Bệnh tim bẩm sinh
Với bệnh nhân bị bệnh tim bẩm sinh, việc điều trị chậm trễ sẽ khiến bệnh tình diễn tiến phức tạp.
Ảnh chỉ có tính minh họa – Ảnh: Shutterstock
Thấy khỏe hơn, nhưng bệnh nặng hơn
Dị tật tim bẩm sinh ban đầu là những dạng khá đơn giản như còn ống động mạch, thông liên thất, thông liên nhĩ, đều có thể điều trị thành công rất cao, chất lượng đời sống sau phẫu thuật rất tốt. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên bệnh nhân không được khám và điều trị kịp thời. Đa phần là do gia đình không đủ điều kiện để trả chi phí phẫu thuật. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sau một thời gian thấy con mình “có vẻ đỡ”, tưởng hết bệnh nên thôi không quan tâm nữa. Nguy hiểm hơn, một số người tin rằng khi đứa trẻ lớn lên sẽ đủ sức “lướt” bệnh.
Trên thực tế, có những dạng bệnh tim bẩm sinh với khuyết tật nhỏ, sau một thời gian lỗ thông trong tim có thể tự đóng lại. Tuy nhiên, ở những trẻ có lỗ thông lớn thì khả năng này khó xảy ra hơn. Việc một trẻ đã được chẩn đoán tim bẩm sinh, sau một thời gian bị viêm phổi tái đi tái lại bỗng trở nên khỏe hơn, ít bị viêm phổi hơn, đây có thể là giai đoạn rất đáng báo động do tình trạng tăng áp phổi. Cần phải phát hiện và phẫu thuật kịp thời trong giai đoạn này, vì nếu để chậm hơn nữa, mạch máu phổi sẽ bị tổn thương không hồi phục, luồng máu đảo chiều và không cho phép phẫu thuật.
Với những trẻ có bệnh tim gây tím do có sự trộn lẫn máu đen vào máu đỏ, việc không điều trị kịp thời cũng sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm như tím ngất, tổn thương não, chậm phát triển, áp xe não. Đặc biệt, những trẻ này nếu không sớm đưa đến các cơ sở y tế thì việc điều trị sau đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Cần phát hiện sớm
Hiện nay có rất nhiều chương trình từ thiện hỗ trợ bệnh nhân nghèo mắc bệnh tim bẩm sinh, nên các bệnh nhi có gia cảnh khó khăn vẫn có thể được điều trị và phẫu thuật nếu được phát hiện sớm.
Video đang HOT
Với những trẻ sinh ra đã bị tím hoặc tím sau vài tháng thì khả năng bị bệnh tim bẩm sinh là rất cao, cần được đưa đến các cơ sở y tế có khả năng thực hiện siêu âm tim bẩm sinh để được khám.
Với những trẻ không tím thì việc phát hiện có khó hơn, thậm chí khó ngay cả với bác sĩ. Tuy nhiên cần phải nghi ngờ khi thấy đứa trẻ thường xuyên viêm phổi, chậm lớn, thở nhanh, vã mồ hôi, lồng ngực nhô bất thường kiểu ức gà. Các bác sĩ từng gặp một số phụ huynh phát hiện con bị tim bẩm sinh khi sờ tay lên ngực con và cảm giác tim con mình “rù rù” như sờ lưng một con mèo.
Phát hiện bệnh tim bẩm sinh không phải dễ dàng nhưng phụ huynh cần cảnh giác và đưa con em đến khám khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường vừa nêu. Hiện nay siêu âm tim có khả năng chẩn đoán rất tốt. Đây lại là một xét nghiệm không gây đau đớn, không có hại. Đừng để một căn bệnh có thể chữa trị lại trở thành một căn bệnh vô phương.
TS-BS Lê Minh Khôi
(BV Đại học Y Dược TP.HCM)
Theo TNO
Da trẻ không hồng hào là dấu hiệu của bệnh gì?
Mắc bệnh tim bẩm sinh, thiếu máu, chức năng phổi trục trặc là 3 yếu tố bệnh lý có thể khiến da trẻ luôn trong tình trạng xanh tím.
Trẻ không nhận được đủ oxy
Một làn da mịn màng, sáng khỏe là làn da được nuôi dưỡng và cung cấp đầy đủ oxy và nước. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng oxy và nước là nhân tố cực kỳ quan trọng đối với "sự sống" của làn da.
Lượng oxy dự trữ đủ trong phổi có chức năng tái tạo hồng cầu và tế bào máu khiến làn da trẻ luôn hồng hào, khỏe mạnh. Thiếu oxy, da trẻ dễ trở nên xanh tím.
Bạn có thể kiểm tra việc thiếu oxy trong máu bằng cách xem xét màu sắc da trên toàn cơ thể của bé. Nếu có màu hơi xanh ở khắp nơi (nhất là vùng có nhiều mạch máu chảy tới như môi, lưỡi, vùng kín) thì có thể bé mắc vấn đề về tim hoặc phổi. Nếu vùng da xanh phổ biến hơn, xuất hiện ở chân, tay, vùng quanh miệng bé thì có thể do quá trình tuần hoàn của bé còn non nớt. Trường hợp này bạn nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ tìm cách điều trị.
Trẻ thiếu máu
Trẻ bị thiếu máu rất khó nhận biết vì bệnh thường không có triệu chứng nào rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh vẫn ó các dấu hiệu thấy được như: da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mệt hơn những trẻ khác.
Tốc độ lưu thông máu trong cơ thế trẻ quá chậm; kết quả là máu và oxy không được tuần hoàn tốt và khiến da trẻ xanh xao. Trường hợp này, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung viên săt cho trẻ trong một khoảng thời gian.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ được bổ sung viên sắt thường lười ăn và ăn kém ngon miệng. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng viên sắt cho trẻ.
Trẻ bị tim bẩm sinh, da sẽ bị tím tái. Ảnh minh họa.
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh
Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật ở tim của trẻ (có thể tại vách tim hay van tim và các mạch máu lớn) đã xảy ra trong thời kỳ bào thai, trước khi trẻ được sinh ra (thường xảy ra trong tám tuần lễ đầu tiên của quá trình phát triển bào thai).
Trẻ có tật tim bẩm sinh là trẻ khi mới vừa sinh ra đã có những bất thường trong cấu trúc của buồng tim, các vách ngăn trong tim, các van tim, những mạch máu lớn xuất phát từ tim.
Có đến 50% trường hợp bệnh tim bẩm sinh không xác định được nguyên nhân; số còn lại do 2 nguyên nhân: Thứ nhất là do di truyền, do đột biến gene hay đột biến nhiễm sắc thể trong quá trình mang thai, hoặc di truyền từ thế hệ trước. Thứ hai làdo tác động của môi trường: Do lúc mang thai, người mẹ mắc bệnh, bị nhiễm trùng, nhiễm virus (đặc biệt là cúm và Rubeole), uống rượu quá nhiều, ngộ độc hóa chất và các thuốc chữa bệnh hoặc bị ảnh hưởng của tia phóng xạ.
Các bác sĩ khuyến cáo rằng, làn da của trẻ lý tưởng nhất là luôn hồng hào. Mặc dù trẻ khó thở, làn da toàn thân có biến đổi chút ít nhưng da trẻ sẽ trở lại bình thường ngay sau đó.
Trường hợp môi, da đầu ngón tay, ngón chân trẻ luôn trong tình trạng xanh tím, có khả năng trẻ mắc bệnh tim. Khi trẻ mắc bệnh, tuần hoàn máu trong tim trẻ thường bị rối loạn, cơ thể trẻ sẽ thiếu oxy, khiến trẻ bị tím môi và tím đầu ngón chân, tay.
Ngoài ra, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh thường khá yếu, kém hoạt động. Khi trẻ bú hoặc quấy khóc, làn da của trẻ tở nên tím tái. Trẻ tăng cân chậm, đổ mồ hôi, sức đề kháng kém nên dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp. Trẻ cũng có hiện tượng thở co rút lồng ngực mỗi lần hoạt động nhiều.
Tốt nhát, bạn nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ và có biện pháp điều trị thích hợp.
Theo Vnmedia
Mẹ cần làm gì để con tránh bị dị tật bẩm sinh? Mẹ đừng đợi khi có thai rồi mới quan tâm đến chuyện tránh khuyết tật bẩm sinh cho bé. Có những việc mẹ nên "bắt tay" làm từ trước khi mang thai và duy trì trong suốt thai kỳ để chống dị tật cho con yêu. 1. Khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai Một số bệnh bạn đang mang có...