Bệnh viêm phổi – nguyên nhân và điều trị
Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở phổi, gây ra các triệu chứng như ho, sốt cao và khó thở.
Bệnh có thể tự khỏi sau 2 đển 3 tuần nếu bệnh nhân điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đối với người già và những người đang có các bệnh khác thì viêm phổi có thể diễn tiến bất thường và khá nguy hiểm, vì vậy cần được điều trị tại bệnh viện.
Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn, nấm, virus, đôi khi là do kí sinh trùng gây nên gây nên. – Ảnh minh họa.
Bệnh do vi khuẩn, nấm, virus, đôi khi là do kí sinh trùng gây nên gây nên. Viêm phổi cũng có thể biến chứng từ các bệnh khác như sởi, ho gà, cúm, viêm phế quản, hen, hoặc bất kì bệnh nặng nào khác. Những người mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư, tiểu đường… cũng dễ bị viêm phổi hơn những người bình thường.
Triệu chứng
Ho là triệu chứng thường thấy của bệnh nhân viêm phổi. – Ảnh minh họa.
Người bị viêm phổi thường có các triệu chứng:
Thở nhanh, ngắn, đôi khi thở rít.
Video đang HOT
Ho: ho thường đi kèm với đờm vàng và có thể dính máu.
Có cảm giác đau ở ngực.
Trẻ em đang ốm nặng mà thở ngắn trên 50 lần/ phút là đang bị viêm phổi.
Nhịp tim nhanh.
Cảm thấy buồn nôn và cũng có thể nôn.
Tiêu chảy.
Đối với các bệnh nhân cao tuổi, có thể có các triệu chứng khác như ít sốt, mê sảng hoặc lẫn lộn.
Điều trị
Ảnh minh họa.
Phải dùng kháng sinh như: penixilin, sunphamit.
Trường hợp nặng: Tiêm penixilin procain: Người lớn tiêm ngày 2 đến 3 lần mỗi lần 400 000 đơn vị. Hay tiêm ampixilin: người lớn ngày tiêm 4 lần, mỗi lần 500 mg. Trẻ nhỏ dùng liều bằng 1/2 đến 1/4 lần người lớn.
Hạ nhiệt và giảm đau: dùng aspirin, axetaminophen. Cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước nóng. Nếu không ăn được: cho ăn thức ăn lỏng. Nếu người ốm thở rít: dùng thuốc hen như teophylin hoặc ephedrin.
Phòng bệnh
Tiêm phòng vắcxin ngừa viêm phổi. – Ảnh min họa.
Hạn chế tiếp xúc với những người bị cúm, cảm lạnh, sởi hay thủy đậu.
Rửa tay thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa các loại virus, vi khuẩn gây viêm phổi.
Tiêm phòng vắcxin ngừa viêm phổi. Vắcxin sẽ không giúp bạn tránh được bệnh nhưng sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh.
Theo SKDS
Diễn biến âm thầm nhưng nguy hiểm
Vì sao người cao tuổi dễ bị viêm phổi?
Viêm phổi rất hay gặp ở người già, nguyên nhân do sự lão hóa của hệ thống bảo vệ miễn dịch chung và bộ máy hô hấp dẫn đến suy giảm sức chống đỡ với thời tiết thay đổi đột ngột và tấn công của các loại vi khuẩn... Mặt khác, người già hay mắc các bệnh mạn tính gây suy giảm miễn dịch như: các bệnh ác tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, hay do dùng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài cũng tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào phổi... Bệnh thường xảy ra về mùa đông hoặc khi tiếp xúc nhiều với khí lạnh.
Triệu chứng của bệnh
Viêm phổi ở người cao tuổi có đặc điểm là âm thầm không rầm rộ. Người bệnh chỉ hơi tăng nhiệt độ, ho ít, nhẹ, khạc đờm không nhiều Thở nhanh, thở gấp hơn bình thường: Đau tức ngực nhất là khi thở sâu hay ho. Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, ra nhiều mồ hôi, da tái nhợt, ăn không ngon miệng, mệt mỏi. Đặc biệt là ở người cao tuổi, khi bị viêm phổi thường xuất hiện tình trạng tinh thần suy giảm một cách bất thường có thể lú lẫn, rối loạn tâm thần...
Điểm khác biệt viêm phổi ở người cao tuổi là khi chụp X quang phổi, thấy nhiều hình ảnh mờ rải rác hoặc tập trung hơn ở vùng đáy phổi nhưng không có hình tam giác thường thấy trong viêm phổi ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng không nhiều, hồng cầu có thể hơi tăng...
Dễ biến chứng nguy hiểm
Do các triệu chứng của bệnh rất âm thầm, vì ở giai đoạn đầu bệnh viêm phổi của người cao tuổi tiến triển âm thầm, lặng lẽ. Thường chỉ thấy khó chịu, gai rét, sốt nhẹ, ho nhẹ bởi vậy nhiều trường hợp chủ quan nên dẫn đến bệnh nặng dễ gây những biến chứng nguy hiểm như:
Biến chứng tại phổi: Bệnh có thể lan rộng ra hai hoặc nhiều thùy phổi, bệnh nhân khó thở nhiều hơn, tím môi, mạch nhanh. Xẹp một thuỳ phổi: do cục đờm đặc quánh gây tắc phế quản. Áp xe phổi: sốt dai dẳng, khạc nhiều đờm có mủ.
Biến chứng trong lồng ngực: Tràn mủ màng phổi: người bệnh sốt dai dẳng, chọc dò màng phổi có mủ Viêm màng ngoài tim: triệu chứng đau vùng trước tim, nghe có tiếng cọ màng tim, thường là viêm màng tim có mủ...
Phòng bệnh viêm phổi ở người cao tuổi
Để phòng bệnh viêm phổi, không nên để người cao tuổi bị nhiễm lạnh, nhất là nhiễm lạnh đột ngột. Cần có chế độ sinh hoạt ăn uống tốt nhằm duy trì và tăng cường sức đề kháng của cơ thể như: không hút thuốc lá, không uống rượu, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý, ăn nhiều rau và hoa quả tươi... Khi có những biểu hiện như sốt nhẹ, gai rét, mệt, ho thúng thắng... cần điều trị ngay vì nếu bệnh nặng rất khó chữa và nguy hiểm đến tính mạng.
Theo SKDS
Trạm y tế từ chối tiêm văcxin cho trẻ vãng lai Chị Mai ngụ xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Bến Tre) bồng con gái hơn 4 tháng tuổi đến Trạm Y tế xã Quới Sơn để tiêm văcxin theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Bé bị từ chối chích ngừa vì không có hộ khẩu tại địa phương. Phản ánh với VnExpress.net, chị Mai cho biết khi con gái tròn một tháng...