Bệnh tim mạch là gì?
Nói tới bệnh tim, nhiều người thường nghĩ ngay tới những cơn đau tim. Song bệnh tim mạch thực chất là nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe của trái tim, gây suy yếu khả năng làm việc của tim như: bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim.
Biểu hiện của những cơn đau tim
Cơn đau tim là sự gián đoạn đột ngột việc cung cấp máu cho cơ tim, xảy ra khi các động mạch vành – là các mạch máu vận chuyển máu đến nuôi cơ tim – bị tắc nghẽn. Cơ tim sẽ bị tổn thương rất nhanh và ngừng hoạt động. Nếu được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ tránh được tử vong. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải nhận biết sớm dấu hiệu của các cơn đau tim, ngay từ khi chúng còn là những biểu hiện không đáng kể. Bạn càng trì hoãn việc điều trị thì trái tim sẽ càng bị tổn thương nhiều hơn.
&bull Đau hoặc tức ngực.
&bull Khó chịu dàn trải ở vùng lưng, hàm, cổ họng, hoặc cánh tay.
&bull Buồn nôn, khó tiêu, hoặc ợ nóng.
&bull Ốm yếu, lo lắng, hoặc khó thở.
&bull Nhịp tim đập nhanh hoặc không đều.
Ở phụ nữ, tim đập yếu và không đều như nam giới, khi lên cơn đau tim có thể sẽ không có dấu hiện đau tức ngực. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua những triệu chứng như ợ nóng, ho, chán ăn, mệt mỏi…
Bệnh động mạch vành
Tiền thân của cơn đau tim, bệnh động mạch vành (CAD) xảy ra khi các mảng bám bên trong thành động mạch vành dày lên, làm hẹp lòng động mạch, gây khó khăn cho việc lưu thông máu. Các mảng bám này có vỏ cứng ở bên ngoài và mềm, xốp bên trong. Đôi khi vỏ ngoài bị vỡ, sẽ hình thành nên cục máu đông bao quanh mảng bám này. Cục máu đông lớn, sẽ choán toàn bộ lòng trong động mạch, chặn nguồn cung cấp máu cho một phần cơ tim. Nếu không được điều trị ngay tức thời, phần cơ tim đó có thể sẽ bị tổn thương hoặc hỏng.
Các mảng bám trong lòng động mạch
Nhiều người không biết mình mắc bệnh cho tới khi có những cơn đau thắt ngực. Vì vậy, hãy nghĩ đến khả năng bệnh động mạch vành ngay từ khi bạn thấy mình bị đau tức ngực định kỳ. Chờ đợi đến khi biết chắc chắn, có thể dẫn tới tổn thương tim mạch vĩnh viễn hay thậm chí tử vong. Thời gian tốt nhất để điều trị một cơn đau tim là ngay sau khi triệu chứng bắt đầu. Nếu bạn thấy có thể bị một cơn đau tim, hãy gọi ngay 911 hoặc gọi người trợ giúp.
Video đang HOT
Chứng đau tim đột ngột
Chứng đau tim đột ngột (SCD) có tỷ lệ tử vong rất cao, nhưng nó không giống như một cơn đau tim. Bệnh xảy ra khi hệ thống thần kinh tim bị rối loạn, làm tim đập nhanh một cách bất thường và nguy hiểm, buồng tim rung lên thay vì bơm máu cho cơ thể. Nếu không có hô hấp nhân tạo và phục hồi nhịp tim binh thường, tử vong có thể xảy ra trong tích tắc.
Loạn nhịp tim
Xung điện đều và thường xuyên giúp cơ tim hoạt động bình thường, nhưng đôi khi, những xung điện này không ổn định làm tim đập loạn nhịp. Chứng loạn nhịp tim thường không có hại khi xảy ra một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, một số loại thay đổi nhịp tim lại làm tim bơm máu kém và gây ra những tổn thương nghiêm trọng trên cơ thể. Vì vậy, hãy đi khám nếu thấy tim đập bất thường.
Bệnh cơ tim
Bệnh cơ tim liên quan tới những thay đổi trong cơ tim, gây ảnh hưởng lên khả năng bơm máu của tim, lâu dần có thể dẫn tới tình trạng mãn tính là suy tim. Đây là tình trạng tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng như cầu của cơ thể. Theo thời gian, tim to lên, đập nhanh hơn, các mạch máu bị hẹp dần, cơ tim suy yếu. Hầu hết các trường hợp suy tim là kết quả của bệnh động mạch vành và những cơn đau tim.
Những thay đổi trong cơ tim, gây ảnh hưởng lên khả năng bơm máu của tim
Là những khuyết tật của tim có từ khi còn trong bụng mẹ, thường là hở van tim, dị tật vách ngăn… Những khuyết tật này sẽ biểu hiện ra khi trưởng thành và có thể cần hoặc không cần phải chữa trị, can thiệp. Người bị dị tật tim bẩm sinh có nguy cơ cao về các biến chứng như loạn nhịp tim, suy tim, nhiễm trùng van tim…
Simply (theo web MD)
Nhịp tim không đều
Nhịp tim bất thường như nhanh hay chậm được gọi chung là chứng bệnh loạn nhịp tim. Chứng loạn nhịp tim thường ảnh hưởng đến khoảng 5 % trong số chúng ta và phổ biến ở những người già có độ tuổi trên 65. Loạn nhịp tim xảy ra khi dũng điện phối hợp nhịp tim không hoạt động bình thường khiến nhịp tim trở nên quá nhanh, quá chậm hoặc không đều đặn.
Triệu chứng của chứng loạn nhịp tim bao gồm:
- Nhịp tim nhanh chậm khác thường. Tim đập nhanh (trên 100 nhịp/mỗi phút) hoặc đập chậm (dưới 60 nhịp/ mỗi phút)
- Đau ngực .
- Hoa mắt, chóng mặt
- Ngất, xỉu.
- Trống ngực.
Những nhân tố sau là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị loạn nhịp tim:
- Do gien: Những người bị mắc chứng loạn nhịp tim do gien, đồng nghĩa với việc ngay từ khi mới sinh ra họ đã bị mắc chứng bệnh này do ảnh hưởng của yếu tố di truyền.
- Huyết áp cao: Huyết áp cao là một căn bệnh rất nguy hiểm, nó chính là "thủ phạm" khiến cho thành tim trở nên dày lên hơn mức bình thường gây nên chứng loạn nhịp tim.
- Do tuổi tác: Theo thời gian các cơ tim sẽ trở nên yếu hơn, hoạt động kém và tuổi tác chính là một trong số những nguyên nhân gây nên chứng bệnh nói trên.
- Đồ uống có cồn và chất kích thích: Caffein và nicotin có trong một số loạn đồ uống như coca hay caphê có thể chính là tác nhân gây rối loạn nhịp tim. Cho nên nếu như bạn thu nạp càng nhiều các loại đồ uống được kể trên, đồng nghĩa với nguy cơ mắc chứng loạn tim sẽ càng tăng cao. Ngoài ra, một số loại thuốc như thuốc chống ho và cảm lạnh cũng là một trong số những tác nhân gây rối loạn nhịp tim.
- Tiểu đường: Những "nạn nhân" của chứng tiểu đường cũng sẽ có nguy cơ bị mắc chứng bệnh này, nguyên nhân là do trong cơ thể có chứa một hàm lượng đường rất lớn trong máu, gây ảnh hưởng đến các chức năng của tim.
- Gặp rắc rối với tuyến giáp: Tuyến giáp sản sinh ra một số loại hormon, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra đều đặn. Nếu như tuyến giáp sinh ra qúa nhiều hay quá ít lượng hormon cần thiết sẽ làm cho nhịp tim đập nhanh hay chậm hơn so với bình thường gây nên chứng loạn nhịp tim.
Bệnh loạn nhịp tim cần phải được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Cách tốt nhất để điều trị căn bệnh này là bạn nên tới gặp các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ để được tư vấn và tham khảo thêm về hướng điều trị. Có thể bạn sẽ được yêu cầu sử dụng đến các thiết bị hỗ trợ trong trường hợp này, kết hợp cùng với sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thêm vào đó, bạn cần đặc biệt quan tâm tới chế độ ăn uống khoa học, đa dạng nhiều màu sắc từ các loại rau xanh và trái cây. Hơn thế nữa, một chế độ luyện tập đều đặn phù hợp với thể lực cũng rất cần thiết đối với người mắc chứng loạn nhịp tim.
Theo SKDS
Bệnh tim và thai sản Với sự phát triển của khoa học, đa số các bệnh tim hiện nay có thể được chữa một cách hiệu quả để người phụ nữ trở về với thiên chức theo đúng nghĩa của nó. Bản thân các bệnh tim mạch lại có nhiều thể và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Với nhiều bệnh tim thể nhẹ (chiếm đa số), việc...