động ngoại lưc. Tất cả phải điều trị bằng các biện pháp y học và dùng thuốc.
Còn do các thầy cúng, các bà đồng, ngoài các nguyên nhân này, các thầy bây giờ cũng không dám phủ nhận khoa học, còn có nguyên nhân do những thế lực âm ma gây ra mà để loại nguyên nhân này chỉ có một cách là cầu thánh thần đuổi những thế lực âm ma ra khỏi người mới khỏi được. Với quan niệm của họ, thần thánh có quyền lực siêu nhiên, hơn cả các bác sĩ hiện đại. Hãy nghe nhà ngoại cảm Võ Công Phương lý giải về nguyên nhân bệnh tâm thần : Nguyên nhân chính của bệnh tâm thần thường gặp như sau:
Do vong ngoại lai xâm nhập. Nguyên nhân này thường gặp nhất trong các trường hợp bệnh Tâm Thần. Do bị thư ếm, bùa ngải: do sự can thiệp của các thầy bùa, sử dụng công lực của bùa ngải, âm binh, đeo bám vào bệnh nhân. Do nguyên nhân khác: do nghiệp quả, tội lỗi, nợ nần, ân oán từ trước, do phong thủy, do mồ mả trong dòng họ bị xâm phạm v.v...Từ đó thầy chữa bằng cách cầu cúng, đảm bảo trong 7-10 ngày sẽ trục các thế lực hắc ám ra khỏi người, bệnh nhân sẽ khỏi bệnh. Nếu thật sự thầy giỏi như vậy, đất nước đã khỏi phải chi hàng trăm tỷ mỗi năm cho chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống bệnh tâm thần.
Lại nghe một thầy khác bàn về bệnh ung thư. Ngoài những nguyên nhân khoa học đã xác định, dĩ nhiên thầy cũng không dám chối bỏ những thành tựu khoa học, còn có nguyên nhân là môi trường sống tại nhà bệnh nhân có nhiều âm hồn sống chen với người. Họ còn đặt ra một chỉ số gọi là chỉ số Bovis phản ánh số lượng âm hồn sống trong khu vực. Khu vực có chỉ số Bovis từ 5000 - 6500 gọi là mảnh đất có năng lượng trung bình sống được, dưới 5000 gọi là khu vực "âm", âm càng sâu càng nguy hiểm, nếu dưới 3000 người sống ở đó dễ mắc bệnh và có thể nặng là ung thư. Vậy loại căn bênh ung thư chỉ đơn giản là loại sự quấy phá của các thế lực âm ma mà thôi.
Phải nói rằng chỉ cần có học vấn phổ thông cũng nhận ra những lý thuyết cũng như cách chữa bệnh tâm linh này khó có thể dẫn đến việc phục hồi sức khỏe, không nói gì đến việc chữa được bệnh tật. Nhưng hàng triệu người vẫn đổ đi cầu phúc, cầu tài, cầu chưa bệnh. Đáng tiếc là trong số đó có hàng triệu người có học, thậm chí nhiều vị còn có học vị cao, chức tước lớn. Họ cầu cúng một cách thành tâm, hoàn toàn không phải vì bảo tồn các giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc.
Nhưng trong thực tế có nhiều người đã bớt bệnh, khỏi bệnh do cầu cúng, do uống những loại thuốc ba sàm này. Tại sao?
Khoa học hiện đại cũng đã nghiên cứu nhiều về đề tài này. Trong số các bệnh tật con người thường mắc phải có rất nhiều bệnh có thể tự khỏi do sức chống đỡ của cơ thể. Cũng có rất nhiều các trường hợp bệnh nhân đi chữa bệnh ở nhiều bệnh viện, nhiều thầy thuốc giỏi, thuốc có tác dụng chậm, khi bệnh nhân đi cầu cúng cũng là lúc thuốc có tác dụng. Vậy là thầy cúng ăn may. Nhưng tác động chính để khi đi cầu cúng, đặc biệt lúc người bệnh thành tâm tin tưởng thánh thần, nhiều bệnh đã đỡ, thậm chí khỏi. Đó chính là do liệu pháp giả dược
Liệu pháp giả dược (Placebo)
Herbert Benson, giáo sư y học thuộc Harvard Medical School cho rằng, những trạng thái tình cảm tiêu cực và tích cực của con người có tác động rất đáng kể tới sức khỏe toàn thân, phải coi não bộ - ngọn nguồn của mọi trạng thái tình cảm, là cánh cửa để đi vào các tế bào và các cơ quan nội tạng, như tim, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ miễn dịch...Đó chính là nguyên lý của liệu pháp giả dược. Placebo (giả dược), đại để là một liệu pháp chữa bệnh dựa vào hiệu ứng tinh thần. Chẳng hạn, một người bệnh nan y, được cho dùng một loại thuốc với lời giới thiệu là "thần dược", 10 người đỡ bệnh 9, nhờ... tinh thần, bởi mấy viên "tiên đơn" kia toàn là... bột mì!
Có nhà khoa học cho rằng: "Placebo có ý nghĩa với các bệnh bị chi phối nhiều bởi hệ thần kinh, với người thuộc tuýp dễ nhạy cảm, có trạng thái tâm lý dễ tin, dễ cảm xúc, dễ bị thuyết phục, dễ tự kỷ ám thị". Đó chính là những người thành tâm tin vào thánh thần. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng liệu pháp giả dược chỉ có tác dụng với những căn bệnh mất cân bằng thần kinh, mất cân bằng miễn dịch, những triệu chứng thần kinh có thể điều chỉnh được như triệu chứng đau, hoang tưởng...
Ngược lại, nhiều nhà khoa học cho rằng: "Hiệu ứng placebo là có thật song chỉ giúp cho quá trình chữa bệnh không tạo ra tác dụng lâm sàng thay cho thuốc hay các liệu pháp truyền thống". Nhà nghiên cứu Arthur Shaprio cho rằng: "Placebo làm người bệnh yên tâm hơn là có tác dụng lâm sàng chữa bệnh vì: có bệnh sau khi lên cao điểm sẽ có xu hướng giảm dần, trùng với lúc dùng giả dược có bệnh tăng giảm thất thường và dùng giả dược đúng vào thời kỳ thuyên giảm có bệnh có thể khá hơn nhờ phản ứng tự miễn". Đa số các nhà chuyên môn "không đồng tình việc dùng giả dược chữa bệnh, vì trái với y đức, dùng quá đà tâm lý liệu pháp mà không dùng thuốc sẽ không chữa được bệnh.
Đây là một tác hại nghiêm trọng của việc dùng biện pháp chữa bênh tâm linh thay cho việc chữa bệnh tại các cơ sở chữa bệnh khoa học. Nhiều thầy cúng bà đồng nghĩ rằng chỉ cầu cúng, không cho bệnh nhân uống thứ gì có hại vào người, khỏi thì tốt, nhưng không khỏi cũng không có hại gì, nhưng nguy hiểm ở chỗ bệnh nhân cầu cúng thấy đỡ nhờ liệu pháp giả dược không muốn dùng thuốc hoặc đi điều tri, người bệnh mất cơ hội điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng hơn và rơi vào trạng thái không thể khỏi được. Một vài thầy lang cho thuốc ngẫu nhiên đúng các thời điểm này rồi tự phong cho mình là "thần y" dùng mọi thủ thuật để quảng bá đề cao mình, nhằm bán một số cây cỏ "vô thưởng vô phạt" thậm chí chỉ là nước lã, thu về tiền triệu! Một số cơ sở biết rất rõ sản phẩm chỉ chữa hay hỗ trợ chữa vài chứng bệnh thông thường song lại quảng cáo có vô vàn chức năng, làm cho người bệnh cả tin là "thần dược", khi mua về mới biết chẳng những không chữa khỏi bệnh gì mà còn mang vạ vào thân!
Theo ANTD
Bệnh nhân có thể thanh toán viện phí trực tuyến Lần đầu tiên Bệnh viện Bạch Mai triển khai thêm một khoa khám bệnh theo yêu cầu, theo một hình thức mới, mọi chi phí của bệnh nhân khi đến khám tại khoa khám bệnh này đều được thanh toán trực tuyến qua thẻ ngân hàng ATM. Bệnh nhân được hướng dẫn tận tình thực hiện thanh toán bằng thẻ ATM tại khoa...