Bệnh truyền nhiễm mới nổi ở người bắt nguồn chủ yếu từ động vật hoang dã

Theo dõi VGT trên

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 60%-80% các bệnh truyền nhiễm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật và khoảng 70% trong số đó là từ động vật hoang dã.

Bệnh truyền nhiễm mới nổi ở người bắt nguồn chủ yếu từ động vật hoang dã - Hình 1

60%-80% các bệnh truyền nhiễm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật (Ảnh: vngreen.vn)

Ca tử vong do cúm A/H5N1 ở Nha Trang vừa qua khiến Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) tổ chức cuộc họp liên ngành cùng với 63 tỉnh, thành để ứng phó với dịch bệnh lây từ động vật sang người. Rõ ràng, vấn đề ngăn chặn dịch từ động vật nói chung, động vật hoang dã nói riêng, đã mang tầm quốc gia.

VietTimes đã có cuộc trao đổi với bà Hoàng Bích Thủy, Trưởng đại diện Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS) tại Việt Nam, xung quanh vấn đề này.

PV: Bà có thể cho biết c ơ chế lây cúm A/H5N1 từ vật nuôi sang người , đ ặc biệt là từ những loài hoang dã?

Hoàng Bích Thủy : Một số chủng virus cúm A có khả năng gây bệnh trên người, động vật, phổ biến như H5N1, H1N1, H3N2, H5N6, H7N9…Trong đó, cúm A/H5N1 là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm gây bệnh trên chim, gia cầm và một số loài động vật khác. Bệnh cũng có thể lây nhiễm cho người, khiến bệnh diễn biến nặng, tiến triển nhanh và có tỷ lệ tử vong cao.

Con người có thể bị lây bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp với động vật nhiễm bệnh hoặc do chạm tay vào các bề mặt dính dịch nhầy, nước bọt hoặc phân động vật bị nhiễm bệnh sau đó chạm lên mắt, mũi, miệng, hoặc hít phải giọt bắn, bụi trong không khí…

Có cách nào để nhận biết được chim hoang hay động vật hoang mắc cúm A/H5N1, thưa bà ?

Hoàng Bích Thủy : Một số kết quả rà soát đã cho thấy virus cúm gia cầm có trên hơn 100 loài chim hoang dã. Trong đó, một số loài được cho là vật chủ tự nhiên của virus cúm gia cầm như vịt trời, ngỗng, thiên nga, mòng biển

Tuy nhiên, hầu hết các loài chim hoang dã nhiễm virus cúm gia cầm đều không có triệu chứng. Trong khi đó, gia cầm khi nhiễm virus có thể có các biểu hiện đặc trưng như kém ăn, sưng mí mắt, tím ở vùng mào, yếm, cẳng chân, khó thở, loạng choạng, ngã, triệu chứng hô hấp (chảy mũi, ho, hắt hơi…), vẹo cổ hoặc chết.

Ngoài bệnh cúm, nuôi chim hoang dã còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh nào khác không, thưa bà?

Hoàng Bích Thủy : Ngoài cúm A/H5N1, chim hoang dã còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình lây nhiễm một số bệnh khác như bệnh sốt Tây sông Nin; các bệnh do vi khuẩn đường ruột như E.Coli, Samonella, bệnh ký sinh trùng…mặc dù không phải trong mọi trường hợp bệnh đều lây trực tiếp từ động vật hoang dã sang người.

Video đang HOT

Bệnh truyền nhiễm mới nổi ở người bắt nguồn chủ yếu từ động vật hoang dã - Hình 2

Bà Hoàng Bích Thủy – Trưởng đại diện Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS) tại Việt Nam

Khi nhận biết loài chim/động vật bị cúm A/H5N1, n gười dân cần xử lý như thế nào để bảo vệ chính mình?

Hoàng Bích Thủy : Theo khuyến cáo của cơ quan y tế và thú y, khi phát hiện gia cầm nuôi bị ốm, chết, tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y trên địa bàn.

Các loài chim hoang dã khi nhiễm virus cúm A/H5N1 thường không có biểu hiện rõ ràng. Bởi vậy, để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh, cần hạn chế tiếp xúc, giết mổ và ăn các loại động vật hoang dã nói chung, đặc biệt là chim. Khi đã có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở, đặc biệt nếu có liên quan/tiếp xúc với gia cầm hoặc chim, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Bà có thể thông tin về việc buôn bán trái phép, săn bắn và nuôi động vật hoang dã tác động đến sức khỏe của con người?

Hoàng Bích Thủy : Theo Tổ chức Y tế thế giới, 60%-80% các bệnh truyền nhiễm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật và khoảng 70% trong số đó là từ động vật hoang dã.

Trong khi đó, Việt Nam được biết đến là một “điểm nóng” trong chuỗi buôn bán trái phép động vật hoang dã và chuỗi cung ứng động vật hoang dã. Hoạt động săn bắn, cho dù là hợp pháp hay bất hợp pháp, đều tiềm ẩn nguy cơ lây truyền dịch bệnh sang người.

Hoạt động này thường bao gồm việc săn bắt, buôn bán, vận chuyển, nuôi nhốt động vật hoang dã trong điều kiện chuồng nuôi chật hẹp, không đảm bảo vệ sinh, nuôi nhốt chung nhiều loài, cả động vật ốm và động vật khỏe mạnh. Người nuôi không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong quá trình tiếp xúc, chăm sóc động vật, không đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh trong quá trình chế biến…

Điều này sẽ tạo điều kiện cho động vật hoang dã đến gần với con người, tạo môi trường lý tưởng để các mầm bệnh phát tán và lây lan từ động vật hoang dã sang người và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh.

Bệnh truyền nhiễm mới nổi ở người bắt nguồn chủ yếu từ động vật hoang dã - Hình 3

Chim hoang dã là nguồn lây virus cúm gia cầm sang người (Ảnh: Internet)

Từ trường hợp tử vong do cúm A/H5N1 vừa qua, bà đánh giá thế nào về nguy cơ lây lan các bệnh từ động vật sang người, trong khi chủng cúm A/H5N1 từ trước tới nay chủ yếu được cảnh báo trên gia cầm?

Hoàng Bích Thủy : Việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật bị nhiễm bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm sang người. Theo WHO, nhiều ca bệnh ở người có nguyên nhân do virus cúm gia cầm và virus cúm có nguồn gốc từ động vật khác đã được báo cáo.

Cúm A/H5N1 có khả năng lây truyền trực tiếp từ chim, gia cầm sang người thông qua tiếp xúc với chim và gia cầm sống/chết đã bị nhiễm bệnh hoặc từ môi trường. Đặc biệt, sau khi lây truyền sang người, virus còn có khả năng tái tổ hợp hình thành virus mới với gen virus cúm người và làm cho dịch dễ lan truyền từ người sang người, có nguy cơ gây nên đại dịch ở người. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cúm A/H5N1, chúng ta cần tuân thủ các khuyến cáo của Bộ Y tế:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.

5. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm, phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Nếu đến các quốc gia hoặc khu vực lưu hành dịch cúm gia cầm, hạn chế tối đa việc đến các cơ sở nuôi gia cầm, tiếp xúc với động vật tại các chợ gia cầm sống, đi vào khu vực giết mổ gia cầm và tiếp xúc với các bề mặt phơi nhiễm với phân, chất dịch, chất tiết từ gia cầm. Theo dõi triệu chứng và đến các cơ sở y tế nếu có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm cúm gia cầm.

Ở Việt Nam, vi ệc nuôi, bắt, tiêu thụ động vật hoang dã nếu làm lây lan bệnh dịch sang người sẽ bị xử lý ra sao, thưa bà ?

Hoàng Bích Thủy : Việc nuôi, bắt, tiêu thụ động vật hoang dã nếu làm lây lan bệnh dịch sang người sẽ bị xử lý về hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người, được quy định tại Bộ Luật hình sự, với mức phạt từ 50 – 200 triệu đồng, hoặc phạt tù tới 12 năm và có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung khác. Các chế tài xử phạt đều quy định tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Tuy nhiên, việc xác định loài, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật hoang dã có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người phải do tổ chức, cá nhân giám định tư pháp có thẩm quyền xác định và không dễ dàng thực hiện trong thực tế. Số lượng vụ án, bị can bị khởi tố về tội phạm này trong những năm qua không nhiều.

Năm 2023, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã tuyên phạt 11 năm tù với đối tượng Nguyễn Duy A. và phạt tiền bổ sung 20 triệu đồng về hành vi nuôi nhốt trái phép 14 con rái cá vuốt bé, 36 con chim và 1 con mèo rừng.

Cũng trong năm 2023, Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) đã tuyên phạt 10 năm tù với đối tượng Huỳnh Thị Kim C. và 3 năm tù với đối tượng Nguyễn Thị Y. vì hành vi nuôi, nhốt và buôn bán trái phép nhiều cá thể rùa quý hiếm. Đây đều là những bản án mang tính răn đe nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã.

Cám ơn bà!

Hay ăn thịt tái, bị sán dây dài 1,5m "quấn ruột"

Sau nhiều ngày đau bụng, chán ăn, rối loạn tiêu hoá, suy nhược, nữ bệnh nhân thấy những đốt sán dài 1-3cm tự ra ngoài.

Bệnh nhân tá hoả sau khi uống thuốc, xổ ra con sán dài tới 1,5m.

Theo Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, ngày 30/9, nữ bệnh nhân 40 tuổi ở Yên Bái đến khám bệnh với các biểu hiện đau bụng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, suy nhược.

Theo bệnh nhân, thỉnh thoảng chị thấy ở hậu môn có từng đoạn dẹp, màu trắng, dài khoảng 1- 3 cm ra ngoài theo phân, ngay cả những lúc không đi cầu cũng phát hiện thấy những đốt như vậy.

Sau khi được bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm sán dây trưởng thành và được chỉ định tẩy xổ sán.

Hay ăn thịt tái, bị sán dây dài 1,5m quấn ruột - Hình 1
Sau khi uống thuốc, bệnh nhân xổ ra con sán dài 1,5m.

Sau uống thuốc khoảng 3h, bệnh nhân đi cầu lần thứ nhất thu hồi được 3 - 5 đốt sán, 15 phút sau bệnh nhân đi cầu lần thứ 2 ra một con sán dây dài khoảng 1,5m.

Theo các bác sĩ, sán dây là bệnh truyền nhiễm đã được biết từ lâu, là bệnh lây truyền từ động vật (lợn, trâu, bò) sang người. Ở Việt Nam gặp 3 loài sán dây, chủ yếu là sán dây lợn, sán dây bò, sán dây châu Á.

Trước đó, vào cuối tháng 7, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cũng tiếp nhận bệnh nhân sinh năm 2015, quê ở Sơn La đến khám có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn. Qua các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm sán dây nên tiến hành phương pháp tẩy sán bằng thuốc và kết quả xổ được con sán dài gần 1,5m ra khỏi cơ thể.

Bệnh viện Đặng Văn Ngữ là nơi tiếp nhận khám và điều trị cho rất nhiều trường hợp bị nhiễm giun sán nói riêng và các loại ký sinh trùng nói chung cho người bệnh. Thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày, bệnh viện phát hiện khoảng 3 đến 5 trường hợp nhiễm sán cần điều trị.

Theo các bác sĩ, người nhiễm bệnh sán dây chủ yếu khi ăn phải trứng sán hoặc ấu trùng sán dây trong thịt lợn, thịt bò, thịt gạo chưa được nấu chín. Sán dây trưởng thành đều ký sinh tại ruột, thường tồn tại rất nhiều năm, người bệnh có thể không có triệu chứng lâm sàng gì đặc biệt hoặc triệu chứng tiêu hóa mơ hồ, không đặc hiệu.

Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 2 - 3 tháng, người bệnh không có các triệu chứng bất thường. Khi sán trưởng thành ký sinh và hút chất dinh dưỡng tại ruột người, xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng vùng thượng vị, người bệnh có thể kèm theo rối loạn đại tiện như đi ngoài phân nát, phân lỏng, đôi khi táo bón, thi thoảng có ngứa hậu môn,...

Để phòng bệnh sán dây, bác sĩ khuyến cáo người dân thực hiện an toàn thực phẩm, sử dụng thịt lợn, thịt bò, thịt trâu có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, không sử dụng thịt lợn gạo, không ăn các loại thịt tái, thịt lợn, thịt trâu, bò chưa được nấu chín ...

Người bệnh nhiễm sán dây cần được phát hiện và đến các cơ sở y tế chuyên khoa Ký sinh trùng điều trị sớm.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

5 loại thực phẩm 'ngăn cản' cơ thể hấp thụ canxi
20:25:20 06/11/2024
Chế độ ăn tốt cho người đổ mồ hôi trộm
17:45:36 05/11/2024
Những người có nguy cơ cao bị viêm khớp
17:49:26 05/11/2024
Người lớn mắc sởi, vẫn diễn biến nặng, suy hô hấp
17:32:59 05/11/2024
Trẻ 2-3 tuổi cong vẹo cột sống vì xem điện thoại thường xuyên
10:34:17 06/11/2024
Những người nên ngừng uống cà phê sau 15h
19:12:02 05/11/2024
Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh
20:46:07 06/11/2024
Ung thư và những căn nguyên cần biết
10:12:30 06/11/2024

Tin đang nóng

Kỳ Duyên có chiến thắng chính thức đầu tiên tại Miss Universe 2024!
10:18:32 07/11/2024
Cao Thái Sơn trở thành kỷ lục gia Việt Nam
13:26:04 07/11/2024
Việt Hương, Quốc Trường đến mừng lễ cưới Hà Trí Quang
09:13:10 07/11/2024
Trời mưa to bỗng nghe tiếng đập cửa uỳnh uỳnh, mẹ đơn thân tưởng kẻ trộm nhưng vừa mở cửa ra liền ôm mặt khóc tức tưởi
10:47:08 07/11/2024
Cứ đến mùng 1 vợ đi chùa là bắt chồng 'nhịn gần gũi', cho đến khi lén đi theo thì phát hiện bí mật điếng hồn
10:17:38 07/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Bức ảnh khiến nữ thần sắc đẹp bị cả nước nguyền rủa, quỳ gối van xin cũng không được tha thứ
09:03:32 07/11/2024
"Bùng binh" tình ái Vbiz: Thiên Ân - Kỳ Duyên nghi toang, Minh Triệu liền nhắc tên người cũ?
13:22:51 07/11/2024

Tin mới nhất

Tin mừng cho người thích ăn chuối

14:12:05 07/11/2024
Chuối có thể được ăn trực tiếp, ăn cùng bánh mì, bánh kếp hay sinh tố. Loại trái cây này không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, giúp cơ thể người thay đổi theo hướng tích cực.

Ứng dụng của gừng trong chăm sóc sức khỏe và những thắc mắc thường gặp

13:03:57 07/11/2024
Tinh dầu gừng có thể được sử dụng bằng cách pha loãng 3 đến 5 giọt tinh dầu trong 1 muỗng canh dầu thực vật (dầu ô liu, dừa hoặc hạnh nhân) và thoa lên da, xoa bóp để điều trị đau cơ hoặc đau thấp khớp.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân cao tuổi bị bướu giáp khổng lồ 30 năm

09:59:55 07/11/2024
Bướu giáp khổng lồ là bệnh lý hiếm gặp, khối u kích thước lớn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống như gây khó nuốt, khó thở, run tay, khàn giọng... Phẫu thuật bướu giáp khổng lồ tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tai biến.

Quảng Ngãi nỗ lực giảm tình trạng sinh con tại nhà

09:05:32 07/11/2024
Cũng vì lý do trên, không ít phụ nữ dân tộc thiểu số sinh con tại nhà, không có cán bộ chuyên môn y tế giúp đỡ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai biến sản khoa, dẫn đến tử vong mẹ, tử vong sơ sinh.

Trẻ sưng đau vùng háng, khó ngồi, cảnh giác với viêm khớp háng

09:02:43 07/11/2024
Trong trường hợp viêm khớp háng ở trẻ em kéo dài, không được điều trị sẽ xuất hiện những triệu chứng nặng là đau dữ dội khớp háng. Khi đó, ngay cả việc mặc quần hoặc ngồi cũng khá khó khăn với trẻ.

Việt Nam nằm trong nhóm 26 nước bị thiếu i-ốt trên thế giới

09:00:30 07/11/2024
Góp ý về Dự thảo, nhiều hiệp hội, ngành hàng thực phẩm cho rằng, quy định nói trên gây tốn kém, khó khăn cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà hiệu quả cho sức khỏe cộng đồng lại rất thấp.

Làm gì khi thấy choáng váng vì tụt huyết áp?

08:49:19 07/11/2024
Phương pháp điều trị phải tùy thuộc vào bệnh lý chính gây ra huyết áp thấp. Ví dụ, trong trường hợp dùng quá liều các thuốc hạ huyết áp, người dân phải điều chỉnh lại thuốc và liều lượng. Trường hợp do các bệnh nội tiết thì phải điều tr...

Hội chứng Mallory-Weiss chữa thế nào?

08:47:06 07/11/2024
Phụ nữ mang thai bị nghén nặng. Mặc dù ít khi bị xuất huyết, nhưng nếu bệnh nhân có mắc kèm theo tăng áp lực tĩnh mạch cửa hay rối loạn đông máu thì có thể xảy ra xuất huyết nghiêm trọng.

Số ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai tiếp tục tăng mạnh, sốt xuất huyết, tay chân miệng giảm sâu

07:25:37 07/11/2024
Tỉnh Đồng Nai đã kết thúc Chiến dịch Tiêm vaccine sởi - rubella với 97,3% trẻ từ 1-10 tuổi trong toàn tỉnh được tiêm vaccine. Dự kiến sau 10 ngày nữa, số ca mắc sởi sẽ được kiểm soát.

Cảnh giác lương y gia truyền dỏm quảng cáo thổi phồng bài thuốc

06:48:51 07/11/2024
Thời gian qua, Cục Quản lý Y, Dược Cổ truyền nhận nhiều phản ánh, khiếu nại của các lương y sở hữu bài thuốc y học cổ truyền bị mạo danh, quảng cáo quá mức trên mạng xã hội.

Trẻ 22 tháng tuổi thủng ruột do nuốt hạt táo đỏ

06:05:58 07/11/2024
Sau phẫu thuật, trẻ được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện để chống sốc, nuôi dưỡng qua tĩnh mạch, thở máy, an thần. Đến nay, sức khỏe của trẻ đã ổn định và xuất viện.

Vị thuốc từ loài ong đen sống trong tre nứa chữa bệnh gì?

06:05:31 07/11/2024
Ong đen còn được dùng để ngâm rượu thuốc. Trước khi ngâm ong vào rượu, có thể dùng nhiều phương pháp khác như làm đông ong đen trong tủ lạnh hoặc cho vào nước sôi để gây bất động rồi đặt vào rượu sau.

Có thể bạn quan tâm

Hé lộ về những quả cầu đen bí ẩn khiến Sydney đóng cửa các bãi biển

Thế giới

15:04:04 07/11/2024
Theo đó, phân tích toàn diện mới chỉ ra các quả cầu này có thành phần chủ yếu là carbon có nguồn gốc từ thực vật và động vật chứ không phải carbon từ nhiên liệu hóa thạch.

Quyền Linh ngỡ ngàng khi mẹ đơn thân được chị chồng đưa đến show hẹn hò

Tv show

14:37:24 07/11/2024
Sau khi chồng qua đời Hồng Nhung đến Bạn muốn hẹn hò nhờ Quyền Linh mai mối. Sự xuất hiện của chị chồng và con gái để ủng hộ tinh thần mẹ đơn thân khiến cả trường quay xúc động.

Sao Việt 7/11: Hoa hậu Kỳ Duyên hóa nữ tổng tài ở Miss Universe

Sao việt

14:31:08 07/11/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên xây dựng hình ảnh chỉn chu, sang trọng ở Miss Universe 2024. Cô gây chú ý bởi hình ảnh mạnh mẽ, thời thượng khi diện bộ suit kết hợp áo gilet gam trung tính.

Trần Bảo Sơn khởi động phim đầu tay làm đạo diễn

Hậu trường phim

14:23:14 07/11/2024
Trần Bảo Sơn công bố thử sức với vai trò đạo diễn, tìm kiếm tài tử, giai nhân cho dự án phim Con đường vô tận (Endless Road) anh dành nhiều tâm huyết.

Fan sốc vì tài tử triệu người mê già nua khó tin sau khi lấy vợ kém 16 tuổi

Sao âu mỹ

14:17:14 07/11/2024
Các fan sốc nặng khi thấy tài tử triệu người mê Chris Evans xuất hiện với bộ dạng khác lạ và có phần già nua, thiếu chăm chút khi ra mắt phim mới tại Anh.

Những con số gây choáng về quy mô của bom tấn 7500 tỷ làm diễn viên phục sát đất

Phim âu mỹ

14:14:24 07/11/2024
Gladiator II (Võ sĩ giác đấu II) có hơn 1000 nhân sự làm việc tại nhiều quốc gia và xây dựng lại đấu trường La Mã bằng 60% bản gốc để phục vụ việc quay bom tấn 7500 tỷ này.

Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông

Tin nổi bật

14:11:58 07/11/2024
Theo dự báo, bão Yinxing đã mạnh lên cấp 15 (tiệm cận cấp siêu bão - cấp 16) trên vùng biển của Philippines. Sáng sớm mai, bão sẽ đi vào Biển Đông.

Dân chơi MXH Threads cảm thấy "tự ái" vì HIEUTHUHAI

Nhạc việt

14:10:57 07/11/2024
Mang thông điệp diss ngược định kiến, khẳng định vị thế của bản thân, HIEUTHUHAI dùng những lời lẽ châm biếm gay gắt để khiến anti câm nín.

Bức ảnh khiến ông Donald Trump nhận "cơn mưa" lời khen về cách dạy dỗ con cháu

Netizen

14:09:04 07/11/2024
Mới đây, ông Donald Trump đã chính thức tái đắc cử Tổng thống Mỹ. Ông Donald Trump là Tổng thống thứ hai trong lịch sử Mỹ đắc cử 2 nhiệm kỳ không liên tiếp kể từ Grover Cleveland năm 1892.

HYBE cam kết giảm phụ thuộc vào BTS giữa loạt tranh cãi

Nhạc quốc tế

14:07:17 07/11/2024
HYBE lên kế hoạch cho sự trở lại của BTS vào năm 2026, tuy nhiên vẫn tuyên bố sẽ giảm sự phụ thuộc vào nhóm nhạc này.

Bộ trưởng Công an chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng đua xe tại Hà Nội

Pháp luật

14:06:11 07/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang chỉ đạo Công an TP.Hà Nội xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, sau vụ việc cô gái đang dừng đèn đỏ bị tông tử vong.