Bệnh viện Bình Dân mở phòng khám riêng cho người LGBT
Lần đầu tiên bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) mở phòng khám cho cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới). Trong ngày đầu, phòng khám đặc biệt này đã tổ chức khám và điều trị cho 10 cặp bệnh nhân, phần lớn chủ yếu là các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hướng dẫn cách quan hệ tình dục cho các cặp chuyển giới, tư vấn cách dùng nội tiết.
Bệnh viện Bình dân – Ảnh: Internet
Chiều 6.1, chia sẻ với phóng viên báo Một Thế Giới, bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng – Trưởng khoa nam học, bệnh viện Bình Dân (TP.HCM), phụ trách phòng khám cho cộng đồng LGBT cho hay phòng khám đã chính thức đi vào khám, điều trị bệnh hôm 4.1. Trước mắt phòng khám này sẽ hoạt động vào thứ 6 hàng tuần. Sau một thời gian ổn định, phòng khám sẽ tổ chức khám, điều trị tất cả các buổi chiều trong tuần.
Trong cộng đồng LGBT, chuyển giới là nhóm người gặp khó khăn nhiều nhất trong việc khám chữa bệnh. Tính đến hiện tại, phẫu thuật chuyển đổi giới tính chưa chính thức được pháp luật thông qua cho nên đã có nhiều người ra nước ngoài thực hiện ước mơ sống thật của mình. Tuy nhiên, giai đoạn hậu phẫu thường không được thực hiện đúng cách. Hầu hết là những người chuyển giới tự chia sẻ kinh nghiệm với nhau nên ẩn chứa nguy cơ cao. Không hiếm những trường hợp đã bất hạnh qua đời vì chăm sóc không cẩn thận.
“Tôi ghét nhất là vào bệnh viện. Hồi đó khám được vài lần nhưng thấy kỳ thị ghê quá nên không đi nữa, thậm chí chỉ là những căn bệnh thông thường chứ chẳng liên quan đến phẫu thuật chuyển giới. Tôi thà mua thuốc ở ngoài uống chứ nhất quyết không vào bệnh viện. Nó không cho mình cảm giác an toàn thì làm sao tin tưởng mình sẽ được chữa trị đúng cách”, Trần An Vi (24 tuổi) – một người chuyển giới nữ sống tại TP. HCM – cho biết.
Trần An Vi – Ảnh NVCC
Theo bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, TP.HCM hiện chưa có nơi nào chính thức khám và điều trị cho những người LGBT. Họ thường rất ngại chia sẻ và dễ bị tổn thương. Chính vì thế, họ tự tạo ra cho mình một cộng đồng riêng để chia sẻ, không ai giúp đỡ họ trong định hướng về tâm lý, định hướng về cách điều trị những bệnh lý.
Video đang HOT
Đặc tính của nhóm bệnh này là bệnh lây qua đường tình dục, bệnh nhân chuyển giới được điều trị bằng thuốc… Do chưa có nơi chính thống để chữa bệnh nên những bệnh nhân này tự bơm hoóc môn, tự làm mọi thứ đã khiến không ít trường hợp bị những tác dụng không mong muốn.
Bên cạnh đó, những người LGBT không có một nơi nào để tầm soát nhóm bệnh lây qua đường tình dục, phải tự tìm đến những cơ sở tư nhân để rồi bị lừa khiến “tiền mất tật mang”. Trong khi đó, những bệnh này thì Bệnh viện Bình Dân có thể chữa trị được một cách bình thường.
Ông Dũng cho rằng việc tiếp cận điều trị cho những người trong cộng đồng LGBT có một sự khác biệt nhất định, vì họ sử dụng nội tiết và những bệnh lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, phòng khám này không có gì khác so với những phòng khám bình thường khác. Ở đây, bệnh viện chỉ muốn tạo ra cho những bệnh nhân trong cộng đồng LGBT có một nơi khám, có chuyên gia đúng và được tôn trọng.
“Chẳng hạn những người chuyển giới nữ, họ muốn được gọi là Nguyễn Thị A, chứ không muốn gọi là Nguyễn Văn A; còn các phòng khám bình thường thì cứ căn cứ vào chứng minh nhân dân hay giấy khai sinh nên vẫn gọi là Nguyễn Văn A. Từ trước đến nay, những nhân viên y tế vẫn còn có cái nhìn kỳ thị đối với nhóm bệnh này. Vấn đề quan trọng lúc này là chúng ta phải làm sao để thay đổi được quan điểm của nhân viên y tế đối với nhóm bệnh này. Quan điểm của ngành y là chữa bệnh, chứ đâu phải phân biệt giới tính “, bác sĩ Dũng nói và mong muốn trong tương lai khi luật chuyển giới ra đời, cần những cơ sở pháp lý đầy đủ để giúp cho những người trong cộng đồng LGBT thực hiện hành trình của mình.
Sức khỏe là một vấn đề lớn của người chuyển giới – Ảnh: Internet
Bác sĩ Dũng cho biết trong ngày đầu tiên ra mắt, phòng khám đã khám và điều trị cho 10 cặp, chủ yếu là khám, điều trị các tổn thương cơ quan sinh dục, các bệnh lây truyền qua tình dục, hướng dẫn cách quan hệ tình dục cho các cặp chuyển giới, tư vấn cách dùng nội tiết… Trước mắt phòng khám tổ chức khám, chữa bệnh vào ngày thứ 6 hàng tuần. Tuy nhiên, trong thời gian tới khi phòng khám đi vào hoạt động ổn định sẽ triển khai khám, điều trị vào tất cả các buổi chiều trong tuần.
“Hiện phòng khám chỉ có 2 bác sĩ phụ trách. Vì phòng khám này hơi tế nhị nên chúng tôi không dám giao cho nhiều bác sĩ. Chúng tôi sẽ huấn luyện lại tất cả các nhân viên của khoa nam học về cách tiếp cận của nhóm bệnh này. Chẳng hạn chỉ cần những bệnh nhân LGBT nói muốn tư vấn về sức khỏe thì các nhân viên y tế nên đưa họ vào phòng khám. Ở đó, các bác sĩ có nhiệm vụ khai thác bệnh sử, còn các điều dưỡng, thư ký y khoa đừng nên hỏi những bệnh nhân này khám bệnh gì, muốn cái gì… Những cách hỏi như trên dễ khiến các bệnh nhân này bị sốc”, bác sĩ Dũng chia sẻ. “Quy trình cũng khá đơn giản. Bệnh nhân chỉ cần đăng ký trước theo số điện thoại 028.6686.1267 và sau đó đến trực tiếp phòng khám”.
“Tôi rất mừng khi biết tin này. Giờ thì không sợ bị kỳ thị nữa. Các bạn chuyển giới từng phẫu thuật có thể an tâm đến đây, chủ yếu là bệnh tình dục và tư vấn hoóc môn. Chi phí tôi nghĩ cũng sẽ không qúa đắt đỏ như các phòng khám tư”, An Vi nói.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Cặp song sinh gái của người bố không tinh trùng
8 năm chữa vô sinh tốn hơn 400 triệu đồng không thành công, anh Hùng phẫu thuật "tạo" tinh trùng và 7 tháng sau có con tự nhiên.
Hai con gái Bảo Ngọc, Bảo Vy cười nói, kể chuyện, song ca ở tuổi lên 5 khiến ngôi nhà của vợ chồng anh Hùng, huyện Hóc Môn, TP HCM luôn rộn ràng. 8 năm mòn mỏi chữa vô sinh với nhiều lần hy vọng rồi thất vọng, người đàn ông sinh năm 1979 không nghĩ vợ chồng may mắn có được cùng lúc hai cô công chúa xinh xắn, đáng yêu.
Anh Hùng cưới vợ cuối năm 2004, khi 25 tuổi. Ngóng chờ không thấy tin vui, vợ chồng anh đi khám ở vài bệnh viện lớn đều cho kết quả bình thường, không có vấn đề. Đến năm thứ ba, anh đi khám lại và được kết luận không có tinh trùng nên vợ không thể mang thai.
"Đang là thanh niên nhận kết quả như vậy nên buồn vô cùng, trong khi ngày xưa bố mình có thể sinh đến 13 người con", người đàn ông gốc Huế nhớ lại. Anh bắt đầu hành trình ra Bắc vào Nam, nghe ở đâu chữa giỏi cũng tìm đến, uống đủ các loại thuốc. Có những giai đoạn uống thuốc nóng, anh nổi mụn khắp người nhưng vẫn cố gắng kiên trì.
Ròng rã 8 năm, tốn hơn 400 triệu nhưng vẫn chưa may mắn, nhiều đêm anh nằm khóc thầm. Giữa năm 2012, tình cờ đọc một bài báo về phẫu thuật chữa vô sinh ở nam giới không có tinh trùng, anh Hùng đến khám tại Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân. Anh được bác sĩ trưởng khoa Mai Bá Tiến Dũng mổ.
7 tháng sau ca phẫu thuật, vợ anh mang song thai tự nhiên và đón chào hai con gái chào đời khoẻ mạnh năm 2013. Tổng chi phí phẫu thuật, điều trị chỉ tốn khoảng 10 triệu đồng.
Anh Hùng và hai con gái bé nhỏ. Ảnh nhân vật cung cấp.
"Có con xong vui không gì bằng, là động lực giúp mình làm ngày làm đêm vẫn không mệt", anh Hùng cho biết. Từ việc vào TP HCM làm nghề mộc, hiện anh đã trở thành ông chủ, kinh tế khá giả, nhà cửa khang trang. Với những người quen biết cùng hoàn cảnh, anh Hùng giới thiệu đến Bệnh viện Bình Dân chữa trị, hiện 4 trong 6 người đã có em bé.
Bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân cho biết một trong những bệnh lý gây vô sinh ở nam giới là trường hợp vô tinh. Bệnh nhân nam sau khi thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ 2 lần liên tục vẫn không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch, gọi là bệnh nhân vô tinh.
"Nhiều người có quan niệm 'cây độc không trái, gái độc không con', đổ lỗi cho phụ nữ khi không có con. Thực tế nguyên nhân vô sinh ở nam và nữ có tỷ lệ tương tự nhau nên cần quan tâm đến yếu tố vô sinh nam", bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Kỹ thuật phẫu thuật và điều trị vô sinh hiện có những bước tiến lớn. Mỗi bệnh nhân nam được xác định nguyên nhân vô tinh để có phương pháp can thiệp nội, ngoại khoa phù hợp. Theo bác sĩ Dũng, trong năm qua, khoa đã điều trị gần 450 nam giới vô tinh. Tỷ lệ có tinh trùng trở lại trong 3-6 tháng trung bình khoảng 45%.
Hai cô bé xinh xắn hiện 5 tuổi. Ảnh nhân vật cung cấp.
"Bệnh nhân có tâm lý mong muốn vừa phẫu thuật xong thì vợ có thể mang thai, là không thể được", bác sĩ Dũng phân tích. Để tạo mới tinh trùng hoàn chỉnh phải đợi ít nhất 90 ngày sau phẫu thuật. Do đó bệnh nhân thường phẫu thuật xong phải đợi 90-180 ngày mới có thể có tinh trùng trở lại để thụ thai tự nhiên hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
Chi phí phẫu thuật, điều trị 3-6 tháng để có tinh trùng hiện nay khoảng 15 triệu đồng. Nếu sau phẫu thuật một năm vẫn không có tinh trùng, có thể tính đến phương án vi phẫu tích mô tinh hoàn để phân lập tinh trùng, chi phí khoảng 7-8 triệu đồng. Bệnh viện hiện đã phân lập tinh trùng cho 18 quý ông, kết quả tỷ lệ có tinh trùng khoảng 30%.
Lê Phương
Theo VNE
Robot phẫu thuật cứu người mẹ mang song thai nhiễm trùng đường mật Đang mang song thai 17 tuần tuổi, người mẹ phải nhập viện vì đau bụng dữ dội, nôn ói ra dịch vàng. Sau chẩn đoán người bệnh bị nhiễm trùng đường mật các bác sĩ đã dùng robot phẫu thuật khẩn giúp thai phụ thoát khỏi nguy cơ sốc nhiễm trùng đe dọa tính mạng. Ngày 28/11, PGS.TS.BS Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Phó...