Bệnh viện Chợ Rẫy áp dụng khai báo y tế bắt buộc với 100% người vào viện
Ứng dụng khai báo y tế điện tử tự động kết hợp nhận dạng khuôn mặt vừa được triển khai tại Bệnh viện Chợ Rẫy nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập.
Tất cả khác vào bệnh viện đều được đo thân nhiệt, thực hiện rửa tay bằng cồn
Ứng dụng trên được bệnh viện chính thức vận hành ngày 16/4, nhằm tầm soát và sàng lọc người có triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ liên quan đến trường hợp nghi nhiễm Covid-19.
Bác sĩ Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: “Ngay từ đầu cổng vào, khách tới bệnh viện sẽ được bảo vệ đo thân nhiệt, đến khu vực khai báo, người vào phải sử dụng cồn rửa tay, giữ khoảng cách 2m theo quy định. Khách được hướng dẫn sử dụng trụ khai báo có gắn camera nhận dạng khuôn mặt điện tử, trả lời nhanh trên màn hình cảm ứng các câu hỏi để sàng lọc những triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch Covid-19″.
Khách sẽ được hướng dẫn vào khu vực khai báo y tế điện tử
Kết thúc việc khai báo điện tử tự động người vào bệnh viện rửa tay bằng cồn rồi đi vào bên trong. Toàn bộ quá trình khai báo diễn ra rất nhanh, người khai báo y tế chỉ mất khoảng 1 phút cho mỗi lần thực hiện. Trong khi khai báo thông tin theo mẫu trên giấy sẽ mất nhiều thời gian do phải ghi họ tên, năm sinh, địa chỉ… gây ùn bệnh nhân, thân nhân tại khu vực cổng vào bệnh viện, không đúng quy định về cách ly phòng chống dịch Covid-19.
Ngoài những thông tin về yếu tố dịch tễ, người khai báo sẽ được nhận diện bằng hình ảnh khuôn mặt
Ứng dụng giúp người khai báo dễ dàng sử dụng bàn phím trên màn hình để khai báo. Đội bảo vệ và phòng Công tác Xã hội của bệnh viện sẽ nhận được tín hiệu báo động khi phát hiện trường hợp nghi ngờ để kịp thời hướng dẫn người vừa khai báo đến phòng khám sàng lọc, phòng chống dịch Covid-19 ngay trong bệnh viện.
Khai báo y tế là yêu cầu bắt buộc đối với người vào bệnh viện để tránh nguy cơ dịch xâm nhập
Được biết, hệ thống trên là do bệnh viện tự nghiên cứu và thiết kế ra trên cơ sở ứng dụng công nghệ và phần mềm y tế thông minh đang được triển khai tại bệnh viện.
Vân Sơn
Khai báo y tế toàn dân thực hiện như thế nào?
Bộ Y tế cho biết, dự kiến chậm nhất từ ngày mai, 10.3, mọi người dân sẽ thực hiện khai báo y tế, phục vụ chống dịch Covid-19.
Khai báo y tế toàn dân áp dụng tương tự như khai báo y tế điện tử với người nhập cảnh tại cửa khẩu - ẢNH LIÊN CHÂU
Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, cố vấn Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế công cộng khẩn cấp (Bộ Y tế), cho hay theo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, dự kiến từ sáng mai, 10.3, sẽ thực hiện khai báo y tế toàn dân.
Danh sách 9 bệnh nhân mới trong số 30 người nhiễm Covid-19 ở Việt Nam
Theo đó, sẽ có phần mềm (app) riêng để người dân cài đặt trên điện thoại và vào cung cấp thông tin y tế cá nhân. Các thông tin sẽ rất cơ bản, ngắn gọn về tên, tuổi, địa chỉ, số thẻ bảo hiểm y tế, tình trạng sức khỏe (bệnh mãn tính/có hay không biểu hiện ho, sốt, khó thở...). Tình trạng tiếp xúc với người có nghi mắc/mắc Covid-19; việc đi/về nhập cảnh từ vùng có dịch...
Căn cứ trên thông tin được cập nhật, cơ quan y tế tại địa bàn sẽ nắm bắt cơ bản diễn biến sức khỏe cá nhân, kịp thời liên lạc, hỗ trợ theo dõi sức khỏe trong tình huống cần thiết, chú trọng những trường hợp có yếu tố nguy cơ (liên quan ca bệnh Covid-19, tiếp xúc gần, tiếp xúc với người tiếp xúc gần ca bệnh, đi về từ vùng có dịch...).
"Có thể xảy ra tình huống khai báo không trung thực, tuy nhiên, với nghiệp vụ riêng, cơ quan chức năng sẽ phát hiện được các tình huống liên quan yếu tố nguy cơ. Mỗi cá nhân khai báo y tế cho bản thân hoặc khai báo hộ cho thành viên trong gia đình (với trẻ nhỏ, người không đủ điều kiện sức khỏe trực tiếp khai báo) sẽ chịu trách nhiệm về tính trung thực khi khai báo. Nếu báo không trung thực ảnh hưởng đến phòng chống dịch sẽ bị xử phạt", ông Phu lưu ý.
Nghi ngờ có nguồn lây Covid-19 khác ngoài bệnh nhân số 17 trên chuyến bay VN0054
Xử phạt nếu khai báo không trung thực
"Khai báo y tế là phục vụ phòng chống dịch, đòi hỏi sự tự giác, sự vào cuộc của mỗi cá nhân vì sức khỏe bản thân và cộng đồng. Khai báo trung thực giúp phát hiện sớm, giúp cách ly khoanh vùng ổ dịch kịp thời (nếu có ca bệnh), ngăn chặn dịch bệnh lây lan", ông Phu nhấn mạnh.
Theo ông Phu, việc khai báo y tế này thực hiện với tất cả trăm triệu người dân trong nước, tương tự như áp dụng tờ khai y tế điện tử với các khách nhập cảnh đến/về từ tất cả các quốc gia. Thông tin khai báo y tế lưu giữ trên hệ thống mạng, cơ quan thẩm quyền có thể tra cứu trực tuyến, là một trong những công cụ giúp kiểm soát các yếu tố liên quan diễn biến dịch.
Bệnh nhân Covid-19 được cách ly kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng động nếu thực hiện khai báo y tế trung thực - ẢNH TƯ LIỆU BỘ Y TẾ
Trước đó, ngày 8.3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã họp dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo. Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Phó thủ tướng cho rằng, mặc dù chúng ta đã thực hiện khai báo y tế bắt buộc với mọi người nhập cảnh vào Việt Nam, tuy nhiên, như vậy cũng chưa đủ và trong cuộc chiến chống dịch bệnh, cần triển khai khai báo y tế với mọi người Việt Nam.
Đây không chỉ là trách nhiệm chống dịch theo quy định, mà còn là hành động cụ thể để mọi người Việt chung sức, đồng lòng, toàn dân chống dịch. Các thông tin khai báo phải được quản lý chặt chẽ, chỉ phục vụ chống dịch, không sử dụng vào mục đích khác.
Phó thủ tướng đề nghị Bộ TT-TT, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các nhà mạng, các đơn vị công nghệ thông tin khẩn trương hoàn thiện phương án tổ chức, các công cụ công nghệ để chậm nhất là từ sáng 10.3, thực hiện khai báo sức khỏe toàn dân trên toàn quốc.
Theo Thanh niên
Hà Nội: Chủ hiệu thuốc kêu 'khó' vì lấy thông tin của người mua thuốc cảm sốt, ho Theo yêu cầu từ UBND TP. Hà Nội, tất cả các hiệu thuốc trên địa bàn khi bán cho người mua thuốc cảm, sốt, ho phải có khai báo y tế và báo ngay cho y tế của phường để xét nghiệm Covid-19. Khách đến mua thuốc tại một hiệu thuốc trên đường Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân hồi tháng 3/2020. Ảnh...