Bệnh vảy nến vùng mắt – Cẩn thận biến chứng
Vảy nến là một bệnh mạn tính, đến nay chưa có phương pháp giúp điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh có thể kiểm soát được.
Bệnh vảy nến là một trong những bệnh da mạn tính thường gặp. Bệnh biểu hiện bởi những sẩn, mảng đỏ, bong vẩy trắng ở trên da, ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả vùng mắt.
Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị là kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến. Một số lựa chọn điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến, nhưng một số có thể không phù hợp để sử dụng điều trị vảy nến vùng mắt.
Triêu chưng đăc trưng
Bệnh có triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các mảng đỏ trên da, bong vảy khô, màu trắng hoặc đục. Bệnh vảy nến vùng mắt ảnh hưởng đến khoảng 10% người bệnh. Do da khu vực này rất nhạy cảm, nên người bệnh thường cảm thấy rất khó chịu. Một số triệu chứng của bệnh vảy nến vùng mắt bao gồm: Vảy giống như gàu bong ra và dính vào lông mi; Da tấy đỏ, đóng vảy và tạo thành lớp vỏ quanh mí mắt; Da bị kích ứng, gây đau rát và ngứa ngáy.
Nếu tình trạng viêm tiếp diễn trong một thời gian, các bờ mi có thể bị co kéo hướng lên hoặc hướng xuống. Nếu chúng bị quặp vào trong, lông mi có thể cọ sát vào nhãn cầu gây đau khi chuyển động mắt. Điều này sẽ dẫn đến kích ứng mắt cùng các biến chứng. Trong một số ít trường hợp, bệnh vảy nến có thể dẫn đến khô mắt, viêm màng bồ đào và có thể gây giảm, mất thị lực.
Nguyên nhân
Cho đến nay cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy nến vẫn còn chưa được sáng tỏ hoàn toàn, tuy nhiên có thể cho rằng bệnh có liên quan đến yếu tố gene và rối loạn miễn dịch trong cơ thể. Bệnh có xu hướng di truyền trong gia đình, nhưng không phải người nào mắc bệnh này cũng đều có người thân trong gia đình bị bệnh.
Ngoài ra bệnh còn chịu tác động của các yếu tố từ bên ngoài làm khởi phát hoặc làm bệnh nặng thêm như: tổn thương da do chấn thương, nhiễm trùng, cháy nắng, stress, sử dụng một số thuốc, đặc biệt các thuốc chứa thành phần corticoid.
Vảy nến mí mắt có thể gây co kéo mí cụp vào trong khiến lông mi cọ vào nhãn cầu.
Tùy theo mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh, lựa chọn điều trị gồm các phương pháp điều trị khác nhau nhằm làm giảm triệu chứng bệnh vảy nến, bao gồm cả vảy nến vùng mắt. Đó có thể là thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống, liệu pháp sinh học, biện pháp khắc phục tại nhà.
Điều trị tại chỗ: bằng một số loại thuốc mỡ bôi quanh mí mắt có tác dụng làm mềm da, giảm bong vảy, làm sạch, làm dịu những tổn thương. Thuốc bôi tại chỗ chứa thành phần corticosteroid, retinoid, acid salicylic, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin thường được sử dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình, có thể được kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị.
Trong một số trường hợp đặc biệt, thuốc mỡ chứa steroid có thể được sử dụng dù hạn chế. Tuy nhiên việc bôi thuốc mỡ phải được bác sĩ giám sát một cách cẩn thận, vì da của mí mắt rất dễ bị tổn thương, ngoài ra các biến chứng có thể phát sinh khi sử dụng lâu dài như tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể.
Video đang HOT
Thuốc toàn thân: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến ảnh hưởng đến mí mắt và khu vực phản ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể kê đơn thuốc toàn thân như methotrexate, cyclosporine, vitamin A acid. Những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ nên thường được sử dụng trong thời gian ngắn để kiểm soát vảy nến bùng phát, làm giảm các triệu chứng tránh bệnh trở nên nặng hơn.
Liệu pháp sinh học: Đây là một hình thức điều trị mới được chỉ định nhằm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng từ trung bình đến nặng.
Biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
Bên cạnh phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị như sau tại nhà:
Nhẹ nhàng rửa mí mắt bằng nước mát hoặc với dầu gội trẻ em để giảm kích ứng. Sử dụng nước mát để làm dịu da, tránh nước nóng, vì nó có thể làm khô da và làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Thường xuyên giữ ẩm cho vùng da bị vảy nến bằng cách bôi kem dưỡng ẩm nhiều lần, ít nhất 3 lần một ngày, bôi ngay sau khi tắm và bất cứ khi nào cảm thấy khô da.
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và đầy đủ dưỡng chất, bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, axit béo omega-3, kẽm, acid folic, beta caroten,… Hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột và đường, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, các thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
Người bệnh cần tránh gì?
Một số thói quen và hoạt động hàng ngày có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh vảy nến vùng mắt mà người bệnh nên tránh:
Trang điểm: Trang điểm có thể giúp che đi tình trạng bệnh như tấy đỏ và vảy, nhưng trang điểm có thể gây kích ứng thêm cho da quanh mắt và làm giảm hiệu quả của thuốc bôi.
Xăm lông mày: Nếu bệnh vảy nến phát triển, lông mày có thể bị rụng. Nhưng đối với những người bị bệnh vảy nến, xăm thêu lông mày có thể làm tăng nguy cơ các loại chấn thương da, có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.
Cẩn trọng những biến chứng sau phẫu thuật cận thị nguy hiểm!
Phẫu thuật cận thị ngày càng hiện đại, an toàn hơn. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể thúc đẩy những biến chứng sau phẫu thuật cận thị xảy ra.
Những biến chứng hay gặp có thể kể đến như khô mắt, chói mắt, nhìn đôi,...
Phẫu thuật cận thị ngày càng trở nên nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn và an toàn hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không mong muốn, biến chứng sau phẫu thuật cận thị vẫn có thể xảy ra đối với sức khỏe người bệnh.
1. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật cận thị
Không phải bất kỳ trường hợp nào thì bệnh nhân cũng sẽ có nguy cơ giống nhau khi phải đối diện với các biến chứng sau phẫu thuật cận thị, một số nhóm bệnh nhân với các tình trạng đặc biệt có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra những biến chứng này trên thực tế.
Nhiều yếu tố khác nhau có thể thúc đẩy xảy ra các biến chứng sau phẫu thuật cận thị (Ảnh: Internet)
- Người bị khô mắt: Tình trạng bài tiết nước mắt kém đã có từ lâu có thể làm phối hợp với tình trạng khô mắt sau phẫu thuật cận thị làm cho tình trạng khô mắt của bệnh nhân ngày càng tồi tệ hơn.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch bị suy giảm do dùng thuốc, do bẩm sinh hay do mắc phải (HIV),... đều làm giảm khả năng chống chọi của cơ thể đối với các yếu tố xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể. Điều này dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng hơn so với trên một bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường.
- Đang có các tổn thương cấp tính tại mắt: Các tổn thương cấp tính đang diễn ra tại mắt như chấn thương mắt, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào,... đều là những yếu tố làm gia tăng các nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật cận thị như nhiễm trùng,...
- Giác mạc quá mỏng: Khi giác mạc của bệnh nhân quá mỏng cũng sẽ khiến cho cuộc phẫu thuật trở nên rủi ro hơn, các vết mổ khó lành hơn và tổ chức sẹo kém chắc chắn,... điều này dễ gây nên những biến chứng sau phẫu thuật cận thị.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều các yếu tố khác có thể làm gia tăng nguy cơ mắc biến chứng khi phẫu thuật cận thị, chẳng hạn như mắc các bệnh lý tự miễn, hoặc đã phẫu thuật ít nhất một lần trước đó,...
2. Các biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật cận thị
Như đã nói, biến chứng của phẫu thuật cận thị ngày càng ít xảy ra. Chúng có thể thay đổi từ những biến chứng nhẹ, cho đến các biến chứng rất nặng, đôi khi làm mất thị lực của người bệnh. Và cùng một biến chứng nhưng cũng có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau tùy thuộc theo phương pháp phẫu thuật cận thị mà bệnh nhân được thực hiện.
- Khô mắt: Khô mắt là biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật cận thị. Điều này là do mắt thường giảm sản xuất nước mắt sau phẫu thuật, chính vì vậy khiến cho mắt bị khô. Mắt bị khô làm gia tăng ma sát giữa my mắt và bề mặt nhãn cầu, làm gia tăng nguy cơ tổn thương bề mặt nhãn cầu và vết mổ.
Khô mắt là biến chứng sau phẫu thuật cận thị thường gặp nhất (Ảnh: Internet)
Để khắc phục tình trạng khô mắt ở bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại nước mắt nhân tạo giúp giữ ẩm cho mắt. Tuy nhiên, trong các trường hợp mà khô mắt ở bệnh nhân diễn ra quá nghiêm trọng thì ống lệ mũi ở người bệnh có thể được chặn lại để ngăn nước mắt chảy đi khỏi mắt và giữ cho mắt ẩm lâu hơn.
- Nhìn chói, nhìn đôi: Đây là tình trạng diễn ra rất phổ biến sau khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cận thị. Điều này là do độ dày của giác mác bị thay đổi kéo theo là sự khúc xạ ánh sáng cũng thay đổi, trong khi cơ quan nhận cảm ánh sáng chưa thích nghi với điều này. Nhìn chói hoặc quầng đôi có thể gặp và khiến bệnh nhân khó chịu, tuy nhiên chúng thường sẽ giảm dần theo thời gian.
- Chậm lành vết mổ : Khi mà đường mổ quá rộng khiến một khối lượng lớn mô bị mất đi vượt qua khả năng tái tạo tổn thương bình thường của mắt thì quá trình lành vết thương có thể xảy ra. Hoặc tình trạng giác mạc của bệnh nhân quá mỏng cũng khiến vết thương khó lành hơn so với binh thường.
Khi mà đường mổ quá rộng khiến một khối lượng lớn mô bị mất đi vượt qua khả năng tái tạo tổn thương bình thường thì vết thường có thể lành chậm hơn (Ảnh: Internet)
- Nhiễm trùng: Giữ vệ sinh mắt không tốt sau phẫu thuật hoặc các thao tác trong phẫu thuật không đúng kỹ thuật có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật cận thị. Nhiễm trùng không chỉ gây nguy hiểm do nó có thể lan rộng ra các cấu trúc xung quanh và sâu vào trong mắt mà nó còn trực tiếp ức chế sự khôi phục tổn thương tại vết mổ.
- Loạn thị: Trong cuộc phẫu thuật, việc lấy đi các mô ở giác mạc một cách không đều có thể gây nên các vùng mỏng, dày khác nhau trên giác mạc. Điều này khiến ánh sáng khi qua giác mạc khúc xạ không đều và dễ dẫn đến tình trạng loạn thị ở bệnh nhân.
- Không cải thiện hoặc cải thiện thị lực rất hạn chế: Lấy đi quá ít các mô ở giác mạc nên giác mạc vẫn còn quá dày là nguyên nhân khiến thị lực của bệnh nhân sau khi đã phẫu thuật được cải thiện rất ít hoặc thậm chí không cải thiện gì so với trước khi phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với những trường hợp này thì bệnh nhân có thể được giải quyết bằng một cuộc phẫu thuật sau đó.
Lấy đi quá ít các mô ở giác mạc nên giác mạc vẫn còn quá dày là nguyên nhân khiến thị lực cải thiện hạn chế (Ảnh: Internet)
- Giảm hoặc mất thị lực: Đây là một trong các biến chứng rất hiếm sau phẫu thuật cận thị. Một số rất ít bệnh nhân thấy rằng sau khi phẫu thuật cận thị thì thị lực của họ chẳng những không cải thiện mà còn giảm đi so với trước đó.
Có thể thấy rằng, mặc dù đã trở nên an toàn hơn so với trước kia, tuy nhiên vấn đề biến chứng sau phẫu thuật cận thị vẫn rất cần được quan tâm. Người bệnh nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước phẫu thuật và theo dõi chặt chẽ tình trạng bản thân để phát hiện, xử lý sớm các biến chứng của phẫu thuật cận thị nếu có.
Nhận biết 1 số loại thuốc chứa corticoid, rất nhiều loại xuất hiện thường xuyên trong đơn thuốc của trẻ, bố mẹ cần hết sức thận trọng Corticoid được ví như con dao hai lưỡi, vừa giúp trẻ khỏi bệnh nhanh nhưng nếu dùng sai cách sẽ gây hậu quả khôn lường. Mới đây, thông tin từ Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai cho biết có tới 1/3 bệnh nhân điều trị tại khoa có hiện tượng lạm dụng corticoid, trong đó có không ít...