Bệnh vàng da là gì?
Bệnh vàng da xảy ra ở khá nhiều người, vì vậy bạn cần tìm hiểu để điều trị và phòng tránh tránh bệnh nhé.
Vàng da là bệnh gì?
Vàng da hay còn gọi là “vàng mắt” hoặc “ vàng củng mạc mắt”. Đây là tình trạng da và tròng trắng mắt bị xỉn vàng, gây ra bởi lượng bilirulin trong máu quá cao. Bilirubin là một hóa chất có màu vàng trong hemoglobin, các chất vận chuyển oxy trong nằm trong tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu bị vỡ, cơ thể tạo ra các tế bào mới để thay thế chúng. Những tế bào cũ sẽ được xử lý bởi gan. Nếu gan gặp vấn đề và không thể xử lý các tế bào hồng cầu này, bilirubin sẽ tích tụ trong cơ thể và khiến làn da của bạn có màu vàng.
Nguyên nhân gây vàng da?
Các bệnh về túi mật hoặc tụy cũng có thể gây ra vàng da. Các bệnh về máu hiếm khi gây ra tình trạng vàng da.
Các bệnh về gan, mật hay tụy có thể bắt nguồn từ:
Các sỏi nhỏ trong đường mật, được gọi là sỏi mật
Video đang HOT
Tổn thương gây ra do việc sử dụng thuốc, các chất có nguồn gốc thảo dược hay các thuốc bị cấm sử dụng
Ung thư
Những phương pháp nào dùng để điều trị vàng da?
Việc điều trị phụ thuộc vào độ tuổi của người bệnh:
Đối với người trưởng thành
Bệnh vàng da thường chỉ là triệu chứng của một bệnh khác, nên việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.
Đối với trẻ sơ sinh
Thông thường trẻ sẽ không cần điều trị và bệnh sẽ tự khỏi sau 2 đến 3 tuần.
Nếu các triệu chứng chuyển nặng hoặc không tự khỏi, trẻ sẽ cần được điều trị bằng các phương pháp sau:
Phương pháp quang trị liệu
Đây là phương pháp chữa trị tốt nhất.Trẻ sẽ nằm ở trần dưới ánh đèn huỳnh quang và được chụp mắt để bảo vệ mắt trong suốt quá trình điều trị. Ánh sáng sẽ giúp làm giảm lượng bilirubin dư thừa.
Phương pháp Immunoglobulin truyền tĩnh mạch
Phương pháp này được sử dụng nếu bệnh vàng da gây ra do nhóm máu của mẹ và bé khác nhau. Ở trường hợp này, máu của bé sẽ mang theo các kháng thể của mẹ. Các kháng thể này sẽ góp phần phá vỡ các tế bào máu. Immunoglobulin là một protein trong máu có thể hạn chế các kháng thể này, do đó tiêm immunoglobulin vào cơ thể sẽ giúp làm giảm tình trạng vàng da của bé.
Phương pháp truyền trả máu
Nếu các phương pháp khác không có hiệu quả, bé có thể phải cần tiến hành phương pháp truyền trả máu. Phương pháp này tiến hành bằng cách lấy nhiều lần một lượng nhỏ máu của bé, sau đó làm loãng bilirubin và kháng thể từ cơ thể mẹ, sau đó truyền trả lại vào cơ thể bé.
Theo www.phunutoday.vn
Diệu kế tập cai sữa cho bé đúng cách
Bé có thói quen bú đêm rõ ràng vừa làm mẹ vất vả, đôi khi cũng ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của con. Mẹ muốn tìm hiểu cách cai sữa đêm cho bé như thế nào để cai sữa cho con được hiệu quả?
Cai sữa là một bước chuyển quan trọng trong sự phát triển những năm tháng đầu đời của bé. Có rất nhiều cách cai sữa cho bé đơn giản và hiệu quả không đau cho trẻ.
Tại sao trẻ cần cai sữa mẹ
Sữa mẹ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên đến một thời điểm sữa mẹ không thể đảm bảo được chất lượng và nguồn sữa thì chúng ta phải cai sữa cho trẻ vào khoảng thời gian khi trẻ đã lớn (tốt nhất là đến 24 tháng tuổi) Với thói quen được bú sữa mẹ từ lúc lọt lòng, việc cai sữa sẽ có những khó khăn nhất định.
Các cách cai sữa hiệu quả
-Hóa trang bầu ngực: Làm "ngực xấu" là cách nhiều bà mẹ áp dụng khi bắt đầu cai sữa cho con. Việc làm ngực xấu thường xuất phát từ quan điểmmuốn "doạ" bé, làm cho bé thấy sợ mà bỏ bú. Có rất nhiều cách để làm ngực xấu như tô son, dùng bút vẽ mặt nạ lên ngực hoặc bôi đen bầu ngực của mình.
-Cách ly bé vài ngày: Đây là việc làm khó khăn đối với nhiều mẹ. Tuy nhiên, nếu muốn cai sữa nhanh cho con thì đây cũng là một phương pháp mà mẹ có thể lưạ chọn. Thời gian đầu, bé có thể quấy khóc do không được ti mẹ. Cũng trong thời gian này, mẹ sẽ có cảm giác căng tức, khó chịu do sữa về nhiều.Mặc dù vậy, chỉ từ 2 - 3 ngày, cả mẹ và bé sẽ dần quen với việc bé thôi bú. Quan trọng nhất, mẹ vẫn là người phải kiên trì nếu đã hạ quyết tâm cai sữa cho bé. Chỉ cần mẹ lung lay về tư tưởng thì phương pháp này sẽ không thu được kết quả như mong muốn.
- Cho bé ăn nhiều lần trong ngày: Cho bé ăn nhiều hơn vào ban ngày, Mẹ nên đảm bảo cho bé ăn đủ nhu cầu trong ngày để trẻ có thể ngủ tròn giấc hơn về đêm. Cho bé ăn thêm bữa phụ vào buổi tối sẽ giúp trẻ không bị đói và tỉnh dậy nửa đêm để đòi ăn.
- Giảm bú dần cho bé trong ngày: Phương pháp giảm cữ bú trong cai sữa mẹ thường cần nhiều thời gian hơn các phương pháp khác. Theo cách này, nếu bình thường bé bú một lần từ 5 - 7 phút, mỗi ngày bú từ 5 - 7 lần thì bây giờ, bạn sẽ giảm cả thời gian bú và tần suất bú. Mỗi ngày bạn giảm một chút rồi cắt hẳn sẽ không làm bé bị bỡ ngỡ. Nếu bé đòi nhiều, bạn có thể pha thêm sữa ngoài và cho bé bú bình chứ không cho bú mẹ để tránh kích thích tiết sữa.
Lưu ý khi cai sữa: Mẹ bé không nên cai sữa khi bé đang bị ốm vì sẽ khiến bé khó thích nghi với những thay đổi mới, gây ra biếng ăn, còi xương. Không cai sữa cho bé trong thời kỳ nắng nóng hay thời tiết khắc nghiệt, chuyển mùa. Không cai sữa khi bé đang có vấn đề về sức khoẻ, nhiễm khuẩn, hay suy dinh dưỡng.Khi tiến hành cai sữa cần quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng của bé để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết thay thế bầu sữa mẹ.Quá trình cai sữa cho bé các mẹ sẽ rất sốt ruột khi con quấy khóc nhưng các mẹ hãy kiên trì nhé.
Theo www.phunutoday.vn
Không ngờ lá chuối lại có thể 'trị' nhanh một căn bệnh răng miệng rất hay gặp Bạn thức dậy với một vết đau tủy răng mỗi ngày, hay răng bạn quá nhạy cảm với đồ ăn nóng hoặc lạnh? Bạn bị sưng nướu hay bạn thấy đau buốt kinh khủng hoặc áp lực mỗi khi cắn hoặc nhai thức ăn? Nếu câu trả lời là "có" với hầu hết các câu hỏi trên thì khả năng lớn là bạn...