Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Bệnh viện huyện Củ Chi sẽ là nơi điều trị bệnh nhân COVID-19
Sở Y tế cho biết sẽ chuyển đổi công năng của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM thành bệnh viện điều trị COVID-19 khi có yêu cầu.
Dân quân tự vệ trang bị khu cách ly khi số lượng F1 cần cách ly gia tăng trên địa bàn TP.HCM – Ảnh: THU HIẾN
Sở Y tế vừa có văn bản khẩn về việc sẵn sàng chuyển đổi công năng của Bệnh viện huyện Củ Chi thành Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi khi có yêu cầu.
Theo Sở Y tế TP.HCM, để triển khai thực hiện kế hoạch 2.000 giường điều trị với 200 giường hồi sức cho giai đoạn hiện nay và sẵn sàng mở rộng quy mô lên 5.000 giường cho tình huống xấu hơn, Sở Y tế sẽ tạm chuyển đổi công năng của Bệnh viện huyện Củ Chi thành Bệnh viện chuyên điều trị COVID-19 Củ Chi, khi số ca mắc COVID-19 trên địa bàn TP.HCM tiếp tục tăng.
Sở Y tế yêu cầu, Bệnh viện huyện Củ Chi xây dựng kế hoạch chuyển đổi công năng thành bệnh viện chuyên tiếp nhận người bệnh mắc COVID-19, quy mô tối đa là 500 giường trong đó có 20 giường cấp cứu, hồi sức.
Bên cạnh đó, bệnh viện phải thông báo cho người dân (kể cả khám bảo hiểm y tế) đến khám tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi và các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn huyện Củ Chi.
Video đang HOT
Đối với người bệnh nội trú, khẩn trương chuyển người bệnh tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi hoặc cho người bệnh xuất viện nếu đủ điều kiện xuất viện.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn huyện Củ Chi trong thời gian Bệnh viện huyện Củ Chi tạm chuyển đổi công năng thành bệnh viện chuyên điều trị COVID-19; sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ vận chuyển người bệnh đang điều trị nội trú tại Bệnh viện huyện Củ Chi chuyển sang Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi để tiếp tục điều trị (khi có yêu cầu chuyển đổi của Sở Y tế).
Cùng ngày, Sở Y tế cho biết sẽ chuyển đổi công năng của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM thành bệnh viện chuyên tiếp nhận người bệnh COVID-19.
Sở Y tế yêu cầu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới sẽ dành 400 giường bệnh để tiếp nhận, điều trị cho trường hợp mắc COVID-19 với 46 giường hồi sức.
Đồng thời, bệnh viện phải có kế hoạch cụ thể về chuyển đổi công năng các, khoa phòng của bệnh viện. Đề xuất chuyển người bệnh nội trú mắc các bệnh nhiễm khác (ngoại trừ uốn ván) đến bệnh viện chuyên khoa, đa khoa có khoa nhiễm.
Chủ động tập huấn cho toàn thể nhân viên, triển khai độc lập 2 nhóm nhân viên y tế ở khu vực tiếp nhận điều trị COVID-19 và khu vực điều trị bệnh uốn ván.
Sở Y tế yêu cầu, các bệnh viện sẵn sàng phối hợp và tiếp nhận người bệnh nội trú từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới chuyển đến trong giai đoạn chuyển đổi công năng của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.
Hơn 6.000 ca mới, chuyên gia nói gì về việc điều trị Covid-19 tại nhà?
Sau hơn một tháng, Việt Nam đã có hơn 6.000 ca mắc mới. Tuy nhiên, số bệnh nhân vẫn chưa vượt quá khả năng điều trị nên ưu tiên chiến lược điều trị tất cả bệnh nhân tại bệnh viện.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết so với các đợt dịch lần trước thì đợt dịch lần này có một số điểm khác biệt. Đó là số lượng bệnh nhân lớn tạo nên sức ép lớn đối với hệ thống điều trị. Chủng virus Ấn độ diễn biến lâm sàng nhanh hơn, tỷ lệ bệnh nhân phản ứng viêm quá mức cũng cao hơn các đợt dịch trước của các chủng khác.
Các biện pháp kỹ thuật can thiệp cũng nhiều hơn như lọc máu, ECMO. Đây là gánh nặng lớn với hệ thống hồi sức cấp cứu trong điều trị Covid-19. Số lượng bệnh nhân lớn nên số các ca nặng cũng nhiều hơn.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Vì thế, việc nâng cao năng lực điều trị của tuyến ban đầu được chú trọng hơn bao giờ hết. Khi điều trị ban đầu tốt thì tỷ lệ bệnh nhân nặng thấp đi và giảm gánh nặng cho khoa hồi sức tích cực của bệnh viện tỉnh cũng như giảm bệnh nhân nặng chuyển về tuyến trung ương.
Hệ thống điều trị Covid-19 chưa bị quá tải
Theo bác sĩ Cấp, với tình hình hiện tại của Bắc Ninh và Bắc Giang, hệ thống điều trị vẫn đáp ứng, chưa bị quá tải.
"Cụ thể, tại Bắc Ninh chúng tôi đang hỗ trợ về kỹ thuật, đã xây dựng chiến lược đảm bảo cho 3.000 bệnh nhân vào đồng loạt, đảm bảo tốt yếu tố hạ tầng trang thiết bị kỹ thuật và con người. Các đồng nghiệp ở Bắc Giang cũng nỗ lực triển khai bệnh viện dã chiến cũng như hệ thống giường hồi sức cấp cứu", bác sĩ Cấp cho biết thêm.
Về việc Việt Nam có áp dụng điều trị Covid-19 tại nhà không, bác sĩ Cấp cho biết hiện số bệnh nhân tại nước ta vẫn chưa vượt quá khả năng điều trị nên ưu tiên chiến lược điều trị tất cả bệnh nhân tại bệnh viện.
Ở những nước số bệnh nhân quá lớn cũng như dịch lưu hành rộng rãi trong cộng đồng thì sẽ áp dụng chiến lược điều trị bệnh nhân tại nhà khi nặng mới đến bệnh viện. Ở Việt Nam, rất may là chúng ta kiểm soát được bệnh ngoài cộng đồng. Trong tuần đầu, đa số bệnh nhân Covid-19 đều nhẹ, song sang tuần thứ 2 diễn biến nặng lên nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ bệnh nhân rất nặng và nguy kịch sẽ giảm đi.
Bác sĩ Trần Thanh Linh, thuộc đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ rẫy đang có mặt tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang hỗ trợ điều trị các bệnh nhân nặng.
"Nếu chúng ta áp dụng chiến lược giống nước ngoài thì vấp phải 2 vấn đề. Thứ nhất là nguy cơ lây nhiễm cho người thân trong gia đình cao nhất là. Thứ hai là trong mỗi gia đình Việt Nam thường có 3-4 thế hệ cùng ở, có người già, trẻ nhỏ, có bệnh nền nên nếu lây sang người tuổi cao, có bệnh nền rất nguy hiểm", bác sĩ Cấp cho biết.
"Khi điều trị tại nhà, bệnh nhân sẽ khó phát hiện diễn tiến nặng lên của bệnh để kiểm soát sớm, chỉ lúc nào rất nặng rồi mới vào viện thì hiệu quả điều trị thấp hơn", chuyên gia nhấn mạnh thêm.
Đến sáng 9/6, Việt Nam đã có 9.222 bệnh nhân Covid-19, 55 trường hợp tử vong. Trong đó, số lượng ca mắc mới từ ngày 27/4 đến nay là 6.044, đồng thời cũng có đến 20 ca tử vong, chủ yếu là các trường hợp mắc các bệnh lý nền nặng, thậm chí ung thư, mắc cùng lúc nhiều bệnh lý nền, tuổi cao...
Hai bệnh viện nỗ lực cứu chữa chiến sĩ công an mắc Covid-19 Các nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy đang nỗ lực cứu chữa một bệnh nhân nặng mà dư luận đặc biệt quan tâm. Đó là BN8944 - một chiến sĩ công an ở quận Tân Phú (TP.HCM) mắc Covid-19. Bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới sang do bệnh viện này đã quá tải bệnh nhân nặng. Lúc...