Bệnh tim bẩm sinh: Không nên quá lo lắng
Với một số người, “bệnh tim bẩm sinh” được coi là bản án tử hình hoặc chí ít là chung thân… Thực ra, bức tranh không đến mức ảm đạm như vậy, bởi với kỹ thuật nội soi can thiệp qua da, vấn đề được giải quyết chỉ sau… 20 phút!
Bệnh từ trong bụng mẹ
Có những trẻ em ngay từ khi sinh ra đã mắc bệnh, trong đó có bệnh về tim. Bệnh tim bẩm sinh có nhiều loại, phổ biến là thông liên thất, thông liên nhĩ và thông ống động mạch. “Có thể hiểu một cách đơn giản, trong tim mỗi người đều có một bức tường. Bệnh xảy ra khi xuất hiện một lỗ hổng ở trên bức tường đó. Khi đó, máu ở hai phía bức tường “đành phải” hoạt động theo nguyên lý “bình thông nhau”.
Tình trạng này làm xáo trộn hoạt động sinh lý của tim” – GS Phạm Gia Khải – nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch giải thích. Bệnh tim bẩm sinh không làm người ta chết ngay, tuy nhiên sẽ làm tim ngày một to ra. Khi áp lực chênh lệch giữa hai phía bức tường không còn nữa thì tình trạng suy tim sẽ xuất hiện và người bệnh tử vong nhanh chóng. Theo GS Phạm Gia Khải thì có những bệnh nhân mãi tới 60 tuổi mới phát hiện mình bị bệnh… tim bẩm sinh!
“Hiện tượng “cân bằng hóa” áp lực này xảy ra từ từ, với những triệu chứng tiềm tàng nên nhiều trường hợp không phát hiện được bệnh. Trong những trường hợp lỗ hổng bệnh lý ở tim nhỏ, những rối loạn hoạt động sinh lý của tim ở mức vừa phải nên người bệnh có thể cầm cự được trong thời gian dài” – GS Khải nói.
Kỹ thuật kinh điển để điều trị bệnh tim bẩm sinh chính là phẫu thuật để vá lỗ hổng. Tuy nhiên đây là phương pháp có nhiều nguy cơ, bởi trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phải cho ngừng tim.
Hơn nữa, với phụ nữ, việc mổ hở ngực gây rất nhiều phiền toái sau này. Chưa kể về mặt thẩm mỹ, thì những định kiến rằng, tim bẩm sinh là không thể sinh con, là có thể di truyền… khiến họ gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống.
Tim bẩm sinh là căn bệnh có thể chữa khỏi, đó là khẳng định từ rất lâu của các bác sĩ tim mạch. Người bệnh cũng hoàn toàn có thể sống bình thường, lập gia đình và sinh con.
Video đang HOT
Không ăn mừng, hàng xóm không biết
Viện Tim mạch Trung ương đã áp dụng một kỹ thuật hiện đại và hiệu quả cho bệnh nhân bị bệnh tim bẩm sinh, đó là phương pháp can thiệp nội soi qua da. Bác sĩ Nguyễn Lân Hùng (Viện Tim mạch) cho biết, kỹ thuật này tương đối đơn giản, kỹ thuật viên chỉ cần gây tê tĩnh mạch, rồi từ đùi, đưa một ống thông lên tim, thả dụng cụ vào để trám lỗ hổng ở vách tường ngăn.
Vật liệu dùng để trám có rất nhiều loại, trong đó loại thường được chọn giống như cái lò xo làm bằng kim loại nhớ hình, có đặc điểm lúc bỏ tay ra (sau khi kéo) thì sẽ trở lại hình dạng ban đầu.
Nhờ đó, khi phẫu thuật, kỹ thuật viên có thể kéo dài ra để thu gọn dụng cụ sao cho có thể nhét được qua động mạch. Đối với những bệnh nhi quá bé, việc đưa ống thông từ đùi không thuận lợi, kỹ thuật viên sẽ phải đưa ống thông từ cổ.
Nhờ đó người bệnh sẽ không đau đớn, không bị sẹo lớn trước ngực như trước đây, không phải chịu nhiều nguy cơ biến chứng. “Chúng tôi vẫn thường đùa, nếu không ăn mừng, hàng xóm sẽ không biết gì hết, bởi căn bệnh tim bẩm sinh từ lâu vẫn rất bị kỳ thị” – BS Nguyễn Lân Hùng nói.
Đặc biệt, thời gian tiến hành thủ thuật ngắn, chỉ 15-20 phút nếu thuận lợi, do đó người bệnh không phải nằm viện dài ngày. Sau phẫu thuật, bệnh nhân phải dùng thuốc trong vòng 6 tháng để chống đào thải, để giúp nội mạc phủ che dụng cụ trám lỗ hổng…
Được biết, vật liệu được dùng để trám trong bệnh tim bẩm sinh ở các nước trên thế giới vào khoảng 8.000-9.000USD, nhưng ở Việt Nam giá chỉ vào khoảng 2.000USD. Đặc biệt, trẻ em dưới 6 tuổi được mổ miễn phí.
Theo SKDS
Cách nhận biết trẻ bị tật tim bẩm sinh
Trẻ có tật tim bẩm sinh thường ho, vã mồ hôi, nhanh bị mệt, lồng ngực bị rút lõm khi hít vào. Một số em da xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím ngắt khi khóc hoặc từ khi mới sinh.
Những em có tật tim bẩm sinh thường bú hoặc ăn kém, khi bú dễ bị mệt, có khi phải ngưng lại để thở rồi mới bú tiếp. Do đó, trẻ chậm lên cân, thậm chí sụt cân, chậm mọc răng, chậm biết lật, bò, đứng và đi hơn so với trẻ bình thường. Trong một số trường hợp, trẻ mang tật tim bẩm sinh nhưng không có biểu hiện gì, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe. Một số bệnh khác cũng đi kèm với tật tim bẩm sinh như hội chứng Down, sứt môi - chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay, ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ...
Nguyên nhân dị tật tim bẩm sinh ở trẻ
Dị tật tim bẩm sinh là hiện tượng có bất thường trong cấu trúc của buồng tim, các vách ngăn, van tim và những mạch máu lớn xuất phát từ tim. Một số nguyên nhân của tật tim bẩm sinh là :
- Do bất thường của các nhiễm sắc thể số 13, 18, 21 (gây hội chứng Down), số 22, hoặc các nhiễm sắc thể giới tính như XO (gây hội chứng Turner), XXY (hội chứng Klinefelter). Những bất thường này không di truyền mà xảy ra ở một thế hệ.
- Do di truyền trong gia đình khiến tật tim bẩm sinh xảy ra trong nhiều thế hệ của gia tộc. Nguyên nhân này chiếm khoảng 3% các trường hợp mắc bệnh.
- Do môi trường sống tác động lên cơ thể của bà mẹ lúc mang thai như tia phóng xạ, tia quang tuyến X, hóa chất, rượu, thuốc, đặc biệt là các thuốc an thần, thuốc nội tiết tố; hoặc mẹ mắc một số bệnh do siêu vi trùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ như quai bị, rubéole, herpès...
- Do mẹ mắc một số bệnh như tiểu đường, lupus đỏ...
Làm thế nào để tránh cho trẻ bị tật tim bẩm sinh
Tốt nhất là trước khi dự định mang thai, mẹ nên khám sức khỏe định kỳ, chủng ngừa một số bệnh như sởi, quai bị, rubéole, viêm gan siêu vi B và điều trị các bệnh tiểu đường, lupus đỏ... nếu có. Trong quá trình mang thai, bà mẹ phải thường xuyên theo dõi thai kỳ tại cơ sở y tế. Tránh uống rượu, tiếp xúc với các hóa chất, độc chất, không chụp hình bằng tia X. Khi dùng bất cứ thuốc gì đều phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Chẩn đoán và điều trị
Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng bệnh, cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để được chẩn đoán chính xác. Hiện nay trên thế giới, phần lớn các trường hợp tật tim bẩm sinh được điều trị khỏi bằng phẫu thuật, sửa chữa những khuyết tật trong tim, hoặc các biện pháp điều trị can thiệp khác mà không cần phẫu thuật. Ở TP HCM, Viện Tim đã tiến hành phẫu thuật được một số tật tim bẩm sinh như thông liên thất, thông liên nhĩ, ống động mạch, tứ chứng Fallot, hẹp động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ...
Những trẻ có tật tim bẩm sinh không thể phẫu thuật được hoặc đang trong thời gian chờ phẫu thuật cần được điều trị và theo dõi định kỳ tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như suy tim, cơn khó thở tím hoặc nhiễm trùng nặng.
Đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý đến vấn đề chăm sóc vệ sinh răng miệng của trẻ có tật tim bẩm sinh. Nếu cần nhổ răng, cha mẹ phải thông báo cho nha sĩ biết bệnh của trẻ để các em được uống kháng sinh dự phòng nhiễm trùng trước và sau nhổ.
Theo SKDS
Chăm sóc trẻ bị tứ chứng Fallot Tứ chứng fallot là bệnh tim bẩm sinh có tím thường gặp nhất, chiếm 75% các trường hợp tim bẩm sinh tím ở trẻ trên 1 tuổi , gồm 4 tật trong tim (tứ chứng) là: thông liênthất, hẹp động mạch phổi, động mạch chủ cưỡi ngựa trên vách liên thất, dày thất phải. Các tật tim này làm giảm máu lên phổi...