Bệnh viện Bình Dân cấp cứu bệnh nhân thủng âm đạo – trực tràng do đi spa làm đẹp vùng kín
Sau khi được thu nhỏ âm đạo tại một spa vào buổi sáng, đến trưa, chị V.H.T. phát hiện máu chảy kéo dài ở vùng hậu môn, âm đạo.
Ngày 29.1, tin từ Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM), bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu nữ bệnh nhân V.H.T. (38 tuổi, ngụ TP.HCM) do thủng thành sau âm đạo thông vào trực tràng sau khi thực hiện phẫu thuật thu nhỏ âm đạo tại một cơ sở không được cấp phép.
Các bác sĩ đang phẫu thuật cấp cứu nữ bệnh nhân. Ảnh BVCC
Phải đi cấp cứu vì tin lời… spa
Một năm nay, bệnh nhân V.H.T. thấy âm đạo “lỏng lẻo” và khiến chị tự ti trong đời sống chăn gối. Dịp cuối năm, qua quảng cáo trên mạng, chị tự tìm đến một spa trên địa bàn TP.HCM để tìm hiểu về dịch vụ se khít vùng kín, thu nhỏ âm đạo.
Nhân viên tại cơ sở này thuyết phục chị T. rằng đây chỉ là một thủ thuật đơn giản và có thể làm ngay tại spa trong 30 phút. Tin lời, chị T. đồng ý thực hiện dịch vụ tại cơ sở này.
Sau khi được “thu nhỏ” âm đạo tại cơ sở này vào buổi sáng, đến trưa, chị T. phát hiện máu chảy kéo dài ở vùng hậu môn, âm đạo. Ngay lập tức chị T. quay trở lại spa để khám. Nhận thấy tổn thương phức tạp của chị, cơ sở này đã đưa chị đến Bệnh viện Bình Dân cấp cứu ngay trong đêm.
Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân phát hiện chị T. bị thủng thành sau âm đạo thông vào trực tràng, vết rách khoảng 3 cm. Các bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật cấp cứu cầm máu, vá thành âm đạo và trực tràng cho chị T.. Vết thương sau đó lành tốt, người bệnh đã xuất viện về nhà.
Video đang HOT
Di chứng lâu dài
Bác sĩ Trần Văn Minh Tuấn, khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Bình Dân – bác sĩ phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân T., cho biết, rách âm đạo – trực tràng thường không gây nguy hiểm tính mạng nếu phát hiện và xử trí kịp thời. Tuy nhiên, tai biến có thể để lại di chứng lâu dài nếu không theo dõi sát sao sau mổ, vết thương cần được chăm sóc tốt vì vùng này khó lành và dễ nhiễm trùng.
Cũng theo bác sĩ Tuấn, một trong những biến chứng có thể gặp là rò trực tràng thông vào âm đạo gây rất nhiều phiền toái và đau khổ cho người bệnh. Đôi khi, tình trạng rò có thể xuất hiện vài tháng sau khi vết thương tưởng như đã lành. Một khi có xuất hiện rò trực tràng – âm đạo, cần phải tiếp tục phẫu thuật vá rò.
Rò âm đạo – trực tràng làm đại tiện không tự chủ, phân từ trực tràng trào vào âm đạo, nhiễm trùng âm đạo, hình thành ổ mủ… Trong tình huống xấu, bệnh nhân cần mở hậu môn nhân tạo (đeo một túi ở thành bụng để chứa phân từ trực tràng ra) chờ cho đường rò lành hẳn. Do đó, chị T. cần được theo dõi chặt chẽ sau nhiều tháng để giảm thiểu nguy cơ rò âm đạo – trực tràng.
“Lỏng lẻo” âm đạo là gì?
Thạc sĩ, bác sĩ CK2 Phạm Hữu Đoàn, Trưởng khoa Niệu nữ – niệu chức năng Bệnh viện Bình Dân cho biết, một số chị em nghĩ rằng âm đạo giãn rộng sau sinh nở thì cần phẫu thuật thu hẹp lại. Thực ra âm đạo của phụ nữ là một ống cơ mạc, có thể co giãn thay đổi kích thước. Âm đạo có thể giữ những vật nhỏ như viên thuốc nhưng cũng có thể giãn rộng để em bé ra đời.
Nghiên cứu của Master và Johnson trên phụ nữ chưa mang thai đã thấy rằng chiều dài âm đạo khi bình thường dao động từ 4 – 7,5 cm, nhưng khi bị kích thích có thể tăng lên thành 10,8 – 12cm.
Cảm giác “lỏng lẻo” không phải do kích thước âm đạo thay đổi mà là do sự kém đàn hồi của thành âm đạo, sự giảm chất lượng của các lớp cơ. Nguyên do kém đàn hồi âm đạo có thể do mang thai và sinh con, lão hoá, suy giảm nồng độ estrogen, bệnh tật hoặc chấn thương.
Hiện có 4 phương pháp để nâng cao đàn hồi của cơ vùng sàn chậu, trong đó có âm đạo gồm: thay đổi lối sống, tập mạnh cơ sàn chậu, laser sàn chậu và phẫu thuật.
Phẫu thuật chỉ thực hiện đối với các trường cơ sàn chậu đã suy yếu nặng. Đó là các trường hợp người bệnh có sa bàng quang, tử cung hoặc ruột. Phẫu thuật phải do bác sĩ chuyên khoa sâu, được đào tạo tốt thực hiện để tránh biến chứng đáng tiếc như thủng âm đạo – trực tràng.
Hi hữu: Nam thanh niên nuốt luôn nắp chai khi uống nước
Trong lúc khát, anh L. lấy chai nước giải khát vội vã cầm uống vô tình nuốt luôn nắp chai. Hơn 1 tháng sau, bệnh nhân bị đau tức ngực, khó thở.
Đến bệnh viện khám, bác sĩ phát hiện chiếc nắp chai có nhiều hình răng cưa găm vào thực quản của anh L.
Ngày 24/1, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) cho biết, đơn vị này vừa can thiệp phẫu thuật lấy dị vật nguy hiểm ra khỏi thực quản người bệnh. Dị vật là một nắp chai nước giải khát kim loại đường kính 3cm với 21 răng cưa găm lún vào thành thực quản khiến người bệnh đau đớn một thời gian dài trước đó.
Bệnh nhân là anh N.V.V.L. (27 tuổi, ngụ tại Bình Dương) nhập viện trong tình trạng đau tức ngực, ăn uống khó khăn, thường xuyên nôn ói.
Được biết, bệnh nhân mồ côi cha mẹ, chậm phát triển trí tuệ, được một nhà tình thương tại Bình Dương nhận nuôi.
Cách đây hơn 2 tháng, sau một buổi làm việc dọn dẹp, anh L. khát nên lấy chai nước giải khát để sẵn trên bàn, vội vã cầm uống vô tình nuốt luôn nắp chai. Anh L. nghĩ rằng nắp chai đã được bỏ đi rồi, ai ngờ nắp đã được mở nhưng vẫn còn dính trên miệng chai. Do ngại mọi người xung quanh lo lắng, anh L. không thông báo về tai nạn này.
Ê- kíp bác sĩ phẫu thuật xẻ thực quản, dùng dụng cụ chuyên dụng gắp và gỡ dị vật ra cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Khoảng hơn 1 tháng sau, anh L. bị đau tức nhiều ở vùng ngực, ăn uống khó khăn. Anh đã đến khám tại một bệnh viện địa phương và được hướng dẫn đến Bệnh viện Bình Dân để tìm nguyên nhân.
Tại đây, qua nội soi tiêu hóa, các bác sĩ phát hiện một dị vật nghi là 1 nắp chai nước giải khát, đường kính khoảng 3cm cắm vào thành thực quản, niêm mạc xung quanh phù nề, giữ chặt dị vật. May mắn là dị vật chưa làm thủng thực quản gây tràn dịch màng phổi hoặc viêm trung thất.
Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và quyết định thực hiện phương pháp phẫu thuật lấy dị vật cho bệnh nhân. Ê-kíp đã phẫu thuật xẻ thực quản, dùng dụng cụ chuyên dụng gắp và gỡ dị vật dưới hướng dẫn nội soi để tránh nguy cơ các cạnh hình răng cưa làm rách niêm mạc thực quản gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Sau hơn 30 phút phẫu thuật, chiếc nắp chai có dấu hiệu hoen rỉ đã được đưa ra khỏi thực quản thành công. Để nhanh chóng lành vết thương, tránh nguy cơ nhiễm trùng vùng thực quản và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho người bệnh, các bác sĩ đã mở ống thông hỗng tràng để nuôi ăn.
Sau phẫu thuật, đến nay bệnh nhân đã hết đau nhức vùng ngực, sức khỏe dần bình phục.
Dị vật là chiếc nắp chai có dấu hiệu hoen rỉ đã được đưa ra khỏi thực quản của bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Dị vật kẹt thực quản là tình trạng cấp cứu cần được xử trí kịp thời, đúng cách bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Phẫu thuật lấy dị vật là một kỹ thuật khó vì vùng thực quản hẹp, vết thương dễ viêm dính, nhiễm trùng, khó lành. Trường hợp anh L. rất may mắn vì mặc dù đã hơn 2 tháng kể từ khi nuốt dị vật kim loại có nhiều răng nhọn nhưng thành thực quản chưa bị thủng, chưa hình thành các ổ tụ mủ và đã được phẫu thuật lấy ra an toàn.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân phải thận trọng trong khi ăn uống, đặc biệt trong các dịp lễ Tết, tránh uống rượu say tăng nguy cơ nuốt phải dị vật mà không biết. Khi đã phát hiện nuốt dị vật hoặc nuốt khó, nuốt vướng, đau tức ngực không rõ nguyên nhân, người bệnh tuyệt đối không nên chần chừ mà nên đi thăm khám ngay để phát hiện và xử trí sớm.
Thiểu ối: Căn nguyên, phương pháp điều trị và phòng ngừa Thiểu ối là tình trạng có thể xảy ra ở bất cứ ở thai phụ nào. Khi bị thiểu ối, thai nhi phải đối mặt với các nguy cơ như thiểu sản phổi, chèn ép dây rốn, khoèo chi, cạn ối TS. BS. Nguyễn Cảnh Chương - Giám đốc Trung tâm Đào tạo Chỉ đạo tuyến và nghiên cứu khoa học - Bệnh...