Bệnh viêm não vào mùa
Tuần qua, một số bệnh viện ở Hà Nội bắt đầu ghi nhận có các bệnh nhi viêm não, viêm màng não. Nhiều bệnh nhi khi vào bệnh viện đã hôn mê sâu, co giật.
Rất đông bệnh nhi đến chờ khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương những ngày qua. Dù mới vào đầu mùa hè nhưng số trẻ nhập viện do viêm não đã tăng nhanh ở nhiều bệnh viện phía Bắc. Trong đó, khá nhiều trẻ bị biến chứng nặng, nguy cơ tử vong cao. Các bác sĩ nhận định thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi hơn để virus gây bệnh viêm não, viêm màng não phát triển, lây lan.
Tiêm vắc-xin chưa đủ
Thấy cậu con trai gần 12 tháng tuổi sốt cao và bỗng nhiên bỏ bú, chị Vân (ngụ Hải Dương) nghĩ rằng con nóng sốt do thời tiết nắng nóng.
Rất đông bệnh nhi đến chờ khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương những ngày qua
Sau 3 ngày thấy con vẫn không hết sốt, chị Vân đưa đi khám. Tại bệnh viện huyện, bác sĩ kết luận cháu bị viêm não. Sau hơn một tuần điều trị vẫn không đỡ mà còn có biểu hiện co giật, co cứng toàn thân nên cháu bé được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Theo các bác sĩ đang điều trị, vì não tổn thương nặng nên nếu may mắn sống được thì sau này, cháu bé cũng khó phát triển bình thường về trí tuệ.
Video đang HOT
Tuần qua, một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội bắt đầu ghi nhận có các bệnh nhi viêm não, viêm màng não nhập viện. Theo các bác sĩ ở Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, nhiều bệnh nhi không được phát hiện sớm, khi vào bệnh viện đã chuyển sang thể nặng, rơi vào trạng thái hôn mê sâu, co giật. Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, phó khoa, cho biết năm nay, bệnh viêm não và viêm màng não đến sớm hơn mọi năm. Những ngày này, số bệnh nhi loại này nhập viện đang có xu hướng tăng và hầu hết bệnh nhân trước đó chỉ mới được tiêm vắc-xin phòng bệnh hoặc chưa tiêm đủ số mũi theo yêu cầu. Có nhiều trẻ mới dưới 6 tháng tuổi cũng bị mắc bệnh.
Cảnh giác khi con đau đầu, sốt
PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho biết viêm não, viêm màng não không phải là bệnh mới. Tuy nhiên, do triệu chứng của bệnh không rõ rệt nên dễ nhầm với các bệnh cảnh khác. Nhất là vào thời điểm mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, trẻ hay mắc các chứng bệnh cảm sốt càng dễ gây nhầm lẫn cho phụ huynh.
Trẻ bị viêm não thường có các dấu hiệu sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, sau đó cứng gáy, co giật, thóp phồng, rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ngủ gà gật. Đặc biệt, viêm não tiến triển rất nhanh, nếu điều trị không kịp thời thì bệnh nhân sẽ hôn mê sâu dẫn đến tử vong. TS Dũng lưu ý phụ huynh nên theo dõi sát những biểu hiện của con. Trường hợp trẻ bỏ ăn, bỏ chơi, không nói, người chậm chạp, lờ đờ… nhất là khi trẻ kêu đau đầu nhiều, cần nghĩ ngay đến bệnh viêm não, viêm màng não và phải được đưa đi khám.
Chú ý tiêm vắc xin đủ liều để phòng viêm màng não cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Chú ý tiêm phòng cho trẻ Bệnh viêm não, viêm màng não thường xuất hiện vào đầu tháng 5 và bùng phát từ tháng 6 đến hết tháng 8 hằng năm. Vì thế, phụ huynh cần chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. “Để phòng ngừa viêm não, viêm màng não ở trẻ, phụ huynh cần chú ý cho trẻ tiêm phòng khi 2 tháng tuổi và tiêm ngừa viêm não Nhật Bản khi tròn 12 tháng tuổi”- bác sĩ Đỗ Thiện Hải nhắc nhở và cho biết rõ thêm biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm não và viêm màng não rất đa dạng. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng sốt cao giống các bệnh sốt do virus thông thường nên nhiều bậc phụ huynh không phát hiện được, thường chủ quan điều trị tại nhà bằng các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt, chỉ khi bệnh quá nặng mới đưa con đi khám. Điều này rất nguy hiểm vì nếu điều trị muộn, có thể dẫn đến tử vong còn nhẹ thì nhiều khả năng bị di chứng ảnh hưởng thần kinh, trí não kém phát triển, thậm chí tâm thần.
Theo Ngọc Dung (Người lao động)
Bệnh viêm não mô cầu: Quan trọng là phát hiện sớm!
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm não mô cầu thay cho cách điều trị theo kinh nghiệm trước đây. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, để điều trị thành công, quan trọng nhất là phát hiện và dùng kháng sinh sớm.
Bệnh não mô cầu với các ban xuất huyết điển hình. Ảnh: Cấp Nguyễn
Về chẩn đoán, hướng dẫn điều trị mà Bộ Y tế ban hành mới đây nêu rõ: nếu một bệnh nhân mà có các yếu tố dịch tễ như có tiếp xúc với bệnh nhân hoặc sống trong tập thể có người đã được xác định viêm não mô cầu, lại có các biểu hiện lâm sàng như sốt cao đột ngột, có thể có rét run, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu, rồi thêm các triệu chứng màng não - não như đau đầu dữ đội, buồn nôn, rối loạn ý thức, li bì, vật vã, kích thích... thì cần nghĩ đến nguy cơ viêm não mô cầu.
Theo một bác sĩ có kinh nghiệm điều trị bệnh viêm não mô cầu tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ, việc chẩn đoán xác định sớm, điều trị kháng sinh sớm rất quan trọng. Bởi với những trường hợp viêm não mô cầu thể tối cấp sẽ khiến bệnh nhân nhanh chóng bị nhiễm trùng nhiễm độc nặng, rơi vào tình trạng sốc, suy đa thể tạng và có thể tử vong nhanh trong vòng 24h.
Về nguyên tắc điều trị, Bộ Y tế nêu rõ là cần sử dụng kháng sinh sớm (chọn và liều lượng các loại thuốc kháng sinh cụ thể như PenicillinG, Ampicillin, hoặc Cefotaxin, Ciprofloxacin...), hồi sức tích cực và cách ly người bệnh.
Bác sĩ trên cho rằng hướng dẫn cụ thể về loại thuốc và liều lượng cho cả bệnh nhi và người lớn sẽ rất hữu ích cho bác sĩ tuyến dưới điều trị đúng phác đồ, giảm nguy cơ tử vong. Bởi trước khi có hướng dẫn, phác đồ điều trị chuẩn mà Bộ Y tế ban hành, các ca bệnh gặp rải rác vẫn được bác sĩ phát hiện dựa trên những dấu hiệu được mô tả trên lý thuyết và bệnh học và điều trị theo kinh nghiệm thực tế. Còn khi đã có dấu hiệu ban xuất huyết điển hình và các dấu hiệu viêm não... thì đã chậm.
Tuy nhiên, bác sĩ này một lần nữa khẳng định, với các ca não mô cầu bình thường, thì điều trị kháng sinh rất hiệu quả. Nhưng với thể tối cấp, việc phát hiện, điều trị vô cùng khó khăn vì bệnh diễn tiến cực nhanh, khởi bệnh sốt cao đột ngột và có thể dẫn đến sốc, tử vong chỉ ngay trong ngày đầu biểu hiện bệnh.
Về phòng bệnh, Bộ Y tế cũng hướng dẫn người dân phòng bệnh trong cộng đồng bằng cách thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoái nơi ở, nơi làm việc. Khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ cần đến viện sớm. Còn tại bệnh viện, cần cách ly bệnh nhân, đeo khẩu trang khi tiếp xúc người bệnh... và với những người tiếp xúc trực tiếp cần dùng thuốc dự phòng. Các loại thuốc dự phòng, liều lượng cũng được hướng dẫn chi tiết để tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến cơ sở trong việc phát hiện, điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc bệnh nhân.
Tuy nhiên, với căn bệnh này, để phòng đặc hiệu nhất là tiêm phòng vắc-xin. Người dân nên đi tiêm vắc-xin phòng bệnh não mô cầu nhóm A,B và C. Vắc xin này có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêm 1 liều duy nhất, nhắc lại 3 năm một lần.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Vì sao trẻ vẫn mắc bệnh dù đã tiêm vắc-xin thủy đậu? Một thực tế hiện nay tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác là 90% trẻ đã tiêm vắc-xin thủy đậu vẫn mắc bệnh. Vậy phải chăng vắc-xin không có hiệu lực và không có cách nào phòng bệnh này hiệu quả? Một trẻ mắc thủy đậu bị biến chứng viêm não đang được điều trị tại BV Nhi đồng 1 Tại Hội...