Bệnh viện Chợ Rẫy cử tổ công tác hỗ trợ Bạc Liêu chống dịch
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và số ca nhiễm tăng cao tại Bạc Liêu, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cử tổ công tác hỗ trợ tỉnh này chống dịch.
Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng (người đứng) cảm ơn đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ tỉnh – Ảnh: SONG HẢO
Ngày 1-11, đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bạc Liêu về các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi làm việc, tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Trí Thức, giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết đơn vị sẽ cử tổ công tác của bệnh viện ở lại hỗ trợ tỉnh Bạc Liêu đến khi nào tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh ổn định.
Trước mắt, tổ công tác này sẽ hỗ trợ tỉnh khảo sát hệ thống oxy lỏng của các bệnh viện; quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, năng lực xét nghiệm, chuẩn bị nguồn máu; thành lập nhóm hỗ trợ về chuyên môn với các cơ sở y tế trong tỉnh.
Video đang HOT
Về tình hình điều trị COVID-19, đoàn công tác của bệnh viện cho rằng việc phân loại bệnh nhân (tiêm 2 mũi vắc xin, chưa tiêm hoặc bệnh nhân nào không triệu chứng, bệnh nhân nào trên 65 tuổi) là rất quan trọng bởi sẽ có cách thăm khám riêng.
Cũng tại buổi làm việc, đoàn công tác đã hướng dẫn tỉnh Bạc Liêu việc sử dụng túi thuốc điều trị F0 tại nhà, nhưng lưu ý việc điều trị này quan trọng nhất phải có đội cấp cứu lưu động và đội điều trị F0 tại nhà.
Ông Lữ Văn Hùng, bí thư Tỉnh ủy, trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bạc Liêu, cảm ơn Bệnh viện Chợ Rẫy đã quan tâm, hỗ trợ tỉnh. Theo ông Hùng, những kiến thức, kinh nghiệm về điều trị F0 và phòng chống dịch do các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ là rất quan trọng, là cơ sở để tỉnh triển khai thực hiện các giải pháp nhằm sớm khống chế dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
Ông Hùng yêu cầu ngành y tế thành lập ngay các trạm y tế lưu động; các tổ, đội phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Đặc biệt, ngành y tế khẩn trương tổ chức tiêm phòng COVID-19 cho người dân 2 địa phương có số ca nhiễm tăng cao là thị xã Giá Rai và thành phố Bạc Liêu.
Toàn tỉnh Bạc Liêu 'đổi màu' từ vàng sang đỏ
Với 20 đơn vị cấp xã vùng đỏ và 8 đơn vị cấp xã vùng cam, toàn tỉnh Bạc Liêu đã được nâng cấp độ từ vùng vàng sang vùng đỏ.
Tổ công tác đặc biệt của Bệnh viện Chợ Rẫy khảo sát và làm việc với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu - Ảnh: NGỌC HÂN
Ngày 1-11, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đã ký quyết định cập nhật và công bố cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, áp dụng từ 12h trưa mai (2-11). Theo đó, có 20/64 đơn vị cấp xã thuộc "vùng đỏ" (cấp độ 4), 8/64 đơn vị cấp xã thuộc "vùng cam" (cấp độ 3), còn lại 36 đơn vị cấp xã thuộc "vùng vàng" (cấp độ 2).
Với 28 đơn vị cấp xã có cấp độ dịch là cấp 3 và cấp 4, toàn tỉnh Bạc Liêu được cập nhật cấp độ dịch là cấp 4 (trước đó là cấp 2).
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch tập trung 100% lực lượng để thực hiện nhiệm vụ được phân công, đồng thời phối hợp chặt chẽ, tuân thủ sự hướng dẫn của tổ công tác đặc biệt do Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) chi viện.
Sáng cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa ghi nhận 382 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 167 trường hợp ghi nhận trong cộng đồng. Tính trong 3 ngày từ 29-10 đến sáng 1-11, Bạc Liêu đã ghi nhận thêm 1.200 ca mắc COVID-19, trong đó có 459 ca ghi nhận trong cộng đồng. Hiện tổng số ca bệnh đang điều trị tại tỉnh Bạc Liêu là 2.415 trường hợp.
Bạc Liêu cũng là tỉnh có tỉ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 thấp, với 424.598 người tiêm mũi 1 (chiếm 63,27% dân số) và mũi 2 là 105.219 người (chiếm 15,68% dân số).
Tại buổi tiếp đoàn công tác của UBND tỉnh Bình Dương đến thăm tỉnh Bạc Liêu sáng 31-10, ông Phạm Văn Thiều nhìn nhận dịch COVID-19 đang bùng phát tại địa phương này những ngày qua.
Theo ông, sau khi nới lỏng giãn cách xã hội (thời điểm ngày 1-10), tới nay có khoảng 26.000 người lao động trở về từ TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Trong số này có người đã tiêm 2 mũi vắc xin, có người tiêm 1 mũi, có người đã khỏi bệnh COVID-19 nhưng về cộng đồng lại dương tính, từ đó lây lan.
"Họ đi chợ, tiếp xúc công nhân ở những công ty thủy sản, hiện đã lây trong nhà máy thủy sản. Công nhân ở Bạc Liêu có đặc điểm sáng đi chiều về, sinh hoạt tại gia đình, không làm 3 tại chỗ như Bình Dương. Họ đi làm về, tiếp xúc với người thân ở TP.HCM và các tỉnh về, nhiễm từ đó, rồi vô nhà máy.
Một chốt kiểm soát dịch COVID-19 của tỉnh Bạc Liêu trên địa bàn huyện Hồng Dân - Ảnh: NGỌC HÂN
Báo cáo của Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu cho thấy tính đến ngày 1-10, toàn tỉnh Bạc Liêu ghi nhận 476 ca mắc COVID-19 (đã chữa khỏi, xuất viện 234 ca), trong đó có 52 ca nhập cảnh, còn lại 424 ca lây nhiễm ghi nhận trong tỉnh.
Tuy nhiên, sau thời điểm này số ca mắc COVID-19 bắt đầu tăng. Từ ngày 20-10 trở đi, số ca bệnh được ghi nhận trong ngày luôn ở mức 3 con số, trong đó 2 ngày 30 và 31-10 số ca nhiễm COVID-19 ghi nhận trong ngày "đạt đỉnh" lần lượt là 404 và 414 ca.
Như vậy tính từ mốc 1-10, đến nay Bạc Liêu đã ghi nhận thêm gần 2.000 ca mắc COVID-19.
Cơ bản giải quyết tình trạng người dân đi xe máy về quê bị kẹt tại cầu số 10 trên Quốc lộ 1A Chiều 25/9, tại cầu số 10 trên Quốc lộ 1A (giáp ranh giữa thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang), nhiều người dân từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh tự chạy xe máy về quê tiếp tục bị ùn lại do bị lực lượng chức năng tỉnh Hậu Giang chặn lại, không thể tiếp tục di chuyển. Ghi nhận thực...