Bệnh viện Chợ Rẫy có thể tạm ngưng hoạt động
Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) hiện gặp nhiều khó khăn trong việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất, máy móc hư hỏng không thể sửa chữa buộc phải chuyển bệnh nhân đến cơ sở khác.
Ngày 23-2, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết bệnh viện đã có báo cáo gửi Bộ Y tế về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Nghị quyết 144 của Chính phủ về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Theo đó, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết về quản lý trang thiết bị y tế, đã được quy định tại các điều 43, 44, 45 của Nghị định 98 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế, ban hành ngày 8-1-2021. Tuy nhiên, trong thực tế, việc kê khai và công khai giá trang thiết bị y tế chưa thực hiện đầy đủ chi tiết cấu hình tính năng; giá kê khai của trang thiết bị y tế chưa được kiểm soát, có tình trạng giá kê khai cao hơn rất nhiều so với giá bán thực tế. Do vậy, bệnh viện không thể xác định giá trị thật của trang thiết bị y tế, xây dựng giá gói thầu để mua sắm.
Nhân viên y tế thăm khám cho bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM)
Đối với sửa chữa, bảo trì, linh kiện thay thế trang thiết bị y tế, hiện chưa có quy định cụ thể, chưa được quản lý giá, chưa có quy định kê khai, công khai giá. Tình trạng này dẫn đến bệnh viện không xác định được giá gói thầu để mua sắm sửa chữa, trong khi việc vận hành trang thiết bị y tế luôn đòi hỏi phải mua sắm linh kiện thay thế sửa chữa, bảo trì.
Thực tế, từ khi Nghị định 98 có hiệu lực thi hành (từ ngày 1-1-2022) đến nay, việc thu thập đầy đủ các báo giá cũng như tham khảo giá kê khai, công khai trên công thông tin gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết các trang thiết bị y tế kỹ thuật cao như máy chụp cắt lớp vi tính, máy chụp cộng hưởng từ (MRI), máy siêu âm doppler màu… đều không có đủ 3 báo giá theo quy định để thực hiện đấu thầu mua sắm mới cũng như sửa chữa, bảo trì. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
“Bệnh viện thường xuyên trong trạng thái thiếu trang thiết bị y tế, thiết bị hư hỏng không sửa chữa được, phải chuyển bệnh nhân đến cơ sở khác để thực hiện gây rất nhiều khó khăn, phiền toái cho người bệnh” – báo cáo nhấn mạnh.
Đối với số lưu hành, giấy phép nhập khẩu của trang thiết bị y tế, hiện nay hầu hết không còn hiệu lực nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác điều trị người bệnh. Các nhà thầu không thể nhập khẩu được trang thiết bị y tế để cung ứng cho bệnh viện đặc biệt là hóa chất xét nghiệm khí máu, xét nghiệm chẩn đoán nhồi máu cơ tim, vôi sô đa,…
Bên cạnh đó, trang thiết bị y tế (bao gồm cả vật tư y tế, hóa chất,…) là một loại hàng hóa đặc thù của ngành y tế, liên quan trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, do đó cần được qui định cụ thể, đầy đủ, rõ ràng, công khai, kịp thời để đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên đến nay, Nghị định 98 vẫn chưa được điều chỉnh bổ sung theo điểm a khoản 1 của Nghị quyết 144.
Video đang HOT
Cũng trong báo cáo, Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ rõ “giá gói thầu” là vấn đề mà bệnh viện gặp nhiều khó khăn nhất. Có rất nhiều trang thiết bị y tế, hóa chất và vật tư y tế tiêu hao không thể nhận được đầy đủ 3 báo giá.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy, vấn đề này đã gây rất nhiều trở ngại cho công tác điều trị và cấp cứu bệnh nhân. Nếu bệnh viện tiếp tục chờ đợi 3 báo giá thì không thể xây dựng được giá gói thầu. Từ đó, chắc chắn Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ tạm ngưng hoạt động vì không đủ hóa chất để xác định chẩn đoán và không đủ vật tư y tế tiêu hao để điều trị cho người bệnh.
Bệnh viện Chợ Rẫy đã có văn bản số 354 ngày 13-2-2023 gửi Bộ Y tế, Bộ Tài chính để xin hướng dẫn cụ thể các căn cứ thực tế mà bệnh viện thu thập được có đủ cơ sở để xây dựng giá gói thầu nhưng vẫn chưa được sự trả lời hướng dẫn từ các bộ.
Trước thực tế trên, Bệnh viện Chợ Rẫy kiến nghị Bộ Y tế giải quyết các vướng mắc, khó khăn, giúp các bệnh viện có thể triển khai đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế.
Thứ nhất, quản lý giá trang thiết bị y tế, linh kiện thay thế sửa chữa bảo trì,… phải đảm bảo tính công khai khách quan với giá trị thực của thiết bị, phải có cơ quan kiểm soát và chịu trách nhiệm việc kê khai và công khai giá.
Thứ hai, khẩn trương cấp mới/cấp lại/gia hạn số lưu hành, giấy phép nhập khẩu được quy định tại Nghị định 98 để nhanh chóng có vật tư y tế, hóa chất phục vụ điều trị người bệnh.
Thứ ba, về lâu dài, cần thiết xây dựng luật đấu thầu riêng cho ngành y tế hoặc bổ sung chương đấu thầu cho ngành y tế trong Luật đấu thầu.
Bệnh viện Chợ Rẫy gửi Bộ Y tế 6 kiến nghị
Bệnh viện Chợ Rẫy vừa gửi Bộ Y tế 6 kiến nghị nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm thuốc và vật tư y tế.
Hiện lượng thuốc, hóa chất trong bệnh viện chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu.
Bệnh viện hết thuốc, bệnh nhân phải cầm đơn thuốc ra ngoài mua - Ảnh: THU HIẾN
6 kiến nghị bổ sung vừa được Bệnh viện Chợ Rẫy gửi Bộ Y tế, sau cuộc họp với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên ngày 30-6. Các kiến nghị cụ thể là:
- Quy định rõ thứ tự ưu tiên trong sử dụng thông tin về giá tham khảo xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc.
Theo đó, trong 4 quy định về giá, bệnh viện đề xuất cần ưu tiên các căn cứ về giá trúng thầu đăng tải công khai ở thời điểm gần nhất (so với thời điểm ghi nhận trên tờ trình xin phê duyệt kế hoạch) và giá trên báo giá cập nhật của nhà cung cấp.
Trường hợp thuốc không có kết quả trúng thầu được đăng tải công khai trong vòng 12 tháng, không thu thập đủ 3 báo giá sau khi đã đăng tải rộng rãi, bệnh viện đề xuất áp dụng hình thức lấy giá thấp nhất trong các lần thu thập làm giá kế hoạch, không nhất thiết phải chờ đủ 3 báo giá. Thời hiệu báo giá nên lấy theo thực tế ghi trên báo giá, tối thiểu không dưới 30 ngày kể từ ngày phát hành báo giá.
- Quy định rõ thứ tự ưu tiên trong sử dụng thông tin về giá xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu vật tư y tế tiêu hao, hóa chất. Trong đó, cần ưu tiên căn cứ giá trúng thầu đăng tải công khai gần nhất trên các trang congkhaiketquathau.moh.gov.vn; muasamcong.mpi.gov.vn.
Ngoài ra, tương tự như thuốc, bệnh viện đề nghị cần quy định rõ phương án xử lý cho trường hợp chủng loại vật tư y tế không có kết quả trúng thầu đăng công khai trong vòng 12 tháng, không thu thập đủ được 3 báo giá bằng việc lấy giá thấp nhất trong số các báo giá để làm giá kế hoạch, thời hiệu lấy theo thực tế ghi trên báo giá, tối thiểu không dưới 30 ngày kể từ ngày phát hành báo giá.
- Về đấu thầu hóa chất xét nghiệm, Bệnh viện Chợ Rẫy kiến nghị bổ sung thêm nội dung hoặc hướng dẫn cụ thể đấu thầu mua sắm hóa chất tương thích với hệ thống máy.
Mục tiêu để các bệnh viện có cơ sở triển khai đấu thầu mua sắm hoặc giao cho Trung tâm Đấu thầu mua sắm tập trung quốc gia hoặc địa phương đấu thầu, kết quả giao về cho bệnh viện thực hiện.
- Về đấu thầu mua sắm vật tư, linh kiện thay thế trang thiết bị y tế bị hư hỏng (như đầu đèn máy CT scanner, ống nội soi tiêu hóa, đầu dò siêu âm...), bệnh viện kiến nghị xem xét bổ sung văn bản quy pháp phạm luật, cho phép được mời thầu đúng chủng loại vật tư y tế cần sửa chữa thay thế nhằm đảm bảo được tính tương thích với hệ thống.
- Để nhanh chóng có thuốc, vật tư tiêu hao, bệnh viện đề nghị xem xét gia hạn thời gian hợp đồng đối với các gói thầu đấu thầu rộng rãi liền kề trước đó để việc mua sắm được nhanh chóng đáp ứng nhu cầu cần thiết phục vụ bệnh nhân.
- Cuối cùng, Bệnh viện Chợ Rẫy đề nghị cần thống nhất dữ liệu về thanh toán bảo hiểm y tế các chi phí thuốc, vật tư tiêu hao với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Cụ thể tối đa 20 ngày sau khi cơ sở y tế ánh xạ (tổng hợp gửi hồ sơ các loại thuốc - vật tư), cơ quan bảo hiểm xã hội phải có văn bản xác nhận các mặt hàng đủ điều kiện thanh toán cho người bệnh bảo hiểm y tế với mức giá thanh toán xác định.
Trường hợp cuối kỳ quyết toán, nếu phát hiện sự chênh lệch giá trong kết quả đấu thầu của ít nhất 2 hội đồng khác nhau, cơ quan bảo hiểm xã hội được tiến hành đàm phán với đơn vị trúng thầu giá thấp nhất và thông báo điều chỉnh giá tới cơ sở y tế để thực hiện.
Địa phương "không dám làm" hay Bộ Y tế thiếu quyết liệt?
Ông Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết hiện lượng thuốc, hóa chất trong bệnh viện chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu thực tế. Số lượng stent sử dụng trong phẫu thuật tim mạch, đơn vị dự trù sử dụng trong 6 tháng nhưng chỉ dùng trong 2 tháng đã hết do bệnh nhân tuyến dưới chuyển lên rất đông.
Mới đây, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên có văn bản đề nghị các địa phương, đơn vị phải chủ động tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ, xử lý tình huống theo thẩm quyền, tuân thủ đúng quy định và các hướng dẫn về công tác đấu thầu.
Văn bản cho rằng một số địa phương, đơn vị có tâm lý e ngại, sợ sai, không dám làm, không dám mua sắm. "Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh và phòng chống bệnh dịch" - văn bản do ông Tuyên ký khẳng định.
Tuy vậy, một số lãnh đạo Sở Y tế và giám đốc bệnh viện cho rằng đây là lúc Bộ Y tế cần lắng nghe các đơn vị nhiều hơn để tháo gỡ các vướng mắc và cần quyết liệt hơn trong việc xử lý khi nhận được các kiến nghị.
Vụ án dùng xăng đốt vợ cũ: Cả hai người tử vong Do vết thương quá nặng nên hai người đã không qua khỏi. Chiều 10-2, một lãnh đạo UBND phường Tân Thành, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) xác nhận, trong vụ tẩm xăng đốt người nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn khiến cả hai người đều tử vong. Hiện trường vụ việc. Ảnh: Người dân cung cấp "Thi thể người vợ được...