Bệnh viêm não mô cầu: Quan trọng là phát hiện sớm!
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm não mô cầu thay cho cách điều trị theo kinh nghiệm trước đây. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, để điều trị thành công, quan trọng nhất là phát hiện và dùng kháng sinh sớm.
Bệnh não mô cầu với các ban xuất huyết điển hình. Ảnh: Cấp Nguyễn
Về chẩn đoán, hướng dẫn điều trị mà Bộ Y tế ban hành mới đây nêu rõ: nếu một bệnh nhân mà có các yếu tố dịch tễ như có tiếp xúc với bệnh nhân hoặc sống trong tập thể có người đã được xác định viêm não mô cầu, lại có các biểu hiện lâm sàng như sốt cao đột ngột, có thể có rét run, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu, rồi thêm các triệu chứng màng não – não như đau đầu dữ đội, buồn nôn, rối loạn ý thức, li bì, vật vã, kích thích… thì cần nghĩ đến nguy cơ viêm não mô cầu.
Theo một bác sĩ có kinh nghiệm điều trị bệnh viêm não mô cầu tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ, việc chẩn đoán xác định sớm, điều trị kháng sinh sớm rất quan trọng. Bởi với những trường hợp viêm não mô cầu thể tối cấp sẽ khiến bệnh nhân nhanh chóng bị nhiễm trùng nhiễm độc nặng, rơi vào tình trạng sốc, suy đa thể tạng và có thể tử vong nhanh trong vòng 24h.
Về nguyên tắc điều trị, Bộ Y tế nêu rõ là cần sử dụng kháng sinh sớm (chọn và liều lượng các loại thuốc kháng sinh cụ thể như PenicillinG, Ampicillin, hoặc Cefotaxin, Ciprofloxacin…), hồi sức tích cực và cách ly người bệnh.
Video đang HOT
Bác sĩ trên cho rằng hướng dẫn cụ thể về loại thuốc và liều lượng cho cả bệnh nhi và người lớn sẽ rất hữu ích cho bác sĩ tuyến dưới điều trị đúng phác đồ, giảm nguy cơ tử vong. Bởi trước khi có hướng dẫn, phác đồ điều trị chuẩn mà Bộ Y tế ban hành, các ca bệnh gặp rải rác vẫn được bác sĩ phát hiện dựa trên những dấu hiệu được mô tả trên lý thuyết và bệnh học và điều trị theo kinh nghiệm thực tế. Còn khi đã có dấu hiệu ban xuất huyết điển hình và các dấu hiệu viêm não… thì đã chậm.
Tuy nhiên, bác sĩ này một lần nữa khẳng định, với các ca não mô cầu bình thường, thì điều trị kháng sinh rất hiệu quả. Nhưng với thể tối cấp, việc phát hiện, điều trị vô cùng khó khăn vì bệnh diễn tiến cực nhanh, khởi bệnh sốt cao đột ngột và có thể dẫn đến sốc, tử vong chỉ ngay trong ngày đầu biểu hiện bệnh.
Về phòng bệnh, Bộ Y tế cũng hướng dẫn người dân phòng bệnh trong cộng đồng bằng cách thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoái nơi ở, nơi làm việc. Khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ cần đến viện sớm. Còn tại bệnh viện, cần cách ly bệnh nhân, đeo khẩu trang khi tiếp xúc người bệnh… và với những người tiếp xúc trực tiếp cần dùng thuốc dự phòng. Các loại thuốc dự phòng, liều lượng cũng được hướng dẫn chi tiết để tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến cơ sở trong việc phát hiện, điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc bệnh nhân.
Tuy nhiên, với căn bệnh này, để phòng đặc hiệu nhất là tiêm phòng vắc-xin. Người dân nên đi tiêm vắc-xin phòng bệnh não mô cầu nhóm A,B và C. Vắc xin này có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêm 1 liều duy nhất, nhắc lại 3 năm một lần.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Ai nên tiêm vắc-xin phòng viêm não mô cầu?
Diễn biến bệnh viêm não mô cầu những ngày qua khiến nhiều người dân lo lắng. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, khẳng định, chưa có dấu hiệu nào cho thấy dịch sẽ bùng phát.
Bệnh nhân viêm màng não do vi khuẩn gây não mô cầu đã được ghi nhận ở cả ba miền. Xin ông cho biết, khả năng dịch bùng phát có xảy ra?
PGS.TS Nguyễn Trần Hiển: Theo tôi hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy có xu hướng bùng phát dịch viêm màng não do não mô cầu. Các ca bệnh xảy ra rải rác, tản phát, chưa phát hiện được ổ dịch nào. Kết quả giám sát vi khuẩn học với những người sống gần bệnh nhân viêm màng não do não mô cầu ở huyện Mê Linh (Hà Nội) trong tuần vừa qua không phát hiện được trường hợp người lành mang vi khuẩn não mô cầu nào.
Có vẻ như diễn biến dịch viêm não mô cầu thời điểm này đang "nóng" hơn so với mọi năm?
Ở nước ta, viêm não mô cầu là một bệnh tương đối phổ biến. Bệnh xảy ra quanh năm với những ca tản phát, chủ yếu ở trẻ nhỏ và tăng cao vào mùa xuân do điều kiện thời tiết mưa, ẩm, lạnh dễ làm giảm sức đề kháng của cơ thể người. Kể từ đầu năm 2012 đến nay, đã phát hiện 8 trường hợp bệnh rải rác và tản phát không gây thành dịch ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Đây cũng là diễn biến thường xảy ra hàng năm.
Người dân có nên chủ động đi tiêm vắc-xin phòng viêm não mô cầu?
Tiêm vắc-xin phòng bệnh có hiệu quả tốt nhưng phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tùy loại vắc-xin, có thể tiêm cho trẻ từ 3 tháng tuổi hay lớn hơn, tiêm cho các đối tượng sống trong vùng dịch hoặc phải di đến vùng dịch, những người sống trong một cộng đồng khép kín hoặc các cộng đồng có báo cáo về các trường hợp nhiễm não mô cầu.
Không được tiêm cho người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắc-xin, các trường hợp sốt, nhiễm khuẩn cấp tính và dị ứng đang tiến triển, người mắc các bệnh mãn tính. Cần thận trọng khi tiêm cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết.
Bệnh viêm não mô cầu lây truyền qua đường hô hấp nên biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất vẫn là thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Hạn chế tụ tập nơi đông người, hạn chế tối đa tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi ngờ mắc bệnh.
Khi có triệu chứng nào thì người bệnh cần tới cơ sở y tế?
Sau khi vi khuẩn não mô cầu xâm nhiễm vào cơ thể, thời gian ủ bệnh thường là 3-4 ngày. Bệnh biểu hiện rất đa dạng với nhiều thể bệnh như viêm mũi họng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm khớp, viêm màng trong tim.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh gồm: sốt đột ngột, đau đầu, chán ăn, kích thích, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sợ ánh sáng, cổ cứng, li bì, co giật có thể xuất huyết hoại tử trong trường hợp có nhiễm khuẩn huyết. Khi thấy sốt cao, đau họng, đau đầu, cổ cứng, nôn vọt cần đi khám ngay để được chẩn đoán sớm và điều trị đúng.
Theo ANTĐ
Điều trị bệnh "da lạ" không quá khó! Bệnh lạ tại Quảng Ngãi đang diễn biến phức tạp, số người mắc bệnh và người chết gia tăng. Tuy nhiên, PGS.TS Trần Hậu Khang, giám đốc bệnh viện Da liễu TƯ, cho rằng không quá khó để điều trị bệnh này. Một bệnh nhân ở làng Rêu, Ba Điền, Ba Tơ, Quãng Ngãi đang được điều trị tại bệnh viện Đa khoa...