Bệnh viêm đường hô hấp vào mùa, BS lưu ý: Nếu trẻ có dấu hiệu này, phải đưa ngay vào viện

Theo dõi VGT trên

Khi trẻ mắc các bệnh hô hấp, nếu có biểu hiện sốt cao trên 2 ngày, bỏ bú, nôn, ngủ li bì, khó thở, thở lõm ngực… cần nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu.

Gia tăng bệnh lý đường hô hấp

Trường hợp của bé L.V.T.N. (7 tháng tuổi, ngụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) có triệu chứng sốt, ho, thở khò khè, người lừ đừ. Gia đình đưa bé N. đi khám tại phòng khám địa phương với chẩn đoán viêm phổi, được kê thuốc về uống.

Về nhà, bé N. vẫn khó thở, có thêm biểu hiện lõm ngực nên gia đình đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố khám. Qua thăm khám, các bác sĩ kết luận N. bị viêm tiểu phế quản, viêm phổi, phải thở NCPAP. Sau nhiều ngày điều trị tích cực, hiện bé N. thở êm hơn.

BSCK2 Dư Minh Trí – trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) – cho biết hiện nay thời tiết “sáng nắng – chiều mưa” như hiện nay là yếu tố làm cho gia tăng bệnh lý đường hô hấp.

Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Nhi đồng thành phố có 100 trẻ đến khám bệnh có tới 70 – 80 trẻ mắc bệnh lý đường hô hấp.

Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do khí hậu vào thời điểm giao mùa. Đối với cơ thể của trẻ chưa quen với vấn đề thay đổi thời tiết làm gia tăng bệnh lý hô hấp.

Ngoài ra, bác sĩ Trí cho biết hiện nay độ ẩm cao cũng tạo thuận lợi cho các virus, vi khuẩn phát triển.

Bệnh viêm đường hô hấp vào mùa, BS lưu ý: Nếu trẻ có dấu hiệu này, phải đưa ngay vào viện - Hình 1

Trẻ bị viêm đường hô hấp

Bệnh lý đường hô hấp xảy ra từ mũi đến phế quản với các bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Trẻ thường có triệu chứng sốt, ho, khó thở. Khi trẻ mắc các bệnh hô hấp, đa số sẽ hết bệnh trong vòng 10-14 ngày. Tuy nhiên nếu trẻ có biểu hiện sốt cao kéo dài trên 2 ngày, bỏ bú, nôn, ngủ li bì, khó thở, thở lõm ngực… cần nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu.

Dấu hiệu đặc biệt cha mẹ cần nhớ

Trong các vấn đề đường hô hấp trên, bác sĩ Trí khuyến cáo phụ huynh cần lưu ý chăm sóc từng triệu chứng của trẻ

Trẻ sốt: Trẻ bị viêm đường hô hấp hầu hết đều sốt. Đặc thù sốt của trẻ diễn tiến nhanh, cấp tính. Trẻ dưới 6 tuổi còn có thêm nguy cơ thêm co giật. Vì thế, khi trẻ sốt cần hạ sốt cho trẻ sớm. Sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol. Khi trẻ bị sốt cần hạ sốt đúng liều tương đương 10 – 15 mg/kg cân nặng.

Chú ý, khi trẻ sốt là có dấu hiệu mất nước nên cần bổ sung thêm nước cho trẻ.

Trẻ bị ho: Khi em bé bị đường hô hấp dễ ho, nước mũi, đờm có thể chảy ngược về phía sau nuốt vào bụng nên trẻ rất dễ bị nôn ói. Khi trẻ bị ho, trẻ mệt, mất ngủ nhưng ho là cơ chế bảo vệ của cơ thể. Ho giúp tống xuất các dị vật ra khỏi cơ thể. Ho để tống đờm, nhớt ra ngoài. Ho không hẳn là triệu chứng đáng lo lắng.

Video đang HOT

Bác sĩ Trí cho biết phụ huynh nên biết cách chăm sóc trẻ bị ho. Ví dụ khi cho trẻ ăn nên cho trẻ ăn ít, chia nhỏ bữa ăn. Thức ăn cần lựa chọn loại mềm.

Bệnh viêm đường hô hấp vào mùa, BS lưu ý: Nếu trẻ có dấu hiệu này, phải đưa ngay vào viện - Hình 2

Dấu hiệu trẻ suy hô hấp

Trẻ khó thở: BS Trí nhấn mạnh đây thực sự là dấu hiệu nguy hiểm. Trẻ khó thở có thể tự hết nhưng có thể là dấu hiệu biến chứng đầu tiên là suy hô hấp.

Cơ thể trẻ có phản ứng khó thở khi thiếu oxy máu. Ở mức độ nhẹ trẻ thở nhanh hơn, lồng ngực nhấp nhô nhanh hơn bình thường.

Nếu thở nhanh trẻ vẫn không đủ oxy thì trẻ sẽ thở gắng sức. Ngực trẻ sẽ rút lõm lúc thở. Chính vì thế, bác sĩ Trí nhấn mạnh nếu trẻ bị viêm hô hấp cha mẹ cần quan sát thật kỹ lồng ngực của trẻ. Vén áo của con và quan sát nhịp thở, độ co rút của các xương sườn. Nếu trẻ thở đều dễ không đáng lo nhưng trẻ thở nhanh, lõm ngực cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế.

Bác sĩ cần khám để xem tổn thương trên hệ hô hấp của trẻ và có can thiệp kịp thời.

Khác với người lớn, khi bị ốm, trẻ nhỏ không thể nói hết triệu chứng nên nếu thấy con khác với bình thường cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Mùa bệnh viêm đường hô hấp, bác sĩ Trí khuyến cáo cha mẹ cần chuẩn bị sẵn các loại thuốc cho tủ thuốc gia đình. Những vật dụng không thể thiếu đó là nhiệt kế, thuốc hạ sốt, nước muối sinh lý.

Nhiệt kế là dụng cụ bắt buộc trong gia đình. Bác sĩ Trí khuyến cáo dùng nhiệt kế trực tiếp kẹp nách điện tử. Khi dùng nhiệt kế điện tử cần đặt nhiệt kế thẳng dọc làm sao đầu kim loại tiếp xúc với nách của trẻ.

Trong nhà luôn luôn có thuốc hạ sốt. Nên chọn thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol. Cha mẹ trang bị thêm nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ.

Bố mẹ nên nhớ: Đến 80% các trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản là do virus và không cần dùng kháng sinh

Thời tiết chuyển lạnh là yếu tố thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh. Thời gian này, trẻ em rất dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp, trong đó viêm tiểu phế quản là bệnh thường gặp, có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh viêm phế quản thường gặp ở bé dưới 2 tuổi. Tác nhân chính gây bệnh là do virus, đến 80% các trường hợp là do loài virus RSV. Khi bị viêm tiểu phế quản, trẻ có thể bị một số vi khuẩn cơ hội xâm nhập gây bội nhiễm phế quản.

Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?

Đây là bệnh gây khó khăn cho việc hô hấp của bé, làm bé khi hô hấp phải co rút cơ dưới liên sườn. Do đó, bé dễ mệt, khó chịu và cáu gắt, hơn nữa làm dịch nhầy tiết nhiều cũng gây cản trở hô hấp. Nếu ở thể nặng, có thể gây tràn khí màng phổi, xẹp phổi, bội nhiễm phế quản, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.

Các bé có nguy cơ cao có thể biến chuyển thành thể nặng (cần nhập viện để theo dõi): bé sinh non, bé dưới 2 tháng tuổi, bé có tiền sử bệnh tim phổi, có biểu hiện suy kiệt - bỏ bú, bé thở nhanh từ mức trung bình trở lên.

Tuy nhiên, đa phần các trường hợp viêm tiểu phế quản thể nhẹ và trung bình (ngoài các yếu tố trên) có thể được chuyên gia sức khỏe kê đơn hoặc không kê đơn để điều trị tại nhà. Thuốc điều trị chủ yếu làm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ hô hấp, bệnh sẽ khỏi khi hết dần triệu chứng.

Bố mẹ nên nhớ: Đến 80% các trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản là do virus và không cần dùng kháng sinh - Hình 1

Trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng hay bị viêm tiểu phế quản (Ảnh minh họa).

Cha mẹ cần làm gì để ngăn ngừa viêm tiểu phế quản cho con?

Bệnh rất khó để ngăn ngừa và điều trị triệt để do tác nhân là virus. Tuy nhiên, bệnh có thể hạn chế tối thiểu nguy cơ mắc bệnh dưới 2 tuổi nếu cha mẹ làm tốt những điều sau:

1. Cho bé bú mẹ ngay từ lúc mới sinh để bé có sữa non quí giá, sau đó duy trì ít nhất đến 6 tháng tuổi và cố gắng càng lâu càng tốt.

2. Bé từ 6 tháng tuổi nên ăn uống đủ các thành phần dinh dưỡng: đạm, tinh bột, chất béo và rau củ quả để giúp cơ thể bé luôn đủ năng lượng và tăng cường các tác nhân phòng vệ của cơ thể.

Ví dụ: để tạo ra các kháng thể thì cơ thể cần các amino axit từ thịt/cá/trứng sữa. Để tăng hoạt động các enzyme trong các chuyển hóa phòng vệ thì cơ thể cần nguyên tố kẽm trong nấm, hải sản, tôm. Do đó, ăn uống cân bằng là liều thuốc hữu hiệu và an toàn trong điều trị và ngăn ngừa viêm tiểu phế quản, đây là lời khuyên được các chuyên gia dinh dưỡng Anh đưa ra.

3. Cho bé tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh: Đừng ngại cho bé khám phá thế giới xung quanh. Do hệ miễn dịch của bé cũng cần phải học cách đáp ứng, cha mẹ chỉ cần chú ý 2 điều sau:

- Điều 1: Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé sau các hoạt động. Vì khi bạn giữ vệ sinh bé sạch sẽ sẽ giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh cho bé, hệ miễn dịch của bé sẽ có ưu thế hơn trong việc luyện tập tiêu diệt kháng nguyên gây bệnh như virus hoặc vi khuẩn.

- Điều 2: Không bao giờ cho bé chơi quá mệt, quá lâu vì cơ thể bé sẽ mệt mỏi, hệ miễn dịch sẽ trở nên yếu đi. Nên ngưng khi bé có dấu hiệu mệt, nhưng đừng ngưng quá sớm làm bé mất hứng thú.

Bố mẹ nên nhớ: Đến 80% các trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản là do virus và không cần dùng kháng sinh - Hình 2

80% trẻ bị viêm tiểu phế quản là do virus RSV (Ảnh minh họa).

4. Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá: Gia đình có thành viên hút thuốc lá thì nên ra ngoài nhà hút thuốc. Những người nghiện thuốc lá nặng thì nên ít tiếp xúc bé như hôn gần các đường hô hấp của bé. Đặc biệt, các bé đã bị cảm cúm trước đó thì nên tránh tiếp xúc với các thành viên bị cảm cúm, hoặc nghiện thuốc lá.

5. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng khi bạn vừa trở về từ công sở, nơi đông người (như siêu thị, bệnh viện), hoặc vừa hắt hơi sổ mũi. Bệnh cũng có thể lây lan cho các bé khi bé vừa đi khám bác sĩ về hoặc tiêm phòng về vì virus RVS tồn đọng khá lâu trong không khí ở môi trường nguy cơ cao như bệnh viện, phòng khám. Do đó, mẹ nên tắm rửa bé sạch sẽ ngay khi đi khám bệnh về, đặc biệt trước khi cho bé bú hoặc ăn.

6. Những gia đình sống ở miền Bắc nên chú ý dọn phòng bé thông thoáng, sạch sẽ, ở các mùa lập đông hoặc chuyển sang xuân. Miền Nam thì chú ý chăm sóc bé kĩ hơn ở cuối mùa mưa.

7. Tiêm phòng đúng lịch tiêm phòng quốc gia.

Những câu hỏi thường gặp của bố mẹ về viêm tiểu phế quản ở trẻ

Câu hỏi 1: Có nên dùng kháng sinh trong điều trị viêm tiểu phế quản?

Viêm tiểu phế quản đa phần là do virus RSV gây nên, do đó việc điều trị kháng sinh là không hiệu quả. Tuy nhiên, kháng sinh có thể được kê trong trường hợp nếu có sự viêm phế quản bội nhiễm do một số vi khuẩn cơ hội tấn công khi phế quản bị suy yếu do virus trước đó. Sự đồng tấn công giữa virus và vi khuẩn làm cho tình trạng bệnh có thể trở nặng.

Đa phần, các trường hợp viêm tiểu phế quản không cần dùng kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh cho bé dưới 2 tuổi trong điều trị viêm tiểu phế quản được quản lý nghiêm ngặt và nên được chẩn đoán tình trạng bội nhiễm có xảy ra không, có cần thiết sử dụng không. Cha mẹ nên theo hướng dẫn của chuyên gia sức khỏe vì chỉ có họ mới biết chính xác tình trạng bé ở mức độ nào.

Bố mẹ nên nhớ: Đến 80% các trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản là do virus và không cần dùng kháng sinh - Hình 3

Câu hỏi 2: Sao bé khỏi bệnh mà vẫn ho kéo dài hoặc thở khò khè?

Nếu bé đã được kết luận là đã kiểm soát được virus, có nghĩa là bé đã hồi phục, các triệu chứng sẽ kéo dài một khoảng thời gian có thể lên 4-5 tuần, nếu cha mẹ làm tốt các hướng dẫn ngăn ngừa ở trên để hạn chế bé bị tái nhiễm lại thì bé sẽ hết hẳn sau đó.

Câu hỏi 3: Bé hay bị viêm tiểu phế quản, cảm cúm, uống thuốc tăng cường miễn dịch có giúp bé ngăn ngừa bệnh tái phát không?

Câu trả lời là không hiệu quả. Để tăng cường hệ miễn dịch, bé cần phải có đủ các yếu tố dinh dưỡng tham gia làm nguyên liệu cho các tế bào miễn dịch. Giống như bạn xây 1 ngôi nhà, bạn cần có gạch, xi măng, cát, đá sỏi. Có rất nhiều cha mẹ bổ sung cho con 1 số thuốc tăng cường hệ miễn dịch cho bé, nếu đọc kĩ thành phần: chỉ có hàm lượng vitamin C cao hoặc có bổ sung 1 số chất chống oxy hóa từ thảo dược (như elderberry). Do đó, bổ sung đơn lẻ với tính chất từng thành phần như vậy, không có tác dụng tăng cường miễn dịch, thậm chí nếu liều vitamin C quá cao có thể gây tiêu chảy ở bé.

Hơn nữa, bệnh viêm tiểu phế quản và cảm cúm thường tác nhân là virus, do đó, dù hàm lượng vitamin C cao hoặc một số thuốc nhấn mạnh có chất chống oxi hóa, hoặc kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe là hoàn toàn không đúng và không có công dụng lên ngăn ngừa virus. Việc ngăn ngừa tốt nhất virus hoặc vi khuẩn là làm tốt các biện pháp ngăn ngừa đã đề cập trên.

Các thuốc dùng trong điều trị viêm tiểu phế quản là gì?

Chủ yếu là thuốc giảm các triệu chứng khó chịu của bé như thở khò khè, ho, hoặc thuốc tăng oxy trong hỗ trợ sự hô hấp của bé. Ví dụ:

- Thuốc Beta-adrenergic thường giúp hỗ trợ các bé có triệu chứng thở khò khè. Thuốc có thể đưa vào nhiều đường: đường uống hoặc khí dung

- Thuốc Épinéphrine hoặc beta-agonist có thể dùng dưới dạng khí dung. Trong đó Épinéphrine có phần hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều trị dưới dạng khí dung là tùy thuộc vào mức đáp ứng của bé. Nếu triệu chứng bé giảm như giảm khò khè, giảm gắng sức hô hấp thì có thể tiếp tục điều trị ít nhất 48 giờ đầu của bệnh, nhưng nếu đáp ứng không tốt, không có giảm triệu chứng thì nên ngưng dùng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

5 loại thực phẩm 'ngăn cản' cơ thể hấp thụ canxi
20:25:20 06/11/2024
Những cái kết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
20:46:30 07/11/2024
Ung thư và những căn nguyên cần biết
10:12:30 06/11/2024
Hai thứ đơn giản đến không ngờ có thể giúp ngừa 15 loại ung thư
10:14:40 06/11/2024
Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh
20:46:07 06/11/2024
Các bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông
05:24:28 07/11/2024
Trẻ 2-3 tuổi cong vẹo cột sống vì xem điện thoại thường xuyên
10:34:17 06/11/2024
Người đàn ông mắc uốn ván từ nguyên nhân hiếm gặp
05:27:10 07/11/2024

Tin đang nóng

Sốc: Rò rỉ ảnh nóng và clip Justin Bieber trong tiệc thác loạn của ông trùm Diddy?
20:16:29 07/11/2024
Nữ diễn viên gạo cội Vbiz tố bị quỵt cát xê, nhìn đến số tiền mới sốc
17:18:35 07/11/2024
Phi Thanh Vân công khai bạn trai mới: "Tôi được anh nuông chiều như một nàng công chúa"
17:21:46 07/11/2024
Nữ hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh và sai phạm về tài chính phải nhận án kỷ luật
18:30:14 07/11/2024
Căng: Diệp Lâm Anh đăng đàn tố 1 nhân vật quỵt nợ, con số cho nhiều người vay lên đến cả tỷ đồng
20:09:35 07/11/2024
NSND Xuân Bắc thẳng thắn giải đáp câu hỏi "lên làm Cục trưởng có còn diễn hài không?"
19:05:04 07/11/2024
Sốc nặng với nhan sắc xuống cấp của "mỹ nhân trốn thuế" sau 1 năm rời khỏi showbiz
19:19:23 07/11/2024
Giang hồ Bình 'Kiểm' âm mưu bắt cóc người mẫu, ca sĩ quay clip khiêu dâm
18:16:41 07/11/2024

Tin mới nhất

Lá bàng có tác dụng gì?

21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.

Bài tập cho người mắc hội chứng truyền máu song thai

21:30:14 07/11/2024
Thai nhi cho thường nhận ít máu hơn và có nguy cơ thiếu máu. Trong khi thai nhi nhận có thể bị thừa máu, dẫn đến suy tim và các vấn đề sức khỏe khác.

Nâng cao vai trò của người cao tuổi trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá

21:24:10 07/11/2024
Có thể nói, người cao tuổi có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Sự gương mẫu của người cao tuổi đã giúp con, cháu cùng các thành viên trong gia đình không hút thuốc, tránh xa khói thuốc.

Hội chứng DiGeorge có cách điều trị?

20:12:00 07/11/2024
Các dấu hiệu khác của hội chứng DiGeorge là các khuyết tật tim bẩm sinh, bất thường ở vòm miệng và đặc điểm trên khuôn mặt, sự chậm phát triển và các rối loạn tâm thần, cùng nhiều dấu hiệu khác.

Bất ngờ với công dụng của trái thù lù, trước mọc dại giờ là vị thuốc quý được

19:58:05 07/11/2024
Ngoài phòng ngừa ung thư, chiết xuất từ quả thù lù tươi và khô được phát hiện có thể kéo dài tuổi thọ của tế bào đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất gây tổn thương oxy hóa.

Ăn bao nhiêu đường một ngày là đủ?

19:43:32 07/11/2024
Chuyên gia khuyến khích mỗi người sử dụng mật ong hoặc socola đen thay cho đường trong nước uống, thức ăn. Theo thống kê, một muỗng cà phê mật ong có 5 gram đường trong khi socola đen loại 86% cacao có 3 gram.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu Omega-3

19:40:23 07/11/2024
Nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy, những người tiêu thụ nhiều Omega-3 sẽ ngủ ngon hơn. Nếu thiếu axit béo này cơ thể sẽ khó đi vào giấc ngủ, thậm chí là thường xuyên mất ngủ.

Bệnh nhân ung thư vú tử vong vì ngộ độc thuốc nam không rõ nguồn gốc

19:07:31 07/11/2024
Sau 1 thời gian điều trị tại Trung tâm Chống độc, bệnh nhân đã tỉnh. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đang phải điều trị tích cực để hồi sức gan bằng các phương pháp lọc máu, thay huyết tương, dùng thuốc giải độc.

118 trường hợp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

19:01:09 07/11/2024
PrEP là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho những người nguy cơ nhiễm HIV cao, là một trong những can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV được đánh giá hiệu quả hiện nay.

Tin mừng cho người thích ăn chuối

14:12:05 07/11/2024
Chuối có thể được ăn trực tiếp, ăn cùng bánh mì, bánh kếp hay sinh tố. Loại trái cây này không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, giúp cơ thể người thay đổi theo hướng tích cực.

Ứng dụng của gừng trong chăm sóc sức khỏe và những thắc mắc thường gặp

13:03:57 07/11/2024
Tinh dầu gừng có thể được sử dụng bằng cách pha loãng 3 đến 5 giọt tinh dầu trong 1 muỗng canh dầu thực vật (dầu ô liu, dừa hoặc hạnh nhân) và thoa lên da, xoa bóp để điều trị đau cơ hoặc đau thấp khớp.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân cao tuổi bị bướu giáp khổng lồ 30 năm

09:59:55 07/11/2024
Bướu giáp khổng lồ là bệnh lý hiếm gặp, khối u kích thước lớn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống như gây khó nuốt, khó thở, run tay, khàn giọng... Phẫu thuật bướu giáp khổng lồ tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tai biến.

Có thể bạn quan tâm

Sao nam đóng phim 20 năm không ai biết, ăn mặc như "trò cười" cả nước hay

Hậu trường phim

23:03:47 07/11/2024
Bị đánh giá là nam diễn viên vô dụng nhất giới giải trí, sao nam này quyết định làm nhiều trò lố để mong gây được sự chú ý.

Mbappe bị loại khỏi tuyển Pháp

Sao thể thao

23:00:17 07/11/2024
Huấn luyện viên Didier Deschamps quyết định gạch tên ngôi sao Real Madrid khỏi danh sách cầu thủ tuyển Pháp dự loạt trận tháng 11 của UEFA Nations League 2024/25.

Lời "tiên tri" của B Ray về HIEUTHUHAI

Nhạc việt

22:51:26 07/11/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI bất ngờ tung bài rap TRÌNH.Không một lời báo trước, màn đánh úp của thái tử làng nhạc khiến cư dân mạng phấn khích.

Lisa (BLACKPINK) lần đầu làm giáo viên dạy nhảy cho trẻ em

Nhạc quốc tế

22:42:26 07/11/2024
Nữ thần tượng tỏ ra khá bối rối nhưng vẫn chấp nhận thử thách dạy nhảy cho trẻ em trong chương trình Celebrity Substitute.

Phản ứng của dân tình khi em gái Công Vinh khoe vóc dáng nuột nà trên sân pickleball, U40 mà cữ ngỡ 20

Netizen

22:39:35 07/11/2024
Dù vừa mới gia nhập bộ môn pickleball nhưng em gái tiền đạo Lê Công Vịnh đã mê tít bộ môn thể thao mới này. Trên trang cá nhân Lê Khánh Chi thường xuyên chia sẻ những trang phục đi chơi thể thao.

Hot: Chủ tịch showbiz chi 7 tỷ đồng làm nàng thơ sốc đến mức oà khóc giữa nhà hàng

Sao châu á

22:15:37 07/11/2024
Chuyện tình của Hoàng Tử Thao và Từ Nghệ Dương được xem là phiên bản lãng mạn ngoài đời thực của tiểu thuyết ngôn tình theo motip tổng tài và nàng thơ .

Mỹ nhân VTV vừa tậu xế hộp hạng sang, 1 tháng sau lại gây choáng khi "flex" sổ đỏ trên tay

Sao việt

22:09:55 07/11/2024
Vào ngày 6/11, Huyền Lizzie đã chia sẻ story mới trên trang cá nhân. Mỹ nhân VTV gây sốt khi đăng tải bức hình flex cầm chiếc sổ đỏ trên tay.

WHO kêu gọi phát triển vaccine phòng các căn bệnh gây tử vong trên diện rộng

Thế giới

20:00:03 07/11/2024
Giám đốc phụ trách vaccine của WHO, bà Kate O Brien cho biết những loại vaccine này không chỉ làm giảm đáng kể các loại bệnh có tác động lớn đến cộng đồng hiện nay, mà còn giúp giảm các chi phí y tế mà các gia đình và hệ thống y tế phải...

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

Tin nổi bật

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

TP.HCM: Bắt 2 kẻ gian vào bãi xe ở Nhà văn hóa Thanh niên trộm tài sản

Pháp luật

18:58:37 07/11/2024
Ngày 7.11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.1 (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Minh Đức (23 tuổi, ở H.Bình Chánh) và Võ Tấn Dũng (25 tuổi, ở Q.5) để xử lý về hành vi trộm cắp tài sản.