Bệnh viện “cam kết không nằm ghép”, bệnh nhân ra… hành lang
Theo Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, do số giường bệnh không đủ đáp ứng nhu cầu nên bệnh viện phải kê thêm giường ra ngoài hành lang.
Chiều 4/2, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức Đoàn kiểm tra đột xuất tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để giám sát việc thực hiện cam kết không để bệnh nhân nằm ghép tại bệnh viện này.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là một trong 13 bệnh viện đầu tiên ký cam kết với Bộ Y tế không để bệnh nhân nằm ghép từ ngày 27/2.
Bệnh viện cam kết, tối đa sau 24 giờ kể từ khi nhập viện, mỗi người bệnh sẽ được bố trí 1 giường bệnh.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phải kê thêm giường bệnh ra ngoài hành lang do diện tích phòng bệnh quá hạn chế.
PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tại thời điểm ký cam kết, 2 khoa của bệnh viện là Viêm gan và Nhiễm khuẩn tổng hợp vẫn còn 10% bệnh nhân nằm ghép, nhưng đến nay đã không còn.
Ông Kính thừa nhận, việc thực hiện không nằm ghép còn nhiều khó khăn, nhất là khi số lượng giường bệnh hạn chế trong khi nhu cầu điều trị của người dân lại cao.
“Kế hoạch đăng ký là 300 giường nhưng hiện tại chúng tôi mới chỉ sắp xếp được 245 giường trên tổng diện tích gần 2.000m2. Để đáp ứng nhu cầu của người bệnh, bệnh viện phải kê thêm giường ra ngoài hành lang. Hành lang của chúng tôi rất rộng và sạch sẽ, mùa hè vẫn có quạt mát, mùa đông có máy sưởi để phục vụ người bệnh. Hiện số bệnh nhân nội trú mới chỉ chiếm 88-90% tổng số giường bệnh”, ông Kính thông tin.
Video đang HOT
Khi kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận, tại các tầng 2,3,4 của bệnh viện đều kê thêm giường ra hành lang, mỗi tầng hơn 10 giường. Tuy nhiên khi được hỏi, các bệnh nhân đều khẳng định, họ cảm thấy rất thoải mái và cho biết nằm ngoài thoáng mát hơn nằm trong.
Ông Kính cho biết, để thực hiện cam kết, bệnh viện phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như tăng cường khám sàng lọc, chỉ những bệnh nhân nặng mới được nằm lại; tăng cường liên kết với các bệnh viện vệ tinh như Thanh Nhàn, Đống Đa, Xanh Pôn, Nhi, Nông Nghiệp… để điều chuyển bệnh nhân khi quá đông; đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới giúp chẩn đoán điều trị ban đầu…
Lãnh đạo các khoa, phòng phải ký cam kết với giám đốc, báo cáo số lượng bệnh nhân nội trú hàng ngày để phòng Kế hoạch tổng hợp điều phối.
“Thực tế, có nhiều bệnh nhân khi cho xuất viện lại xin ở lại. Người cũ muốn nằm lại, người mới cũng muốn vào thì thực sự không thể đáp ứng nổi. Chúng tôi chỉ ký cam kết với điều kiện thông thường, còn khi có trường hợp khẩn cấp, chúng tôi không thể từ chối bệnh nhân, như thế là chúng ta có tội”, ông Kính giãi bày.
Về vấn đề này, ông Hoàng Văn Thành, Phó Cục trưởng cục Quản lý khám chữa bệnh khẳng định, trong những trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh… không riêng bệnh viện nào, tất cả đều phải chung tay cứu chữa người bệnh, khi đó không xét đến cam kết nằm ghép.
Theo Phó Cục trưởng cục Quản lý Khám chữa bệnh, không nên quá cứng nhắc trong việc thực hiện cam kết. Việc giảm tải cần phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phải đặt lợi ích của người bệnh lên trên hết.
T.Hạnh
Theo_VietNamNet
Nhiều chủng cúm nguy hiểm đang áp sát, tung hoành ở Việt Nam
Trước số mắc cúm nguy hiểm A/H7N9 tại Trung Quốc có có xu hướng lan rộng từ các tỉnh phía Bắc xuống các tỉnh phía Nam- gần biên giới nước ta, chiều 28/1 Ban chỉ đạo phòng cúm đã họp, cảnh báo nguy cơ cúm lây lan sang Việt Nam.
Tử vong cao, khó phát hiện nguồn lây bệnh
Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 3 tuần đầu của tháng 1/2015, Trung Quốc ghi nhận 16 ca mắc, 3 ca tử vong. Như vậy từ ca mắc đầu tiên vào năm 2013 đến nay thế giới ghi nhận 486 trường hợp mắc cúm A/H7N9; 185 người tử vong. Như vậy, tỷ lệ tử vong của cúm A/H7N9 là rất cao, khoảng 40%.
Cúm A/H7N9 gây bệnh trên gia cầm nhưng tỉ lệ thấp, vì thế việc phát hiện nguồn lây rất khó khăn. Ảnh: H.Hải
Đáng lo ngại, hiện các ca bệnh có xu hướng lan rộng từ các tỉnh phía Bắc đến các tỉnh phía Nam gần biên giới nước ta. "Đây là điều rất nguy hiểm, khi cúm A/H7N9 đang áp sát các tỉnh biên giới của Việt Nam. Ngay như tại tỉnh Quảng Đông, nơi mà người Việt sang đây du lịch, làm ăn buôn bán rất lớn cũng ghi nhận 111 ca mắc. Trong khi đó, hiện có một khách du lịch Canada từ Trung Quốc về nước đang nghi ngờ mắc cúm A/H7N9. Như vậy, nguy cơ lây lan cúm A/H7N9 là rất đáng báo động", TS Phu nói.
Đại diện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cũng bày tỏ lo ngại khi mà cúm A/H7N9 gặp rất ít ở gia cầm nhưng lại phát bệnh ở người. Như tại Trung Quốc, kết quả xét nghiệm hơn 600.000 mẫu bệnh phẩm trên gia cầm của nước này chỉ phát hiện 53 mẫu dương tính. Số lượng mẫu xét nghiệm rất lớn nhưng số dương tính không cao, vì thế rất khó để phát hiện được nguồn bệnh.
CDC Mỹ cũng nhận định nếu Việt Nam không kiểm soát chặt việc nhập lậu gia cầm thì nguy cơ xâm nhập các trường hợp nhiễm cúm gia cầm vào Việt Nam là rất lớn.
Hàng loạt chủng cúm "tung hoành"
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định tình hình dịch bệnh diễn biến khác phức tạp, nhất là sự xuất hiện một loạt các chủng vi rút cúm. Cùng một thời điểm tồn tại nhiều loại cúm hoặc trên gia cầm hoặc gây bệnh trên người, qua đó có thể thấy vi rút cúm có sự phát triển và thay đổi phức tạp, lưu hành dai dẳng trên gia cầm cũng như trên người. Trong khi đó mùa đông-xuân là thời điểm thuận lợi cho các bệnh cúm rất dễ xảy ra.
Như sự đe dọa xâm nhập từ bên ngoài của các chủng cúm A/H7N9, cúm A/H5N6 từ Trung Quốc. Còn tại Việt Nam, các nước Campuchia, Lào, Trung Quốc...cúm H5N1 lưu hành rộng khắp; gia tăng các hoạt động giết mổ vận chuyển gia cầm trong dịp Tết; nhiều đàn gia cầm hết miễn dịch hoặc nuôi mới; hoạt động nhập lậu gia cầm chưa được ngăn chặn tuyệt đối, thời tiết đông xuân thuận lợi cho vi rút phát triển...là những yếu tố rất đáng ngại cho sự phát triển dịch bệnh mùa đông xuân.
PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, ở các chủng cúm trên người, thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều ca nhiễm cúm B, cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 rất nặng, trong đó cũng đã có bệnh nhân tử vong vì viêm phổi do cúm B.
Tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, hoạt động giám sát cúm trong năm 2014 với 5.300 mẫu cho thấy chủ yếu người bệnh mắc các chủng cúm mùa thông thường luân phiên lưu hành.
Thứ trưởng Long nhận định, do các chủng cúm khá phức tạp, rất khó tiên đoán nên khả năng lây nhiễm, lan truyền các chủng cúm từ Trung Quốc sang Việt Nam là hoàn toàn có thể. Việt Nam đã thành công khi trong 2 năm qua đã không để cúm A/H7N9 xâm nhập, nay chủng cúm này tại Trung Quốc đang có xu hướng dịch chuyển, bùng phát mạnh ở các tỉnh sát bên giới với số mắc cao, Việt Nam lại càng phải cảnh giác để ngăn chặn sự lây lan.
Nhất là sự thay đổi và sự tái tổ hợp của các loại vi rút cúm trên gia cầm rất phức tạp và liên tục có sự biến đổi, có thể gây đột biến nên toàn cầu rất quan ngại đại dịch cúm.
Vì thế, để tăng cường phòng chống cúm các chủng cúm Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thường xuyên rửa tay với xà phòng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh; không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc; đảm bảo an toàn thực phẩm; khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Tuyệt đối không nên ăn tiết canh vì tiết canh làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh từ gia cầm sang người.
Hồng Hải
Theo Dantri
Uống thuốc hạ sốt, hành khách từ vùng Ebola "qua mặt" máy đo thân nhiệt Một hành khách quốc tịch Nigeria đã sử dụng thuốc hạ sốt trước khi chuyến bay hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất và "qua mặt" máy đo thân nhiệt. Kiểm tra y tế cho thấy, vị khách này bị viêm họng và dùng thuốc hạ sốt khoảng 6 giờ trước. Kết quả điều tra y tế tại cảng vụ Hàng không Tân Sơn...