Bệnh ung thư tỷ lệ thuận với chiều cao của chị em
Những nghiên cứu gần đây đã đem đến kết quả hết sức bất ngờ đối với chị em. Đó là khả năng bị ung thư sẽ tỉ lệ thuận với chiều cao của chị em.
Các nhà khoa học tin rằng chiều cao có thể làm tăng mức độ kích thích tố nào đó trong cơ thể chị em và dẫn đến việc hình thành các khối u.
Một nghiên cứu thực hiện tại Đại học Oxford phát hiện ra rằng nguy cơ ung thư tăng khoảng 16% với mỗi 2,5cm tăng thêm của chiều cao. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu mối liên hệ giữa chiều cao và mười bệnh ung thư phổ biến nhất là ung thư vú, ruột, thận, buồng trứng, tử cung và bệnh bạch cầu… bằng cách xem xét các hồ sơ y tế của một triệu phụ nữ Anh.
Kết quả là: những người cao 1m70 trở lên sẽ có khả năng mắc bệnh ung thư cao hơn 33% so với những người có chiều cao trung bình 1m50.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu nói rằng điều này có thể giải thích lý do tại sao tỷ lệ ung thư đã tăng lên rất nhiều trong vài thập kỷ qua khi mà chiều cao trung bình của chúng ta cũng đã dần dần tăng lên. Họ tin rằng một lý do giải thích hợp lý cho mối liên hệ này là các cô gái cao có xu hướng bắt đầu tuổi dậy thì sớm hơn và khi đó, cơ thể họ bắt đầu sản xuất số lượng lớn các hormone estrogen – được biết đến để kích hoạt sự tăng trưởng của khối u.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, các tế bào trong cơ thể những người cao có “cơ hội” chuyển thanh ung thư cao hơn so với những người khác.
Jane Green, Khoa Dịch tễ học ung thư tại Đại học Oxford, cho biết: “Trên thực tế, mối liên hệ giữa chiều cao và nguy cơ ung thư dường như có thể đúng với rất nhiều loại ung thư khác nhau. Điều này chứng tỏ cá bệnh ung thư có một cơ chế phổ biến như nhau. Vì vậy, nếu phát hiện và điều trị sớm có thể ngăn chặn sự phát triển của chúng. Tuy nhiên mọi người không thể thay đổi chiều cao của mình. Và hơn nữa, chiều cao cơ thể còn tỷ lệ nghịch với một số nguy cơ bệnh tật khác, ví dụ như bệnh tim”.
Sara Hiom, Giám đốc thông tin y tế, nghiên cứu ung thư Anh, cho biết: “Những người có chiều cao hơn những người khác cũng không cần phải quá lo lắng. Hầu hết mọi người không cao hơn mức trung bình và chiều cao của mọi người sẽ chỉ có một tác động nhỏ về nguy cơ ung thư mà thôi”.
Những nghiên cứu này xác nhận sự liên kết giữa chiều cao và nguy cơ ung thư. Nó mở đường cho các nghiên cứu sau này để giúp chúng ta tìm hiểu lý do tại sao. Nghiên cứu này chỉ mới chỉ được tiến hành với phụ nữ nên không rõ đàn ông có chiều cao cao có nguy cơ bị ung thư hay không. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cũng thấy mối liên hệ giữa chiều cao với sự gia tăng trong tuyến tiền liệt và ung thư tinh hoàn.
Theo PNO
Muôn bệnh từ chứng đau lưng
Mỗi ngày rời cơ quan, bạn thấy lưng đau rã rời. Đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý mà bạn đang mắc phải.
Đau lưng là triệu chứng thường gặp ở những người ngồi hoặc đứng làm việc lâu, người ở tuổi trung niên trở lên. Theo các bác sỹ chuyên khoa thần kinh và cột sống, phần lớn nguyên nhân là do ngồi, vận động sai tư thế hoặc khiêng vác nặng. Nếu đau lưng nhẹ, bạn dùng túi chườm nóng đắp lên cột sống để làm giãn cơ và kích thích tuần hoàn máu.
Cách khác, bạn nằm ngửa trên giường cứng, tư thế hoàn toàn thả lỏng. Sau 30 phút, bạn nhẹ nhàng nghiêng người đổi tư thế, làm 3-5 lần. Sau đó, bạn nằm nghiêng và ngồi dậy từ từ. Làm 3 ngày, nếu không khỏi, bạn cần đến khám ở chuyên khoa cột sống. Nếu tình trạng đau lưng tái phát thường xuyên và kéo dài, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh như:
Bệnh về nội tạng: Nếu bạn bị đau ở vùng thắt lưng, có thể là do loét hành tá tràng, ung thư dạ dày, viên gan mạn, sỏi đường mật, sỏi trong gan, bệnh đường tiết niệu, tuyến tiền liệt và các bệnh về thận rất cao. Đặc trưng của cơn đau lưng do thận là đau ở vùng hông, lưng và sát xương sườn.
Đau lưng có thể là dấu hiệu của bệnh về nội tạng. (Ảnh minh họa)
Đau thần kinh tọa: Thông thường bệnh nhân đau thần kinh tọa có biểu hiện đau ở vùng lưng dưới. Cơn đau còn lan từ vùng hông xuống chân và đau nhiều khi cử động hay co duỗi khớp gối. Khi có các dấu hiệu như kể trên, bạn nên đến khoa xương khớp chụp X- quang cột sống để bác sỹ chẩn đoán và điều trị.
Bệnh phụ khoa: Khi đau lưng kèm với đau vùng xương cụt, đau bụng, kinh nguyệt không đều, đau khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục, đó có thể do bệnh sa tử cung, viêm vùng chậu, lạc nội mạng tử cung. Nguy hiểm hơn, đau lưng còn có thể do u tử cung, u nang buồng trứng. Khi những khối u xuất hiện và phát triển sẽ chèn ép lên cột sống và gây đau lưng.
Bệnh về cột sống: Các bệnh liên quan đến cột sống, dây chằng như khối u tại cột sống, u di căn, chấn thương cột sống, mất vôi cột sống thắt lưng, cong cột sống, dị tật bẩm sinh đều gây đau lưng. Riêng lao cột sống còn kèm theo hiện tượng tức ngực, ho, rối loạn ăn uống và gây sụt cân.
Trước nguy cơ mắc các bệnh trên, bạn nên để ý đau lưng xuất hiện ở vùng nào, kèm theo triệu chứng gì để nói rõ với bác sỹ khi đi khám. Sau khi thăm khám, bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị cụ thể.
Theo PNO
Thói quen xấu tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư Các chuyên gia chỉ ra rằng, hầu hết các căn bệnh ung thư nguy hiểm đều có nguồn gốc từ thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Ăn quá nhiều thịt tăng nguy cơ mắc ung thư vú Một nghiên cứu gần đây của Anh cho thấy, những loại thực phẩm được chế biến từ thịt có thể làm tăng nguy cơ mắc...