Bệnh trĩ: Nhấp nhổm ngồi không yên
Hiện nay, nhiều người bị bệnh trĩ trong đó chủ yếu là người làm việc văn phòng do thói quen ngồi lâu và ăn thức ăn nhanh, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay, nóng.
Bệnh trĩ sợ nhất phải ngồi
Trĩ là căn bệnh khó nói nên đa số bệnh nhân khi bị trĩ đều rơi vào giai đoạn muộn mới đến bệnh viện khám. GS Nguyễn Khánh Trạch – chủ tịch hội tiêu hóa Việt Nam, cho biết, hiện nay đặc biệt trong giới văn phòng bệnh trĩ đang ngày càng gia tăng khiến số người trẻ phải tìm đến bệnh viện ngày càng nhiều.
Chị Lương Thị Thu Hương trú tại Văn Điển, Hà Nội có mặt tại khoa khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai để khám bệnh trĩ. Chị Hương kể chị bị trĩ nội độ 2 đã điều trị nhiều năm nhưng không khỏi. Đến nay, mỗi lần đi làm chị Hương lại cảm thấy rát hậu môn, nhất là ngồi xe máy và ngồi ghế làm việc.
Từ nhà chị Hương đến cơ quan 7 km, mỗi lần dừng xe chị lại phải nhổm người dậy để giải phóng khỏi chiếc yên xe. Vài năm trước, chị Hương cũng mất khá nhiều thời gian đi cắt trĩ nhưng được một thời gian nó lại tái phát.
Trường hợp của anh Nguyễn Văn Thành trú tại Phủ Lý, Hà Nam cũng tương tự. Anh Thành kể đã phải thắt trĩ hai lần tại bệnh viện Đa khoa Hà Nam. Tuy nhiên, chứng bệnh khó nói này cứ đeo bám anh mãi. Mỗi lần nghĩ đến bệnh anh lại mệt mỏi chấp nhận sống chung với lũ.
Thời gian gần đây, việc ngồi trở thành nỗi ám ảnh với anh Thành bởi cứ ngồi xe là anh đau vùng hậu môn. Khó nói nhất vẫn là lúc đi đại tiện. Anh Thành kể với bác sĩ rằng mỗi lần đi vào nhà vệ sinh anh không dám đi vì sợ chảy máu và đau. Có những hôm anh đi vệ sinh buổi sáng mà đến trưa vẫn còn đau rát. Việc bị bệnh trĩ khiến anh không thoải mái làm việc cũng như lo sợ bệnh có biến chứng.
Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch cho biết bệnh trĩ đang tấn công nhân viên văn phòng
Video đang HOT
Chị Mai Thị Lan – 32 tuổi trú tại Trần Khát Chân, Hà Nội còn nặng nề hơn. Chị bị táo bón nhiều năm nhưng xấu hổ không dám đến khám. Gần đây, chị bị sa múi trĩ và phần trĩ bị sa không tự co lên được. Khi đến khám, các bác sĩ còn phát hiện chị Lan bị viêm nhiễm khe, nhú hậu môn. Mỗi tuần, chị chỉ dám vào nhà vệ sinh đại tiện 1, 2 lần vì sợ đau.
Cần thể dục, vận động nhiều hơn
GS Nguyễn Khánh Trạch cho biết bệnh trĩ rất phổ biến, đặc biệt những người làm việc văn phòng dễ mắc. Do thói quen ít vận động, ngồi nhiều khiến nguy cơ mắc trĩ của họ cao hơn. Bệnh trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu, thành tĩnh mạch bị giãn ra, sung huyết, những tĩnh mạch bị giãn như vậy ở trực tràng và hậu môn tạo thành búi trĩ và gây nên bệnh trĩ.
Với những triệu chứng bệnh trĩ như đi đại tiện ra máu, đau rát, luôn có cảm giác vướng, khó chịu, sờ thấy búi trĩ ở hậu môn…làm cho người bệnh vô cùng khổ sở, đau đớn, tinh thần luôn không được thoải mái.
Do là bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân trĩ thường rất ngại đi khám và điều trị, nhất là với phụ nữ. Có nhiều người âm thầm chấp nhận nhiều năm, chỉ đến khi bệnh đã ở giai đoạn muộn chảy máu nhiều, hoặc khi búi trĩ đã bị sa nằm bên ngoài hậu môn không thể nhét vào được họ mới bắt buộc phải điều trị trĩ. Hơn thế bệnh còn có thể gây những biến chứng nguy hiểm như :tắc mạch, nghẹt, nhiễm khuẩn.
GS Trạch khuyên bệnh nhân có biểu hiện của táo bón nhiều ngày, đau rát hậu môn cần đi khám sớm để tìm phương pháp điều trị tránh sa múi trĩ.
Các phương pháp phòng tránh bệnh trĩ được GS Trạch khuyến cáo với giới văn phòng chủ yếu là vận động đi lại nhiều và ăn nhiều chất xơ. Thói quen ăn nhanh của những người làm việc công sở cũng khiến cho nguy cơ mắc trĩ cao hơn những người làm nghề lao động chân tay.
Đối với những người phải ngồi làm việc quá lâu trong một tư thế, để phòng tránh bệnh trĩ, GS Trạch khuyên nên ngồi từ 45 phút đến 1 tiếng lại đứng lên vận động đi lại.
Theo TNO
Bệnh trĩ - nỗi lo của dân văn phòng
Hiện nay, bệnh trĩ đang ngày càng trở nên phổ biến ở trong giới văn phòng. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa căn bệnh này cùng Phunutoday nhé!
Bệnh trĩ ở dân văn phòng đang ngày càng tăng
Bệnh trĩ có một phần nguyên nhân từ yếu tố nghề nghiệp. Bởi vậy những nghề phải ngồi nhiều liên tục như thợ may, lái xe, hay những người làm các công việc nặng bốc vác, thợ phu hồ... sẽ có nguy cơ cao bị bệnh trĩ. Đặc biệt hiện nay, một đối tượng mới bị bệnh trĩ tấn công là dân phòng, giới trẻ, sử dụng máy tính trong công việc, học tập, vui chơi nhiều giờ, toàn thân hầu như ít vận động. Yếu tố này làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, nên gia tăng đáng kể số bệnh nhân mắc bệnh trĩ cũng như tăng mức độ nặng của bệnh trĩ.
Bệnh trĩ - càng e ngại bệnh càng nặng
Nhưng điều đáng nói bệnh trĩ là bệnh ở chỗ kín, dẫn đến tâm lý bệnh nhân ngại khám bệnh, ngại nói với những người khác, thậm chí một số người nhất quyết không để người khác nhìn thấy "chỗ ấy". Do vậy, hầu hết bệnh nhân đều đợi đến khi chịu không nổi nữa mới sử dụng đến các phương pháp chữa trị. Khi đó búi trĩ quá lâu, quá to hoặc để đến lúc quá đau đớn, gây ra những biến chứng rất nguy hiểm: tắc mạch, nứt hậu môn, sa bệnh trĩ, chảy máu ồ ạt cấp tính...
Bệnh trĩ - làm gì để ngừa biến chứng
Vậy nên nếu không muốn đau đớn và đối mặt với nguy hiểm, tốt nhất bạn đừng để biến chứng xảy ra. Ngay khi có biểu hiện của bệnh trĩ nên uống nhiều nước ăn nhiều rau xanh kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng và sử dụng một số các chế phẩm thảo dược có tác dụng điều trị bệnh trĩ an toàn.
Trước nguy cơ ngày càng nhiều người nhất là trí thức văn phòng mắc bệnh bệnh trĩ, để phòng tránh mắc bệnh "khó nói" này, các bạn nên uống một ly nước vào mỗi buổi sáng, ăn nhiều chất xơ, tập thể dục, đi đại tiện đều đặn.
Đồng thời khi có triệu chứng mắc bệnh trĩ cần thăm khám sớm và sử dụng các loại thảo dược an toàn giúp điều trị sớm bệnh, tránh tai biến nguy hiểm có thể xảy ra.
Phòng ngừa bênh trĩ:
- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc. Điều này sẽ làm phân mềm hơn và đại tiện dễ hơn, giúp giảm chèn ép có thể gây trĩ.
- Uống nhiều nước.
- Thử dùng chế phẩm bổ sung chất xơ. Nếu bạn dùng chế phẩm bổ sung chất xơ, phải đảm bảo uống ít nhất 8-10 cốc nước hoặc dịch khác mỗi ngày. Mặt khác, chê phẩm bổ sung chất xơ có thể gây táo bón hoặc làm cho táo bón nặng hơn. Từ từ thêm chất xơ vào chế độ ăn để tránh sinh hơi.
- Tập luyện. Tập luyện làm giảm lực ép lên tĩnh mạch, có thể xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu, và giúp ngăn ngừa táo bón. Tập luyện cũng có thể giúp giảm lượng cân thừa.
- Tránh đứng hoặc ngồi lâu.
- Không nên căng thẳng. Căng thẳng và nín thở khi đại tiện làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng.
- Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đại tiện.
Theo PNO
Điểm mặt những bệnh có thể bị nặng hơn sau Tết Sau Tết Nguyên đán, một số bệnh rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, bệnh trĩ, viêm loét dạ dày... có chiều hướng nặng thêm nếu bạn đang bị. Gan nhiễm mỡ Gan nhiễm mỡ là biểu hiện đầu tiên của bệnh gan mà nguyên nhân có thể phân thành nhiều loại như gan nhiễm mỡ do dinh...