Bệnh truyền nhiễm là kẻ giết người
Việc giết người có tính lây và có thể lan truyền như bệnh cúm, theo một nghiên cứu mới.
Theo trang Live Science, các nhà nghiên cứu đã sử dụng cùng những kỹ thuật như giới chức y tế vẫn dùng để phát hiện sự lây lan của bệnh dịch, nhưng áp dụng chúng để xem xét việc lan truyền nạn giết người ở Newark, New Jersey Mỹ) trong vòng 26 năm, từ năm 1982 – 2008.
Bệnh cúm được coi là bệnh giết người thầm lặng
Và cũng giống như những bệnh dịch khác, một số vùng dân cư nhất định có nguy cơ mắc “bệnh” sát nhân cao hơn những vùng khác. Trong nghiên cứu, các cộng đồng hỗn độn, nhiều dân nhập cư dường như được bảo vệ trước sự lây lan của nạn giết người, trong khi các khu dân cư nghèo khổ nhất dễ bị “bùng phát dịch” hơn.
Những phát hiện trên cho thấy, các cộng đồng dân cư có thể “chủng ngừa” cho họ trước các làn sóng sát nhân bằng cách đối phó với những yếu tố nguy cơ tiềm tàng. Đồng tác giả nghiên cứu – April Zeoli, một chuyên gia về tội phạm tại Đại học Michigan nhấn mạnh: “Mọi người nói bạo lực, tội phạm và nạn sát nhân có tính lây nhiễm. Quan điểm này hàm chỉ rằng bạo lực sinh ra bạo lực”.
Video đang HOT
Ông Zeoli phỏng đoán rằng, cư trú ở một khu vực bùng phát “dịch” sát nhân khiến mọi người khiếp sợ và nhiều khả năng sẽ nhờ cậy vào bạo lực như một biện pháp phòng vệ. Nhà nghiên cứu này nói: “Họ có thể tự trang bị súng và sẵn sàng sử dụng vũ lực chết người chỉ để mình có thể an toàn.
Nguyên nhân gây tình trạng tội phạm là một trong những chủ đề được nghiên cứu nhiều nhất nhưng cũng chứa đựng nhiều câu hỏi chưa được giải đáp thỏa đáng nhất. Các nghiên cứu trước đây từng gắn tỉ lệ giết người với hàng chục yếu tố, từ vấn đề sở hữu súng ống và tình trạng giam hãm tới niềm tin vào địa ngục. Tuy nhiên, mãi cho tới gần đây, giới nghiên cứu vẫn chưa áp dụng các nguyên tắc của bệnh truyền nhiễm để hiểu chính xác cách thức lây lan của nạn tội phạm.
Trong nghiên cứu của mình, bà Zeoli và các cộng sự nhận thấy, khu vực Newark đã chứng kiến tình trạng bạo lực bùng phát thành dịch trong suốt 26 năm: Tỉ lệ giết người cao hơn trung bình toàn nước Mỹ từ 3,5 – 5 lần.
Nhóm của Zeoli phát hiện, các tên sát nhân thực hiện tội ác theo những đặc trưng giống hệt một căn bệnh truyền nhiễm. Ban đầu, các vụ giết người ở mức đỉnh điểm ở trung tâm Newark, nhưng theo thời gian, số vụ giết người ở vùng này giảm xuống gần hết, trong khi “dịch sát nhân” lại lan tới các quận phía nam và phía tây của thành phố. Giống như các bệnh truyền nhiễm khác, tỉ lệ giết người tăng đỉnh điểm ở một số vùng nhất định và lan tới các vùng lân cận.
Điều thú vị lạ, “dịch sát nhân” đã không lây lan tới phần phía bắc và phía đông của thành phố – những khu vực hỗn độn về thành phần dân cư hơn mức trung bình cả Newark. Hiện tượng này có thể ám chỉ, sự đa dạng giúp ngáng trở sự lây lan tình trạng giết người.
Khu vực đông bắc của thành phố, nơi có đông dân nhập cư nói tiếng Latinh, cũng giảm được tình trạng bạo lực, có thể vì họ tỏ ra gắn kết hơn, bà Zeoli nhận định. Theo nhà nghiên cứu này, vì tình trạng giết người cũng lây lan như bệnh truyền nhiễm trong một cộng đồng nên các giải pháp tương tự cũng có thể giúp ngăn chặn sự lan truyền của nó.
Chẳng hạn như, nếu nghèo khổ làm tăng nguy cơ mắc “bệnh sát nhân” vì cư dân không có việc làm và cơ hội học hành, khi đó, các nhà quản lý có thể giúp chống lại làn sóng giết người bằng cách cung cấp thêm việc làm và cơ hội học hành cho người dân. về dài hạn, giải pháp này có thể giúp nạn giết người ít lây truyền hơn trong những công đồng nghèo khổ.
Theo Tuấn Anh (Vietnamnet)
Bệnh mới đổ vào Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước ghi nhận số loại bệnh mới nổi nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trong khu vực.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 10 năm qua, thế giới xuất hiện hơn 35 loại bệnh mới nổi như bò điên, HIV/AIDS, SARS, đại dịch cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, tiêu chảy tán huyết do E.coli, sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM), viêm gan siêu vi... với tần suất ngày càng dày hơn và xảy ra tại nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, một số bệnh mới phát sinh, chưa rõ nguyên nhân cũng được thế giới ghi nhận như hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân hội chứng suy giảm miễn dịch không phải do lây nhiễm HIV/AIDS.
Thách thức các nhà khoa học
Đáng nói là những loại bệnh mới nổi này đã và đang hiện diện ở Việt Nam. PGS-TS Phan Trọng Lân, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết những bệnh mới nổi, bệnh không rõ nguyên nhân là thách thức đối với các nhà khoa học và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân vì khả năng gây đại dịch rất lớn.
Chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận thêm 2 loại bệnh chưa rõ nguyên nhân là hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân ở Quảng Ngãi (còn gọi là "bệnh lạ") và hội chứng suy giảm miễn dịch không phải do lây nhiễm HIV/AIDS. Mới đây, lại xuất hiện 2 trường hợp tử vong ở phía Nam do nhiễm "amip ăn não người" - loại bệnh cũng chưa từng xuất hiện tại nước ta trước đây. Các nhà khoa học cũng công bố có loại bệnh chưa từng ghi nhận trên thế giới nhưng đã hiện hiện ở Việt Nam.
Xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm
PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết ngoài sự xuất hiện các bệnh mới nổi, một số bệnh nhiễm trùng đã được khống chế hiện nay xuất hiện trở lại như tả, sởi, SXH do virus Dengue, nhiễm khuẩn liên cầu heo, dại và bệnh TCM. Đáng lo ngại hơn, một số bệnh gây dịch nguy hiểm là virus mới có độc lực mạnh, tỉ lệ tử vong cao như H5N1, SARS hiện vẫn chưa xác định được nguồn lây.
Sự "bùng nổ" của các bệnh mới nổi, tái nổi không chỉ khiến người dân lo âu mà đây cũng là vấn đề y tế công cộng nóng bỏng làm đau đầu các chuyên gia dịch tễ học. Theo ông Hiển, hiện 5 loại bệnh truyền nhiễm cần được quan tâm đặc biệt là bệnh TCM, SXH do virus Dengue, tả, cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1.
Động vật: Tác nhân chính truyền bệnh
Theo PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, sự xuất hiện của nhiều loại bệnh không rõ nguyên nhân và các bệnh mới nổi là do biến đổi của khí hậu, môi trường, quá trình đô thị hóa, do chính hành vi của con người... Bên cạnh đó, những thành tựu của ngành y tế về khoa học kỹ thuật phát triển cũng giúp cho trình độ giám sát bệnh tốt hơn nên đã phát hiện được bệnh mới nhiều hơn.
Ngoài ra, ông Hiển cho rằng việc thông thương cũng góp phần tạo nên sự lây lan nhanh ở từng nước cũng như trên toàn thế giới. Cùng đó, sự gia tăng về buôn bán gia súc và động vật hoang dại làm tăng nguy cơ truyền bệnh. "Với các đặc điểm dịch tễ học, quá trình sinh học, xã hội, sinh thái... thì châu Á, trong đó đặc biệt Việt Nam, được coi là "điểm nóng" của các bệnh mới nổi, trong đó nhiều bệnh có nguy cơ gây đại dịch" - ông Hiển lo ngại.
Các nhà khoa học cho biết động vật là nguồn truyền bệnh của hơn 70% các bệnh mới nổi. Thậm chí, có những loại bệnh bình thường chỉ lưu hành ở động vật nhưng do biến đổi của khí hậu, môi trường, virus dần thích nghi nên dễ dàng truyền bệnh sang người như cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, SARS...
Hiện tại, nhiều bệnh lây nhiễm từ động vật sang người đang bắt buộc phải theo dõi ở Việt Nam và có báo cáo định kỳ hằng tuần, hằng tháng từ cấp cơ sở. Tuy nhiên, các chuyên gia dịch tễ cho rằng với quy trình quản lý vật nuôi, kiểm dịch động vật, giết mổ và tiêu thụ thịt động vật như hiện nay, cộng thêm sự nhận thức chưa đầy đủ về các bệnh truyền từ động vật sang người phát hiện bệnh ở động vật muộn..., nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người rất lớn.
Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc các bệnh truyền nhiễm mỗi năm với hàng ngàn trường hợp tử vong.
Theo NGỌC DUNG (Người lao đông)
Biến dạng vì xăm và xóa xăm trên cơ thể Xăm (Tattoo - Tatouage) là hình thức ghi dấu vĩnh viễn bằng mực, làm thay đổi sắc tố da theo những hình dạng đặc biệt để làm đẹp hoặc vì những mục đích khác. Ngoài vấn đề xăm các hình vẽ trên da, với tiến bộ của nghệ thuật thẩm mỹ, gần đây người ta phát triển thêm hình thức "trang điểm vĩnh...