Bệnh viêm mũi dị ứng: Dễ nhầm với bệnh cảm!
Dị ứng là một căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến 20% dân số nước ta nhưng các triệu chứng của nó lại khá giống với bệnh cảm nên triệu chứng thường nặng lên, ảnh hưởng lớn đến tinh thần và chất lượng sống của người bệnh vì không được điều trị đúng.
Dị ứng là bệnh phổ biến ở Việt Nam, ảnh hưởng đến 20% dân số, nếu có cha hoặc mẹ bị dị ứng đường hô hấp, con cái sẽ có nguy cơ 30% phát bệnh này. Bệnh thường bắt đầu trước 20 tuổi (80% trường hợp), tuổi khởi phát trung bình từ 8-11 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở khoảng 12-15 tuổi. Tần suất bệnh xuất hiện ở thành thị cũng cao hơn nông thôn.
Triệu chứng dễ nhầm
Dị ứng được chia làm 3 mức độ. Ở mức độ nhẹ (rất phổ biến) sẽ gây ra các triệu chứng như viêm kết mạc dị ứng, ngứa và chảy nước mũi. Ở mức độ trung bình, dị ứng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, sung huyết mũi, nhức đầu, giảm khứu giác, khó thở… khiến giấc ngủ người bệnh bất thường, giảm sinh hoạt hằng ngày, hạn chế khả năng học tập, làm việc . Ở một số người, dị ứng nặng với các chất gây dị ứng trong môi trường và thức ăn hoặc một số loại thuốc y dược có thể gây sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng.
Do các triệu chứng khá giống với cảm, cùng là hắt hơi, chảy mũi, ngạt mũi nên bệnh nhân viêm mũi dị ứng thường tự dùng các loại thuốc cảm giúp giảm đau, hạ sốt. Thông tin của bệnh nhân về những biểu hiện tương đồng giữa hai căn bệnh này đôi khi khiến các bác sĩ và dược sĩ cũng không thể kê toa điều trị đúng.
Hậu quả của việc sử dụng thuốc không đúng kéo dài này có thể làm nặng thêm các triệu chứng dị ứng, ảnh hưởng lớn đến tinh thần và chất lượng sống của người bệnh.
Xác định và phòng bệnh cách nào hiệu quả?
Thực tế, dị ứng là một trong bốn hình thức của chứng quá mẫn cảm, là phản ứng không thích hợp của hệ thống miễn dịch với những chất bình thường. Nó kích hoạt quá mức các dưỡng bào (bạch cầu mast) và một loại kháng thể được gọi là IgE, dẫn đến một phản ứng viêm nặng thông thường bao gồm chàm, phát ban, tiêu chảy, lên cơn hen suyễn. Những chất thúc đẩy dị ứng được gọi là dị nguyên như phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, lông thú, côn trùng và một số loại thực phẩm.
Theo các chuyên gia y tế Singapore, nguyên nhân là do môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, khí hậu thay đổi thường xuyên và đột ngột, làm việc nhiều trong môi trường có điều hòa nhiệt độ khiến các tác nhân gây dị ứng cũng xuất hiện nhiều hơn.
Video đang HOT
Và để phòng tránh, ngoài việc tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, giữ ấm cơ thể, vệ sinh răng miệng, cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, thực phẩm gây dị ứng…. Tuy nhiên, thực tế là rất khó để tránh tiếp xúc với dị nguyên 1 cách hoàn toàn. Do đó, quan trọng nhất là chẩn đoán đúng bệnh và dùng đúng thuốc.
Về chẩn đoán, theo BS Kenneth Oo, bác sĩ tham vấn thỉnh giảng của bệnh viện Đa kkhoa Changi, bệnh viện ĐH Quốc gia, bệnh viện Đa khoa Singapore, phẫu thuật viên Tai-mũi-họng tham vấn bệnh viện Mount Elizabeth (Singapore), cần phải đánh giá đầy đủ cả bên trong lẫn bên ngoài các biểu hiện ở người bệnh.
Cụ thể, viêm mũi dị ứng sẽ có các triệu chứng điển hình là chảy mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa… và thường xuất hiện ở người có mũi quá to, mũi quá tẹt, mũi quá sộng, mũi khoằm (mũi két), mũi cong.
Nguy hiểm hơn là các triệu chứng như nghẹt 1 bên mũi, chảy máu, nghẹt tai, đau, mất khứu giác, sưng mặt, chảy nước mũi trong 1 bên…
Các vấn đề y khoa khác thường đi kèm như hen suyễn, chàm, dị ứng thuốc, polyp mũi…
Lúc này, người bệnh cần được làm các xét nghiệm soi mũi, test lẩy da (xét nghiệm định tính với các dị nguyên hít qua trung gian IgE); xét nghiệm máu (kháng thể đặc hiệu với các dị nguyên hít, kháng thể đặc hiệu với các dị nguyên thực phẩm).
Căn cứ trên các triệu chứng, biểu hiện và xét nghiệm, các bác sĩ sẽ quyết định dùng thuốc nào và có phẫu thuật tạo hình lại mũi không. Tuy nhiên, nếu cho rằng thuốc kháng histamin được khuyên dùng để điều trị viêm mũi dị ứng thì thông tin này chưa đầy đủ và chưa là giải pháp tối ưu.
Phát biểu tại hội thảo khoa học mới đây, TS. BS Kenneth Oo đã chia sẻ những tiến bộ về việc điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc kháng histamine thế hệ 2 so với thế hệ 1: “Việc điều trị viêm mũi dị ứng bằng các loại thuốc kháng histamine thế hệ 2 sẽ khởi phát tác động nhanh, không gây buồn ngủ vì ít đi qua hàng rào máu não, do đó không chống chỉ định ở một số đối tượng”.
Còn theo BS. Cheong Wai Kwong, cố vấn Y khoa Hiệp hội bệnh vảy nến Singapore: “Ưu điểm của thuốc kháng histamine thế hệ thứ 2 trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dị ứng là hiệu quả tác động nhanh (ngay trong giờ đầu tiên), hiệu quả kéo dài suốt 24 giờ (chỉ dùng liều 1 lần trong ngày), ít gây ra tương tác thuốc so với thuốc thế hệ thứ nhất”.
Tuy nhiên, các chuyên gia này cũng lưu ý, đối với bà mẹ mang thai 3 tháng đầu hay đang cho con bú, nếu buộc phải dùng thuốc thì nên chọn thuốc kháng histamine thế hệ 1 dù có 1 số tác dụng phụ không mong muốn.
Theo VNE
5 thời khắc dễ khiến bạn bị cảm
Người trưởng thành bình quân bị cảm khoảng 5 lần trong năm, vậy thì những thời khắc nào mà cơ thể con người dễ bị cảm nhất?
Trời mùa đông khiến cho tỷ lệ người mắc phải cảm lạnh càng nhiều hơn những lúc khác. Điều trị cảm bằng thuốc Tây ít nhiều cũng gây ra tác dụng phụ, vì vậy mà "phòng bệnh hơn chữa bệnh".
Bạn có thể dễ bị cảm trong những trường hợp sau đây.
1. Khi tiết trời lúc nóng lúc lạnh
Đông y cho rằng, các tình huống cảm lạnh đều do gió lạnh bên ngoài xâm nhập tạo thành. Trong môi trường ấm áp, lỗ chân lông con người giãn ra, nếu đột ngột tiếp xúc với không khí lạnh thì với người có sức đề kháng tốt, lỗ chân lông sẽ lập tức co lại, tránh gió lạnh. Tuy nhiên với người có sức đề kháng kém thông thường không làm được điều này nên họ dễ bị cảm, kể cả cảm cúm hoặc cảm lạnh. Những người dễ bị cảm là: người già, trẻ nhỏ, người thể chất suy nhược, người có bệnh mãn tính.
2. Sau khi đến chỗ đông người
Những người thích những nơi náo nhiệt đông đúc như trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, siêu thị... thường là những đối tượng dễ bị lây nhiễm cảm cúm nhất. Người càng nhiều, sự thông gió không tốt thì nồng độ độc bệnh càng cao. Những tác nhân gây bệnh này sẽ truyền qua đường hô hấp cho nên chỉ cần có một người bị cảm cúm cũng có thể lây lan cho nhiều người khác nếu họ hắt hơi.
Người trưởng thành bình quân bị cảm khoảng 5 lần trong năm. Ảnh minh họa
3. Khi tâm trạng bất ổn
Tâm trạng có sức ảnh hưởng nhất định đối với cảm mạo. Khi lo âu và u uất, con người dễ bị cảm. sự lo âu khiến cơ thể con người sinh nội nhiệt, lúc này nếu bên ngoài đúng lúc đang mùa gió lạnh thì sẽ hình thành cái mà dân gian hay gọi là "trong nóng ngoài lạnh".
Khi u uất sẽ khiến người ta ăn không ngon, ngủ không yên gây ra ảnh hưởng cho quá trình trao đổi chất của toàn cơ thể, dẫn đến sức đề kháng giảm xuống và dễ nhiễm cảm ngột ngột.
4. Lúc mệt mỏi quá độ
Khi bạn ngủ, rất nhiều thành phần của hệ miễn dịch được sản sinh, chúng giống như một bức bình phong bảo vệ bạn khỏi sự xâm nhập của cảm mạo và nhiều bệnh tật khác. Tuy nhiên, không ít những người trẻ đem thời gian ngủ của mình "cống hiến" cho công việc, lướt web hay tụ tập ở những quán bar... mệt mỏi quá độ và thức đêm đều khiến cho hệ miễn dịch bị giảm và đó là "ngòi nổ" cho chứng cảm mạo "tấn công".
Những người dễ bị cảm là: người thường thức khuya và áp lực làm việc quá lớn.
5. Sau khi uống rượu vô độ
Không ít người sau khi uống rượu phát hiện ra mình bị cảm hồi nào không rõ. Đây là do kích thích của nồng độ cồn khiến cho mạch máu nhỏ bị xung huyết và toàn thân phát nhiệt.
Nhiều người nghĩ rằng lao động đổ mồ hôi để giải nhiệt, nhưng nếu lúc này bạn bị tấn công bởi khí lạnh hay quá tham sự mát mẻ thì càng dễ bị cảm sốt. Ngoài ra, người hút thuốc cũng dễ mắc bệnh cảm cao hơn người không hút, thời gian bình phục lâu hơn và tình trạng nghiêm trọng hơn.
Theo TNO
Phòng bệnh thông thường Một số cách đơn giản sau đây có thể giúp bạn ngừa bệnh, theo báo The Times of India dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe: Thay vì đi làm móng tay, móng chân, bạn nên tắm xông hơi. Ảnh: Shutterstock Cách này không chỉ làm sạch cơ thể mà còn giúp bạn mau phục hồi khỏi cơn cảm lạnh khi nới...